【bd bxh hang nhat anh】Doanh nghiệp nỗ lực đưa sản phẩm ra “biển lớn”
Gắng sức tìm cơ hội
Các sản phẩm công nghiệp nông thôn từ trước đến nay thường tập trung tại DN thuộc các làng nghề truyền thống,ệpnỗlựcđưasảnphẩmrabiểnlớbd bxh hang nhat anh sản xuất dựa trên kinh nghiệm lâu năm và truyền thống gia đình truyền lại, nên sản phẩm chưa có nhiều sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng cũng như ít áp dụng các tiêu chuẩn cao về chất lượng. Vì thế, không ít DN đã tuột mất cơ hội hợp tác XK, giá trị sản phẩm làm ra không cao như tiềm năng.
Đại diện Công ty TNHH xây dựng Đông Triều cho biết, trước đây, Công ty sử dụng công nghệ sấy gỗ bằng nhiệt đốt trực tiếp, gây ô nhiễm môi trường mà chất lượng gỗ sấy không đạt, không đồng đều. Do đó, khi Công ty có kế hoạch hợp tác với đối tác Nhật Bản nhưng rồi không thể đáp ứng được yêu cầu của bạn nên tạm dừng ký kết hợp đồng. Nhưng sau đó, từ đầu năm 2016, được sự hỗ trợ từ Trung tâm khuyến công tỉnh Quảng Ninh, Công ty đã có thêm kinh phí để đầu tư trang thiết bị, thay thế bằng công nghệ sấy gỗ bằng lò áp lực, hơi nước, giúp sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn XK. Do đó, hiện Công ty đã có được hợp đồng XK sang một số nước trong khu vực ASEAN.
Không chỉ phát triển bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều DN đã chú trọng nhiều hơn đến khâu quảng cáo, marketing, trong đó hiệu quả nhất là áp dụng thương mại điện tử để mở rộng, tìm kiếm khách hàng. Bà Đào Thu Hà, Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Bàn tay Việt cho hay, do không có nguồn kinh phí và nhân lực để tự tìm kiếm khách hàng, nên việc sử dụng thương mại điện tử giúp DN tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng. Hơn nữa, để tăng tính hiệu quả quảng bá và lôi cuốn khách hàng trên thương mại điện tử, Công ty đã cố gắng thiết kế hình ảnh sản phẩm với những đặc trưng của văn hóa Việt Nam cùng sự chế tác tinh xảo, độc đáo, chất lượng tốt mà giá thành hợp lý.
Cùng với đó, để giúp các DN công nghiệp nông thôn có thể mở rộng thị trường, nhiều địa phương đã phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, giao lưu… Do ý thức được tầm quan trọng của các chương trình này nên các DN đều hưởng ứng tham gia khá nhiệt tình.
Là một DN có tới hơn 90% sản phẩm gốm sứ XK, đại diện Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (Hà Nội) chia sẻ, các DN không nên trông chờ quá nhiều vào sự hỗ trợ của địa phương mà chỉ lấy đó làm một phần động lực để nỗ lực vươn lên. Các DN phải tìm hiểu thị trường để sản xuất cái thị trường cần. Bên cạnh đó, tự các DN phải tích cực mở rộng quan hệ sản xuất, liên kết giữa các DN và tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại.
Còn khó khăn
Việc tìm đường XK của các sản phẩm công nghiệp nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn. Cho dù những năm qua, các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại liên tục được thực hiện, nhưng vẫn còn nhiều DN chưa nắm bắt được cơ hội, khiến sản xuất khó khởi sắc.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Thái Đại Phong, Giám đốc Công ty TNHH Đức Phong cho biết, cùng với chất lượng, mẫu mã cũng là “điểm nghẽn” trong XK. Trong khi chất lượng có thể được thay đổi nhanh chóng bằng việc đầu tư thêm máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ nhưng với mẫu mã cần đến nguồn nhân lực “quý giá”, tại vùng nông thôn vẫn còn “hiếm có khó tìm”. Hơn nữa, mức đầu tư cho thiết kế không hề nhỏ, trong khi vốn của DN còn phải lo chi phí nhân công, chi phí tham dự hội chợ, xúc tiến thương mại…
Đồng quan điểm, theo ông Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Nam Định, các DN tại nông thôn, thuộc các địa phương xa trung tâm thường chậm tiếp cận được các thông tin thị trường, ít được địa phương hướng dẫn về các chương trình đổi mới công nghệ hay những ưu đãi trong hội nhập. Do đó, nhiều DN vẫn phải “tự bơi” trong tình trạng thiếu và yếu về mọi mặt, nên nếu XK thì vẫn còn số lượng nhỏ lẻ và chỉ đến các thị trường dễ tính, giá trị gia tăng thấp.
Do vậy, các DN đều mong muốn nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ chính quyền địa phương, trong đó là các Trung tâm hỗ trợ khuyến công. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, các DN này cần đầu mối để liên kết lại, tạo thành một khối vững mạnh, hỗ trợ, khắc phục những thiếu thốn để cùng tạo ra được sản phẩm đạt chất lượng XK.
Nhìn chung, con đường để các sản phẩm công nghiệp nông thôn XK ra biển lớn vẫn còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, các thị trường XK ngày một khó tính, họ có yêu cầu và đòi hỏi cao không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn về quy trình sản xuất, năng lực DN, chế độ với công nhân… Do đó, các DN phải nâng cao năng lực, chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa và nâng tầm DN theo tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng: Chính phủ khuyến khích thu hút vốn ngoài Nhà nước đầu tư cho ngành điện
- ·Cẩn trọng với thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fine Pure Collagen Q
- ·Bình An và Phương Nga tại tiệc cưới riêng tư với gia đình
- ·Miễn phí tham quan danh thắng Yên Tử trong 2 ngày 6 và 7/12
- ·Thúc đẩy xuất khẩu nông sản: Muốn xây thương hiệu, phải tạo lòng tin
- ·Thương mại Việt Nam: Đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế
- ·Giá rau tại Đà Lạt tăng cao do mưa kéo dài
- ·Festival nghề truyền thống Huế 2019 diễn ra từ 26/4
- ·58% doanh nghiệp vẫn phải xin 'giấy phép con'
- ·Chứng khoán ngày 16/1: Tiếp tục quan sát và nên hạn chế mua vào
- ·Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ủy ban Hợp tác kinh tế Nhật Bản
- ·SSI dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu cả năm 2018 trên HNX
- ·Hội chợ Quốc tế Swaziland: Ấn tượng gian hàng Việt Nam
- ·Chứng khoán tuần 14/1
- ·Tây Ninh: Đại gia sở hữu bộ 3 cây 'khủng' giá 'ngất ngưởng' 50 tỷ đồng
- ·Người dân Thủ đô sắp được đắm chìm trong không gian đậm chất Italy
- ·Thu hồi thuốc bột pha hỗn dịch uống Batimin 125 không đạt chất lượng
- ·Phát động Cuộc thi thiết kế và sản xuất sản phẩm lưu niệm, du lịch, quà tặng phục vụ APEC 2017
- ·Bất ngờ xuất hiện đàn vịt: Ban quản lý hồ Gươm nói gì
- ·Lâm Thu Hồng đoạt Á hậu 4 The Miss Globe 2022