【vitesse – nec】Sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội về mức thuế suất đối với phân bón
Nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội thống nhất với việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%.
Quang cảnh khai mạc phiên họp.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp thứ 39,ẽxinýkiếnđạibiểuQuốchộivềmứcthuếsuấtđốivớiphânbóvitesse – nec sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Việc chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5% là nội dung có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường.
Bên cạnh đó, Chính phủ còn chưa nhất trí với dự thảo Luật sau tiếp thu, chỉnh lý về một số nội dung như mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng, quy định không phải nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào...
Xin ý kiến đại biểu về mức thuế với phân bón
Báo cáo một số vấn đề còn ý kiến khác nhau trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Lê Quang Mạnh cho hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, chuyển phân bón, máy móc nông nghiệp và tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5% như được thể hiện tại dự thảo Luật và Báo cáo giải trình tiếp thu số 1035/BC-UBTVQH15 đã trình Quốc hội.
Tại phiên thảo luận tại Hội trường, đã có nhiều đại biểu phát biểu về nội dung này, trong đó đa số ý kiến thống nhất với dự thảo Luật và nội dung giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, một số ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành.
Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách đã hoàn thiện nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, bổ sung các số liệu và thông tin như đề nghị của đại biểu Quốc hội, thể hiện tại dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu. Nội dung này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ như thể hiện tại dự thảo Luật của Chính phủ.
Tuy nhiên, tại phiên thảo luận tại Hội trường vẫn có một số đại biểu Quốc hội chưa thống nhất về nội dung này, vì vậy Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội.
Liên quan đến nội dung này, nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội thống nhất với việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết dù hai cơ quan soạn thảo và thẩm tra đã thống nhất, tuy nhiên, đây là vấn đề đại biểu quan tâm nên cần lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội. Để lấy ý kiến, cơ quan soạn thảo cần cung cấp đầy đủ thông tin cho đại biểu về thị phần phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu, tác động của chính sách, để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, nên có thêm các phương án, bởi có đại biểu đã có văn bản đề xuất mức thuế là 2%, cơ quan soạn thảo phối hợp với cơ quan thẩm tra xử lý thêm phương án này.
Cũng tán thành với phương án lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về mức thuế này, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm, không nên lấy phiếu là không đánh thuế, mà phải có đánh thuế 0%, 2% hoặc 5%, quan trọng là bảo vệ nền sản xuất phân bón trong nước. Ông phân tích hiện nay có 3 loại đối tượng: các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, doanh nghiệp nhập khẩu và nông dân. Tỷ trọng của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước hiện khá lớn, không đánh thuế nên các doanh nghiệp này không được hoàn thuế và vì vậy chi phí sản xuất lớn, không cạnh tranh được. Vì vậy phải đánh thuế để hoàn thuế cho doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất trong nước.
"Nếu lấy ý kiến thì đề nghị có đánh thuế và thuế suất bằng 0 thì vẫn hoàn thuế được và bảo vệ được sản xuất trong nước. Phương án 5% thì có nguồn thu, 5% đó Chính phủ, Quốc hội sẽ cấp lại cho nông dân. Nếu đánh thuế 5%, hoàn thuế cho doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có điều kiện đẩy mạnh sản xuất, giảm giá thành và nông dân cũng được hưởng," Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói.
Băn khoăn mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Về mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng (khoản 25 Điều 5), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết dự thảo Luật sau tiếp thu, chỉnh lý đã quy định mức ngưỡng 200 triệu đồng/năm. Chính phủ đề nghị giữ nội dung này như dự thảo Luật đã trình tại Kỳ họp thứ 7, theo đó, giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế để bảo đảm kịp thời điều hành phù hợp với thực tiễn và bối cảnh kinh tế-xã hội thay đổi.
Chính phủ cho rằng việc nâng mức ngưỡng doanh thu không chịu thuế là đi ngược chủ trương khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Các ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường không đề nghị giao Chính phủ quy định mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; có ý kiến đề nghị nâng mức ngưỡng doanh thu này lên trên mức 200 triệu, có ý kiến đề nghị mức trên dưới 300 triệu đồng hoặc 400 triệu đồng cho những năm tới.
Về vấn đề này, phương án của Chính phủ là chưa phù hợp vì Hiến pháp đã quy định "các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định;" mức ngưỡng doanh thu không chịu thuế liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế (trong trường hợp này là những cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập thấp trong xã hội - tương đương doanh thu 8,3 triệu đồng/tháng theo mức hiện hành là 100 triệu đồng/năm). Nội dung này cần được quy định trong Luật như hiện hành. Việc tăng lên mức 200 triệu đồng/năm như dự thảo Luật (tương đương 16,6 triệu đồng/tháng) là mức rất thấp, các hộ có mức doanh thu dưới ngưỡng này khó có thể chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Cơ quan soạn thảo đã thống nhất với mức ngưỡng 200 triệu đồng/năm và bỏ quy định điều chỉnh theo CPI. Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách cũng thống nhất với phương án xử lý này. Tuy nhiên, Cơ quan soạn thảo nhấn mạnh nội dung này cần xin lại ý kiến Lãnh đạo Chính phủ để có thể đạt được sự thống nhất. Vì vậy, Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo đối với nội dung này.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, nên quy định cụ thể mức chịu thuế trong dự thảo luật. Trường hợp cần thiết điều chỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể điều chỉnh được, bởi hàng tháng Ủy ban Thường vụ vẫn họp, thậm chí hàng tuần cũng họp được, vẫn đảm bảo tính minh bạch.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết Thủ tướng rất tha thiết đề nghị giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế. Ở góc độ thực thi, Cơ quan soạn thảo thấy rằng mức doanh thu 200 triệu đồng cũng là phù hợp.
Sáng cùng ngày, Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Samsung Việt Nam sẽ hỗ trợ cải tiến cho 20 doanh nghiệp trong năm nay
- ·Việt Nam calls for Macau’s relaxation of visa policy
- ·Việt Nam Coast Guard attends 18th ReCAAP ISC Governing Council Meeting
- ·Việt Nam attends dialogue with Secretary General of La Francophonie
- ·Hà Tĩnh: Gần 200 gốc bưởi bị kẻ gian đốn hạ
- ·Việt Nam facilitates coal
- ·PM Chính arrives in Melbourne, begins official visit
- ·Việt Nam, New Zealand to reinforce all
- ·Bắc Kạn: Hai ô tô đâm nhau trực diện khiến một người tử vong, xe con bị vò nát
- ·Ministry inspects IUU fishing prevention in Bình Định
- ·Thợ săn kho báu nghiệp dư ăn may ‘vớ’ được nhẫn vàng 1.800 năm tuổi
- ·Vietnamese, Lao parliaments step up cooperation
- ·Party official welcomes new Lao ambassador
- ·Việt Nam, Cambodia forge stronger ties
- ·Nhiều ý kiến ủng hộ kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu qua một đầu mối
- ·Vice State President begins working trip to United Nations, US
- ·Điện Biên Phủ Campaign
- ·Ministries make greater efforts to bring laws, resolutions to life
- ·Tập trung thực hiện các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi rác thải nhựa
- ·PM’s visit to tighten Việt Nam