【thứ hạng của nordsjaelland】Bão số 14 mạnh nhất trong năm vào miền Trung chiều nay
Cập nhật liên tục tin bão số 14
Bão số 14 đã đổ bộ vào Quảng Ninh,ãosốmạnhnhấttrongnămvàomiềnTrungchiềthứ hạng của nordsjaelland gió giật cấp 13
Sáng sớm nay (11/11), vùng tâm bão đã đi vào khu vực các tỉnh Hải Phòng – Quảng Ninh.
Hồi 05 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Đến hồi 07 giờ ngày 11/11, tâm bão ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Cường độ mạnh cấp 7 - 8, giật cấp 9.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ven biển Bắc Bộ đã có gió giật mạnh cấp 9 – 11, có nơi giật mạnh cấp 13 như Bãi Cháy (Cấp 13). Ở các đảo Bạch Long Vĩ ( Hải Phòng), Cô Tô có gió giật mạnh cấp 13. Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc có mưa rất to, một số nơi có lượng mưa lớn như Đình Lập 279mm, Bãi Cháy 171mm, Tiên Yên 181mm.
Chúng tôi cập nhật chi tiết hơn TẠI ĐÂY
Tâm bão Haiyan trườn lên phía bắc
Tâm bão Haiyan dự báo ít có khả năng vào sâu trong đất liền mà tiếp cận gần và đi dọc bờ biển các tỉnh miền Trung rồi ngược lên phía bắc với phạm vi ảnh hưởng lớn.
Khi ở ngoài khơi Thái Bình Dương và trước khi đổ bộ vào miền Trung Philippines Haiyan là một trong những cơn bão mạnh nhất được ghi nhận, sánh ngang với những cơn bão gây nỗi kinh hoàng như Katrina, Andrew đổ bộ vào Mỹ. Tuy nhiên sau khi tràn qua Philippines do ma sát với các đảo, bão đã giảm 2-3 cấp và và gió giật mạnh tối đa đạt 183km/h.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Khí tượng và Thủy văn Trung ương cho biết "Tâm bão có khả năng không vào bờ nhưng đi dọc theo bờ biển", ông Tăng nhận định.
Hải Phòng gấp rút sơ tán dân
Hải Phòng sẽ sơ tán gần 80.000 người trong ngày 10-11 để tránh bão Haiyan. Trong đó, sơ tán tại chỗ khoảng gần 34.000 người và di dời đến nơi khác khoảng hơn 46.000 người.
Ngư dân neo đậu thuyền tại bến trú tránh bão Ngọc Hải, Đồ Sơn, Hải Phòng
Trưa ngày 10-11, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức cuộc họp bàn khẩn cấp lên phương án, kiểm tra công tác phòng chống cơn bão Haiyan. Cuộc họp do ông Dương Anh Điền, chủ tịch UBND TP chủ trì.
Tại cuộc họp, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Hải Phòng, cho biết đã lên phương án sơ tán dân khi bão đổ bộ trực tiếp với tổng số gần 80.000 người. Trong đó sơ tán tại chỗ khoảng gần 34.000 người và di dời đến nơi khác khoảng hơn 46.000 người.
Hiện tại các quận huyện ven biển như Đồ Sơn, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Hải An… đã bắt đầu di dân tại chỗ.
Cũng theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Hải Phòng, hiện tại 100% tàu thuyền đánh bắt xa bờ đã vào nơi trú tránh bão an toàn. Hơn 4.000 phương tiện, gần 13 ngan lao động đã được thông tin về cơn bão. Ở khu vực ven bờ còn khoảng 104 phương tiện còn hoạt động và sẽ về bến trong chiều nay.
Dân vùng ven biển Thanh Hóa căng sức chạy bão
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ tại các xã giáp biển Hải Hà, Hải Châu, Hải Thượng, đặc biệt là xã đảo Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, ngay trong sáng 10-11, việc di dời dân đang được khẩn trương thực hiện.
Sáng 10-11, ông Nguyễn Đức Quyền, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết tỉnh đã quyết định di dời khẩn cấp 10.023 hộ với 44.620 người ở các vùng cách mép nước biển 200m thuộc 6 huyện, thị xã ven biển Thanh Hóa đến nơi an toàn. Theo ông Quyền, việc di dời phải được hoàn tất trước 18g ngày 10-11.
Huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã phát lệnh di dời khẩn cấp đối với 1.433 hộ, tương đương với 6.766 dân của 15 xã ven biển của huyện.
Dân Hội An đi tránh bão khăn gói trở về nhà
7g30 ngày 10-11, ông Nguyễn Văn Dũng, phó chủ tịch UBND TP Hội An, Trưởng Ban chỉ huy PCLB thành phố, cho biết vừa ra thông báo cho các xã, phường trên toàn địa bàn thành phố triển khai công tác đưa người dân ở các điểm tránh bão trở về nhà.
Theo đó, 5.426 hộ với hơn 22.000 người dân sẽ rời các khu lánh nạn quay trở về nhà sau một đêm bỏ nhà đi tránh bão.
Trước đó, khi nghe báo đài dự báo bão sẽ di chuyển chệch ra phía Bắc, nhiều bà con từ tờ mờ sáng đã khăn gói cuốc bộ hoặc thuê xe trở về nhà.
Ông Nguyễn Văn Tâm (trú phường Cẩm Châu, lánh nạn tại điểm Trường THCS Nguyễn Du) nói: “Ở đây bà con theo dõi tin tức cập nhật bão liên tục. Nắm bắt thông tin bão đổi hướng từ tối qua, một số hộ dân đã gói ghém đồ đạc quay về nhà lúc 5g sáng nay”.
3 người chết vì chống siêu bão số 14
Mặc dù bão Haiyan - bão số 14 còn đang rình rập ven biển nhưng tại tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi đã có 3 người tử vong và nhiều người khác bị thương
Thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày 9/11, khi ông Nguyễn Hoa (57 tuổi, trú phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ) trèo lên tỉa cành cây phòng chống bão đã bị ngã dẫn đến tử vong.
Trong khi đó, lãnh đạo huyện Đại Lộc cho biết, chiều ngày 9/11, khi ông Nguyễn Văn Hiền (trú thôn Mỹ An, xã Đại Quang) leo lên mái nhà chằng chống đã bị rơi xuống đất tử vong.
Ngoài ra, trên địa bàn Quảng Nam có nhiều trường hợp khác bị thương do quá trình chằng chống nhà cửa phòng bão Haiyan. Số người bị thương do chống bão hiện vẫn đang được thống kê.
Tại Quảng Ngãi, vào chiều ngày 9/11, trong lúc chặt cây phòng tránh bão số 14, hai người dân bị trượt chân ngã xuống đất. Hậu quả 1 người chết và 1 người bị thương nặng.
Trong đó, ông Phùng Thanh Liêm (SN 1963, ngụ ở KCD 24, thôn Thạch Trụ Đồng, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức) bị trượt chân ngã xuống đất, gãy đốt sống cổ và tử vong tại chỗ vào lúc 15h00.
Khoảng 17h00 cùng ngày, ông Phạm Thanh Trung (SN 1963, ngụ KDC số 4, thôn Lâm Hạ, xã Đức Phong, huyện Mộ Đức) đang chặt cây thì trượt chân rơi xuống đất, gây gãy xương sống và đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mộ Đức.
Vòi rồng ở Huế đã biến mất
Người dân Huế và chuyên gia khí tượng khẳng định, không còn vòi rồng ngoài biển như các báo đã đưa.
Sáng nay, một số phương tiện truyền thông đã đưa tin về vòi rồng (lốc xoáy) ngoài biển xã Phú Hải, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
Tuy nhiên, trao đổi với Chất lượng Việt Nam chiều nay, 9/11, Đại diện Trung tâm Khí tượng Thủy văn Thừa Thiên Huế khẳng định, họ không có thông tin gì về vòi rồng và hiện nay, biển ở Huế không có vòi rồng.
Vị này cho biết, thỉnh thoảng, ngoài biển cũng có vòi rồng, do sự di chuyển của các khối khí nóng lạnh. Nhưng chúng cũng nhanh chóng tan biến.
Nhiều người dân ven biển ở Huế cũng khẳng định, họ không thấy vòi rồng nữa.
Tháo mái nhà, thuê container chắn trước khách sạn chống bão
Theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi Trẻ, tại quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, ở khu vực ven biển, vì quá lo sợ bão mạnh, hầu hết các quán xá, nhà tạm đều được người dân hối hả tháo mái xuống để tránh sập nhà.
Trong khi đó tại các tuyến đường trung tâm TP Đà Nẵng, đèn điện trang trí, các panô, bảng quảng cáo điều được lệnh hạ xuống để đảm bảo an toàn cho người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại khi bão vào.
Tại trung tâm chỉ huy tiền phương đóng ở trụ sở UBND TP Đà Nẵng, các đơn vị viễn thông đã đưa xe lưu động đến lắp đặt để ứng cứu thông tin khi có sự cố nhằm đảm bảo cho công tác chỉ đạo.
Khách sạn cao cấp Novotel thuê 3 container để chắn trước lối vào chống bão
Ở các công trình cao tầng, hầu hết cần cẩu đều được hạ xuống. Đặc biệt, tại các khách sạn cao cấp, chủ đầu tư đã thuê hẳn hàng loạt container để chắn ngang trước lối vào để tránh bão đánh sập hệ thống cửa kính.
Du khách đang ở tại các khu resort, khách sạn ven biển ở đường Nguyễn Tất Thành (quận Thanh Khê và Hải Châu), đường Trường Sa, Hoàng Sa (quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn) cũng được khuyến cáo di dời vào bên trong để đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ vào bờ.
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết cho biết đã chỉ đạo trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng thông báo khẩn cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp tạm dừng sản xuất và cho công nhân nghỉ làm để tránh bão kể từ 13h ngày 9/11.
Đài truyền hình Đà Nẵng cũng liên tục phát đi thông tin khẩn cấp cảnh báo hạn chế người dân đi lại từ 14g hôm nay, nhất là các khu vực xung yếu ven biển. Ông Viết cũng cho biết đã chỉ đạo Sở Công thương tạm dừng họp chợ vào lúc 14h hôm nay để đảm bảo tính mạng cho bà con.
Bão số 14 có thể gây ngập ở cả Hà Nội
Sau khi bão số 14 đổ bộ vào đất liền, hoàn lưu của bão sẽ gây mưa lớn bao trùm toàn bộ khu vực Bắc Bộ, lượng mưa ở một số có thể lên đến 500 mm. Khu vực Hà Nội cũng có mưa lớn, có thể gây ngập úng cục bộ.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc TT Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, sau khi bão đổ bộ vào đất liền, hoàn lưu của bão sẽ gây mưa lớn trên diện rộng. Ngoài các tỉnh bị bão đổ bộ trực diện, ở khu vực Bắc Bộ sẽ gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng. Mưa sẽ bắt đầu từ trưa ngày 10/11 kéo dài đến 13/11. Lượng mưa ở những nơi thấp cũng trên dưới 100 mm, còn những nơi cao lượng mưa có thể lên tới 500mm. Khu vực Hà Nội cũng có mưa lớn, có thể gây ngập úng cục bộ.
“Với lượng mưa lớn như vậy lũ ở các sông sẽ lên rất nhanh, các địa phương ở vùng núi phía bắc cần phải chủ động phòng tránh, đề phòng lũ, sạt lở đất xảy ra bất ngờ”, ông Tăng nói.
Dân Quảng Bình đào hầm tránh "siêu bão" như thời chiến
Đó là thông tin do phóng viên báo Lao Động ghi lại.
Điều đặc biệt, ở nơi đây lần đầu tiên người dân phải đào hầm để tránh "siêu bão" trước thông tin về sức tàn phá khủng khiếp có thể xảy ra.
Ông Khánh đang cùng người gia đình đào hầm tránh bão. Ảnh: Linh Đan/Lao Động
Ông Phan Công Hoan - Phó thôn Liên Hóa kiểm phó ban PCLB thôn - cho biết, ngay từ 6 giờ sáng nay ban PCLB thôn đã thông báo bằng loa phát thanh để người dân nắm tình hình về cơn bão, đồng thời chỉ đạo người dân triển khai chằng chéo nhà cửa, bảo vệ tài sản.
Đặc biệt, đã thông báo đến từng hộ dân triển khai đào hầm tránh bão, vì phần lớn nhà dân ở đây đều không kiên cố, ở trong rất nguy hiểm, số lượng nhà kiên cố rất ít nên đào hầm là biện pháp trú ẩn an toàn nhất. Sau khi thông báo triển khai, các hộ dân trong thôn đã huy động người trong nhà đào hầm tránh bão.
Ông Nguyễn Văn Khánh (63 tuổi) cho biết, đây là lần đầu tiên sau 45 năm kể từ thời chiến tranh, người dân mới đào hầm lại. Thời đó đào hầm để tránh bom đạn, nay lại đào hầm để tránh... siêu bão.
Là một người từng có nhiều kinh nghiệm trong việc đào hầm khi chiến đấu tại chiến trường, ông Khánh đã chỉ đạo và cùng các con cháu trong nhà đào một hầm trú ẩn sâu khoảng 2m, rộng 1,5m, dài 3m. Dự kiến đến hết ngày hôm nay 9.11 mới đào xong.
Sau khi hoàn thành sẽ bắc gỗ lên phía trên ngang với mặt đất rồi lợp mái che để khỏi ướt mưa. Theo tính toàn, mỗi hầm sẽ trú được khoảng 20người. "Với sức tàn phá mạnh như dự báo của siêu bão, đào hầm rồi huy động hết người trong gia đình và người thân xuống hầm là an toàn nhất" - ông Khánh tự tin nói.
Ông Hà Duy Lương - Trưởng thôn kiêm Trưởng ban PCLB thôn Liên Hóa - cho biết, hai cơn bão vừa qua kèm theo lũ quét đã gây hậu quả nghiêm trọng với gần 200 nhà sập và tốc mái, nhiều người bị thương, hiện địa phương chưa khắc phục xong hậu quả.
Giúp dân tránh bão
Ngày 7/11, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi các nước Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc và Phi-líp-pin đề nghị hỗ trợ các tàu, thuyền và ngư dân Việt Nam vào tránh trú bão trong trường hợp tàu, thuyền và ngư dân Việt Nam không kịp về bờ.
Đường đi bão số 14 Haiyan (Hải Yến)
Bộ Ngoại giao cũng chỉ đạo các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, đồng thời khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với tàu, thuyền và ngư dân Việt Nam.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 14 , bộ đội Hải quân trên đảo Song Tử Tây đã sát cánh cùng ngư dân đưa những con tàu vào khu vực an toàn tránh bão.
Tính đến thời điểm hiện tại, đảo Song Tử Tây đã đón 64 tàu (Bình Định: 30 tàu, Quảng Ngãi: 25 tàu, Quảng Nam: 4 tàu, Phú Yên: 5 tàu) và 736 ngư dân đưa lên đảo, đảm bảo nơi ăn nghỉ sinh hoạt chu đáo. Quân y đảo Song Tử Tây đã khám và phát thuốc miễn phí cho gần 30 ngư dân; cấp 4.000 lít nước ngọt cho 6 tàu.
THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN BÃO SỐ 14
Cập nhật liên tục thông tin bão số 14 ngày 11/11
Phân tích bão số 14 - Haiyan: Siêu mạnh, siêu dị thường
Hà Nội có bị ngập trong bão số 14 ?
Bão số 14 có vào Hà Nội?
Những việc cần làm khi bão số 14 - Haiyan đổ bộ
Lao động xa quê nháo nhào về quê chống bão số 14
Đường đi bão số 14 mạnh nhất lịch sử đổ bộ vào đâu?
Tâm bão số 14 đổi hướng, Hà Nội có nguy cơ ngập lụt
Tin mới nhất bão số 14: Vòi rồng ở Huế đã biến mất
Hình ảnh vệ tinh đáng sợ về siêu bão Haiyan - bão số 14
Quân đội tung xe thiết giáp, xe lội nước ứng phó bão số 14
Trước khi thành bão số 14 vào VN: Haiyan tàn phá tan hoang Philippin
Bão số 14 Haiyan: Cả nước khẩn trương chống bão
Bão số 14 đã tới Trường Sa
Bão Haiyan tàn phá ở Philippines
Thu Minh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Có làn sóng chuyển đổi nhà ở thương mại sang xã hội?
- ·New draft law key to reducing traffic accidents: deputies
- ·The relationship that never faded between VNA and KPL
- ·Việt Nam supports efforts towards nuclear disarmament, non
- ·Lối thoát nào cho 'Vua mỳ tôm' Miliket?
- ·Party Central Committee convenes 13th session
- ·Việt Nam calls for resumption of peace talks in Yemen
- ·HCM City police station bomber gets 24 years in jail for trying to ‘overthrow Government’
- ·Cực khoái có lợi cho phái đẹp như thế nào?
- ·Deputy PM hosts Hungarian Minister of Foreign Affairs and Trade
- ·Sản lượng ngô nhập khẩu tăng mạnh
- ·Joint Communiqué of the 53rd ASEAN Foreign Ministers' Meeting
- ·The relationship that never faded between VNA and KPL
- ·Việt Nam and Germany enjoy fruitful co
- ·Ai sở hữu Khách sạn Sheraton Hà Nội & Hanoi Westlake?
- ·NA Standing Committee’s 49th meeting wraps up
- ·New decree to improve performance of civil servants
- ·Recovering and Building Back Better as a Region
- ·Quýt “Sài Gòn” trồng tại… Trung Quốc
- ·PM Phúc meets RoK’s FM and ADB Vietnam chief