【kèo bóng đá 88 trực tiếp】Xuất khẩu thủy sản chật vật… về đích
Thủy sản đóng vai trò quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu chung của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên,ấtkhẩuthủysảnchậtvậtvềđkèo bóng đá 88 trực tiếp do tác động của nhiều nguyên nhân khiến xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 8,24 tỉ USD, giảm gần 18,9%. Hiện, các ngành chức năng cùng doanh nghiệp... nỗ lực gia tăng xuất khẩu vào thời điểm cuối năm.
Chế biến cá tra xuất khẩu ở Nhà máy thủy sản Ấn Độ Dương (Khu công nghiệp Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ). Ảnh: H.TÂN
Người nuôi và doanh nghiệp đều khó
Ông Phạm Văn Hải, ở xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), bộc bạch: “Mấy tháng qua, hầu hết người nuôi tôm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khá chật vật, bởi ảnh hưởng giá thấp. Gần đây giá có cải thiện và nông dân kỳ vọng thời điểm cuối năm việc tiêu thụ tôm sẽ mạnh lên nhằm bù đắp cho thời gian đầu ì ạch”. Cụ thể, tôm thẻ loại 50 con/kg hiện có giá khoảng 115.000 đồng/kg; tôm sú loại 40 con/kg giá 105.000 đồng/kg; tôm càng xanh loại 20 con/kg giá khoảng 100.000 đồng/kg…, dù có cải thiện so với các tháng trước, nhưng vẫn còn thấp hơn năm 2022.
Lãnh đạo Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Bạch Linh (tỉnh Bạc Liêu) cho hay, lạm phát trên thế giới đã ảnh hưởng đến chi phí đầu vào tăng, đồng Euro mất giá, nhu cầu tiêu thụ giảm; ngoài ra tôm của Việt Nam phải cạnh tranh với tôm giá rẻ từ Ecuador… Từ đó, khiến xuất khẩu những tháng đầu năm 2023 khó khăn. Vài tháng nay tình hình có cải thiện và công ty đang đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; mở rộng thị trường Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Để gia tăng xuất khẩu vào cuối năm, công ty cần sự hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi nhằm mở rộng, nâng cấp máy móc trang thiết bị để chế biến sản phẩm chất lượng đáp ứng những thị trường khó tính.
Đối với việc nuôi và xuất khẩu cá tra cũng tương tự. Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc HTX dịch vụ thủy sản Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, cho hay: “Các doanh nghiệp đang mua cá tra nguyên liệu khoảng 26.000 đồng/kg, trong khi chi phí giá thành sản xuất là 28.000 đồng/kg nên người nuôi chịu lỗ. Sở dĩ giá thành nuôi cá ngày càng cao là do tình hình dịch bệnh, nguồn giống suy giảm chất lượng dẫn đến tỷ lệ hao hụt nhiều, cộng với thức ăn giá cao và thời gian nuôi kéo dài… Để cá tra tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì bài toán giảm giá thành cần nhanh chóng tính đến”.
Theo lãnh đạo HTX nuôi thủy sản Đại Thắng, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, thị trường cá tra năm nay biến động quá lớn, khiến người nuôi trở tay không kịp. Vào những tháng trước đây, giá cá tra đảm bảo cho người nuôi có lãi, nhưng đa số bà con ở đây đều không được hưởng lợi nhiều, vì không có cá để bán. Niềm vui ngắn, giá tăng chưa được bao lâu thì đã quay đầu giảm mạnh, thấp hơn giá thành sản xuất, khiến nhiều người nuôi bị lỗ nặng.
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA), tính đến cuối tháng 10-2023 vùng ĐBSCL nuôi cá tra trên 5.319ha, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2022; thu hoạch 3.663ha, tăng 34%, sản lượng hơn 1,33 triệu tấn... Đối với xuất khẩu cá tra trong 11 tháng đầu năm 2023 ước đạt khoảng 1,7 tỉ USD, giảm 26% so cùng kỳ. Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch VINAPA, chia sẻ: “Gần đây nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá tra trên thế giới có cải thiện, nhất là dịp lễ Giáng sinh và đón năm mới 2024. Những thị trường như Mỹ, Trung Quốc, khối CPTPP… đều tăng số lượng đơn đặt hàng; dù sự phục hồi chưa mạnh mẽ như mong muốn nhưng dấu hiệu đã có cải thiện”.
Người nuôi cá tra ở An Giang gặp khó khi giá cá sụt giảm dưới mức giá thành sản xuất. Ảnh: H.TÂN
Nỗ lực gỡ khó
Là một trong những doanh nghiệp có vùng nuôi lớn và năng lực chế biến xuất khẩu cá tra hàng đầu ở ĐBSCL, ông Nguyễn Văn Đạo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần thủy sản Gò Đàng (tỉnh Tiền Giang), nhìn nhận: “Từ khi xảy ra dịch Covid-19 thì ngành cá tra đã gặp khó, song năm nay lại càng khó hơn bởi nhu cầu của các quốc gia nhập khẩu lớn về mặt hàng này giảm mạnh. Hiện nay, tình hình “ăn hàng” của thế giới đã tốt lên, song giá cả xuất khẩu các sản phẩm cá tra ra châu Âu, châu Á, Mỹ… tăng chậm và còn dao động ở mức thấp, khiến các doanh nghiệp chưa mạnh dạn giao hàng. Trước mắt, doanh nghiệp nỗ lực đàm phán để nâng giá xuất cho nhu cầu tiêu thụ đón năm mới 2024; đồng thời mở thêm các thị trường tiềm năng. Một khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới tăng lên sẽ kéo giá tăng theo và việc đẩy mạnh xuất khẩu mới có hiệu quả”.
Cũng theo ông Đạo, do thị trường vẫn còn ở trạng thái tăng chậm so với các năm trước; vì vậy từ nay đến cuối năm đa phần các doanh nghiệp không tuyển thêm công nhân, mà chỉ duy trì việc làm cho số lao động hiện tại. “Hoạt động của năm 2023 gặp những khó khăn nhất định; thế nhưng doanh nghiệp chúng tôi đã lên kế hoạch đảm bảo lương và chế độ thưởng Tết Nguyên đán 2024 đầy đủ cho tất cả nhân viên và công nhân lao động”, ông Nguyễn Văn Đạo thông tin thêm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch VINAPA dự báo, xuất khẩu cá tra năm 2023 về đích khoảng 1,7 tỉ USD, giảm khoảng 28% so năm trước. Điều này chúng ta phải chấp nhận trong tình hình thế giới có nhiều biến động. Song, vấn đề mang tính sống còn đối với ngành cá tra là cấp bách khắc phục hàng loạt hạn chế. Theo đó, cải thiện nhanh chất lượng con giống đã suy giảm từ nhiều năm qua làm ảnh hưởng chất lượng cá tra thương phẩm. Việc này, mấy năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai đề án “giống cá tra 3 cấp” cho các địa phương; do đó cần hoàn thiện sớm để triển khai rộng rãi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người nuôi áp dụng. Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra về chất lượng, quản lý chặt tỷ lệ mạ băng, độ ẩm… của các sản phẩm cá tra trước khi xuất ra thế giới; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tránh sự cạnh tranh lẫn nhau, đồng thời đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị từ người nuôi đến doanh nghiệp sản xuất thức ăn, doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hàng… để thống nhất sản lượng nuôi, thời vụ thu hoạch, sản phẩm chế biến và giá cả xuất khẩu… Có như vậy, ngành cá tra mới thoát khỏi cảnh bị đọng như hiện nay.
Đối với con tôm, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính hết tháng 11-2023, kim ngạch xuất khẩu hơn 3,1 tỉ USD, giảm 22% so với cùng kỳ; để đạt được con số 3,6 tỉ USD thì còn rất nhiều việc phải làm. Trước mắt cần tận dụng lợi thế địa lý để đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào thị trường Trung Quốc, nhất là tôm sú. Ở thị trường châu Âu cần tăng cường xuất tôm hữu cơ, các mặt hàng giá trị gia tăng; đồng thời tận dụng triệt để lợi thế từ EVFTA nhằm tăng sức cạnh tranh… Về lâu dài phải giải cho được bài toán về chất lượng con giống suy giảm, chi phí đầu vào cao, chi phí logistic cao, tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, dịch bệnh… dẫn đến giá thành tôm của Việt Nam cao hơn thế giới, gây bất lợi về cạnh tranh.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, mỗi thị trường trên thế giới có một đặc thù riêng, do vậy cần nghiên cứu, cập nhật thường xuyên về thị hiếu tiêu dùng, chủng loại sản phẩm, dung lượng thị trường, mức độ cạnh tranh với các nước cùng sản xuất và xuất khẩu, để làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển thị trường hợp lý. Cục Xúc tiến thương mại sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển những mặt hàng thủy sản giá trị gia tăng cao, đa dạng hóa sản phẩm chế biến phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường, hướng tới phân khúc các thị trường cao cấp với giá bán cao hơn. Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp trong phát triển thương hiệu thủy sản, nhất là sản phẩm tôm có thương hiệu của Việt Nam đạt các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các thị trường xuất khẩu…
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển của nền kinh tế Việt Nam, với quy mô ngày càng mở rộng. Thương hiệu thủy sản Việt không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được đón nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đến nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2022 lần đầu tiên cán đích 11 tỉ USD. Tuy vậy, gần đây sản xuất và xuất khẩu thủy sản đối mặt nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường; sức mua giảm sút, sự cạnh tranh trong chuỗi cung ứng ngày càng cao… Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2023 đạt khoảng 9 tỉ USD… |
H.TÂN - H.THU
(责任编辑:World Cup)
- ·Người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, chung tay chống đại dịch Covid
- ·Việt Nam and China continue to accelerate people
- ·Party leader congratulates Chinese Party General Secretary on re
- ·Prime Minister leaves Hà Nội, starting official visit to Cambodia
- ·Không lập hoá đơn khi bán hàng hoá sẽ bị phạt tiền 1 lần số thuế trốn
- ·Việt Nam treasures Strategic Partnership with Germany: Party chief
- ·ASEAN must work together to create new growth engines: PM
- ·Việt Nam and China boost cooperation in legislative work
- ·Ngôi sao điện ảnh Dương Tử Quỳnh thảo luận bàn tròn với các 'Đại sứ nhỏ' Vinschool
- ·Ambassador presents credentials to Timor Leste’s President
- ·Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch Covid
- ·Việt Nam, China sign 13 cooperation documents in Party leader's visit
- ·Vietnamese PM suggests cooperation priorities at ASEAN Global Dialogue
- ·Việt Nam gives top priority to developing ties with China: PM
- ·Hà Nội: Đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm TTHC gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp
- ·Party chief Nguyễn Phú Trọng to visit China at Xi Jinping's invitation
- ·President leaves for Thailand visit, 29th APEC Economic Leaders’ Meeting
- ·Việt Nam joins preparatory meeting for 40th, 41st ASEAN Summits
- ·Giá bán vàng SJC cao hơn vàng thế giới xấp xỉ 18 triệu đồng/lượng
- ·Ambassador presents credentials to Timor Leste’s President