【nha cai oxbet】Cấp bảo lãnh Chính phủ: Cần tạo sân chơi bình đẳng
Thưa ông,ấpbảolãnhChínhphủCầntạosânchơibìnhđẳnha cai oxbet Nghị định về cấp quản lý bảo lãnh Chính phủ đang được Bộ Tài chính soạn thảo có điểm nào khác biệt với những quy định hiện hành?
Khi nhắc đến điểm mới của dự thảo Nghị định chúng tôi đang hoàn thiện, điểm rõ nhất là gộp chung các nội dung về quản lý bảo lãnh của 2 ngân hàng chính sách là Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội vào, thay vì chỉ quy định việc cấp quản lý bảo lãnh với các dự án đầu tư phát triển của các tập đoàn, tổng công ty như trước kia. Như vậy, việc cấp quản lý bảo lãnh của Chính phủ được tập trung chỉ ở trong 1 Nghị định thay vì trải ra 2 Nghị định về cấp quản lý bảo lãnh thông thường và cấp quản lý bảo lãnh phát hành trái phiếu, trong đó có phát hành trái phiếu của 2 ngân hàng chính sách.
Một điểm nữa cũng dễ nhận ra là danh mục các lĩnh vực, ngành nghề được ưu tiên cấp bảo lãnh của Chính phủ không còn nữa. Nguyên nhân là do chúng tôi nhận thấy rằng, cùng với sự phát triển của xã hội thì các ngành nghề lĩnh vực cũng có sự chuyển đổi rất nhanh và kịp thời. Vấn đề đặt ra là, nếu chúng ta đưa ra danh mục các đối tượng, lĩnh vực ngành nghề được ưu tiên cấp bảo lãnh thì đến một lúc nào đó danh mục này sẽ bị lạc hậu so với sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, chúng tôi thực hiện việc quản lý bảo lãnh trở về “mặt trận” tài chính trên nguyên tắc đảm bảo an toàn nợ công. Có nghĩa là chúng tôi quản lý vấn đề hạn mức vay nợ của nợ công, trong đó hạn mức vay bảo lãnh của Chính phủ là một trong những tiêu chí kinh tế vĩ mô quan trọng chứ không đưa ra các vấn đề liên quan đến lĩnh vực ưu tiên nữa.
Một điểm quan trọng khác là 3 mức cấp bảo lãnh (70%, 60% và 50% tổng mức đầu tư) sẽ được rút gọn lại còn 2 mức (70 và 60% tổng mức đầu tư) để hạn chế sự phức tạp.
Cuối cùng là quy định về thu phí từ các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và các khoản trái phiếu do 2 ngân hàng chính sách phát hành cũng được Chính phủ bảo lãnh. Trước kia, các ngân hàng chính sách xã hội khi được bảo lãnh thì nghiễm nhiên không phải mất khoản phí nào. Việc Luật Quản lý nợ công đưa ra quy định thu phí nhằm mục đích để các ngân hàng chính sách nâng cao trách nhiệm trong quản lý sử dụng vốn. Và mức thu phí không phải là cao, thực tế là mức thấp nhất trong các biểu phí bảo lãnh của Chính phủ, 0,2%/năm.
Trong bối cảnh nợ công đang tăng, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ cũng nặng nề hơn thì việc siết chặt cấp quản lý bảo lãnh của Chính phủ là một trong những giải pháp cần thiết phải thực hiện. Song, một số ý kiến cho rằng việc siết chặt này sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý dòng tiền của nhiều DN, tập đoàn. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Điều này cũng khá dễ hiểu. Trước kia, việc cấp và quản lý bảo lãnh có thể nói là đơn giản hơn. Miễn là dự án được đánh giá là có đóng góp vào sự phát triển của kinh tế - xã hội, có hiệu quả về tài chính hay nằm trong lĩnh vực ưu tiên thì sẽ được xem xét cấp bảo lãnh. Tuy nhiên, việc cấp bảo lãnh Chính phủ tới đây sẽ phải siết chặt lại.
Điều này trước tiên sẽ hạn chế rủi ro đến nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ (nợ Chính phủ bảo lãnh). Thứ hai là, trước kia DN của chúng ta còn yếu, cần nhiều đến sự hỗ trợ của Chính phủ để tiếp cận được những nguồn vốn vay mà các tổ chức tín dụng chỉ đồng ý cho vay khi có sự bảo lãnh của Chính phủ. Nhưng đến nay, khi Việt Nam đã thành nước có thu nhập trung bình, hệ số tín nhiệm của Việt Nam đã ngày càng tăng lên thì chúng ta cần phải tạo một sân chơi bình đẳng. Không thể tiếp tục duy trì tình trạng cùng là DN nhưng DN này được bảo lãnh còn DN khác thì không mặc dù hoạt động trên cùng một lĩnh vực. DN phải tiếp cận đến các ngân hàng thương mại để vay vốn mà không cần bảo lãnh của Chính phủ. Ngân hàng sẽ là đơn vị đánh giá hiệu quả các dự án của DN có thực sự thuyết phục để cho vay hay không.
Chính phủ chỉ hỗ trợ đối với những dự án thực sự quan trọng, có ý nghĩa lớn với quốc gia đúng theo tinh thần của Luật Quản lý nợ công 2017.
Việc có quá nhiều văn bản hướng dẫn cũng là một trở ngại cho các DN tiếp cận với những quy định mới. Với dự thảo Nghị định này Bộ Tài chính xây dựng theo cách thức nào để đảm bảo đầy đủ, dễ tiếp cận, thưa ông?
Nợ Chính phủ bảo lãnh hiện đang là một trong những vấn đề được Chính phủ cũng như Quốc hội rất quan tâm và yêu cầu Bộ Tài chính thắt chặt việc thẩm định cấp cũng như quản lý bảo lãnh nhằm hạn chế các rủi ro trong phát sinh nghĩa vụ nợ dự phòng khi xảy ra các vấn đề ở các dự án được bảo lãnh. Vì vậy, việc xây dựng dự thảo Nghị định phải đảm bảo thắt chặt hơn nữa việc cấp quản lý bảo lãnh, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các chủ dự án trong việc chuẩn bị hồ sơ, chuẩn bị năng lực tài chính của mình khi yêu cầu Chính phủ bảo lãnh cho các dự án đó.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng quán triệt tinh thần các quy định đưa ra phải rõ ràng, trước tiên là thông qua việc kế thừa Nghị định 04/2017/NĐ-CP và Nghị định 15/2011/NĐ-CP về nội dung này đã được Chính phủ triển khai trong nhiều năm.
Về mặt hình thức, hiện nay, quy định về cấp quản lý bảo lãnh của Chính phủ ngoài được hướng dẫn tại Nghị định 04 còn được tham chiếu bởi 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 2 Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Để đơn giản hơn, dự thảo Nghị định mới dự kiến chỉ có 1 thông tư hướng dẫn về thông tin DN phải báo cáo theo yêu cầu tối thiểu trong việc cấp quản lý bảo lãnh như tình hình vay nợ, rút vốn, trả nợ,... Như vậy, chúng tôi đã giảm bớt được 2 văn bản chính sách tham chiếu so với Nghị định cũ.
Ông kỳ vọng điều gì khi Nghị định này chính thức được ban hành?
Chúng tôi kỳ vọng các DN sẽ ghi nhận nỗ lực của Chính phủ trong việc chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề cung cấp vốn cho các dự án tín dụng đầu tư phát triển. Như vậy, DN sẽ chấp nhận việc cấp quản lý bảo lãnh của Chính phủ sẽ ngày càng trở nên chặt chẽ hơn.
Một điều nữa như đã nói ở trên, chúng tôi mong muốn tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các DN; muốn các DN tiếp cận các ngân hàng và tổ chức tài chính theo đúng nguyên tắc của thị trường chứ không cần dựa vào sự hỗ trợ của Chính phủ.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bài 1: Cuồn cuộn sông dữ
- ·Honda Shadow 400 đời 1997 lột xác như mới của biker Hải Phòng
- ·Đức: Học lái xe lơ mơ, tốn hơn trăm triệu đồng
- ·Tuyệt đỉnh công phu, tạo bắp rang bơ bằng pô xe máy
- ·Phiêu lưu 'Máy bay bà già' yêu trai trẻ
- ·Tưng bừng chương trình “Chào Xuân
- ·Bê tông rơi trúng siêu xe, một người chết
- ·TP.HCM: Từ 1
- ·Nhịp cầu thơ
- ·Xe máy tay ga rung giật mạnh, phải làm sao?
- ·Xe tải chở cát băm nát đường đê sông Hồng
- ·Seat giới thiệu mẫu xe Ibiza Facelift 2015 mới
- ·Trường Quốc tế Mỹ sẽ bị đình chỉ hoạt động nếu không đảm bảo điều kiện
- ·Ô tô độ đèn LED siêu sáng: Cánh tài xế nói gì?
- ·Túi Vải Trung Thành
- ·Học sinh THPT tài năng được tiếp cận chương trình đại học
- ·Biểu tình Áo vàng lại đốt phá xe sang tại Paris
- ·Bắc Kạn nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn
- ·Chán bạn gái tuổi teen, em yêu chị cơ!
- ·Tin tặc có thể lấy cắp thông tin cá nhân qua wifi của xe ô tô