【thứ hạng của le havre ac】Đề xuất làm dự án năng lượng xanh 700 triệu USD; 345 tỷ đồng làm đường gom Quốc lộ 5
Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.
Một doanh nghiệpđề xuất dự ánnăng lượng xanh dự kiến 700 triệu USD tại Ninh Thuận
UBND tỉnh Ninh Thuận đã có buổi làm việc với Công ty TNHH 3TI Progetti Asia và Công ty TNHH WPD Việt Nam liên quan đến đề xuất đầu tư Dự án năng lượng.
TheĐềxuấtlàmdựánnănglượngxanhtriệuUSDtỷđồnglàmđườnggomQuốclộthứ hạng của le havre aco đó, đại diện Công ty TNHH 3TI Progetti Asia bày tỏ mong muốn đầu tư và xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất hydro tại tỉnh Ninh Thuận với nhu cầu quỹ đất 100 ha tại khu vực Cà Ná, huyện Thuận Nam. Theo đề xuất của doanh nghiệp, dự án sản xuất năng lượng xanh tự phát điện với tổng công suất dự kiến 600 MW; trong đó, 400 MW từ điện gió và 200 MW từ điện mặt trời.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 700 triệu USD. Trong đó, nhà máy hóa chất 200 triệu USD và dự án nhà máy điện 500 triệu USD.
Trong khi đó, Công ty TNHH WPD Việt Nam đề xuất thực hiện đầu tư phát triển dự án điện gió tại một số địa phương có tiềm năng như huyện Bác Ái, Ninh Hải, Thuận Nam và Ninh Phước. Doanh nghiệp bày tỏ mong tỉnh quan tâm, hỗ trợ đất đai, thủ tục để đầu tư dự án.
Tại buổi làm việc với Công ty TNHH 3TI Progetti Asia, ông Trịnh Minh Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho rằng, đề xuất dự án của doanh nghiệp phù hợp với xu thế xanh hiện nay; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Theo ông Hoàng, UBND tỉnh Ninh Thuận luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đối với các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh. Phó chủ tịch tỉnh Ninh Thuận đề nghị Công ty TNHH 3TI Progetti Asia phối hợp với các Sở, ngành liên quan để nghiên cứu, khảo sát vị trí thực hiện và xúc tiến các thủ tục đầu tư.
Đối với đề xuất của Công ty TNHH WPD Việt Nam, Phó chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư thực hiện hoàn thiện các thủ tục đầu tư và triển khai dự án.
Công ty TNHH 3TI Progetti Asia được biết đến công ty thiết kế đô thị và quy hoạch tổng thể hàng đầu tại Châu Á, hiện CEO là ông Stephen Lam. Văn phòng thiết kế và vận hành tại Việt Nam nằm ở số 35, đường 16, khu Him Lam, phường Bình Hưng, quận Bình Chánh, TP.HCM.
Theo giới thiệu của doanh nghiệp, một số dự án tiêu biểu của công ty tham gia tại Việt Nam như Coco Paradise tại TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam; Forest Towers và The Emprie tại TP. Đà Nẵng.
Trong khi đó, Công ty TNHH WPD Việt Nam (trụ sở tại số 56 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM) trong thời gian qua được các tỉnh như Bình Định, Phú Yên đồng ý cho khảo sát, lắp đặt cột đo gió và phát triển dự án điện gió tại địa phương.
Mới đây nhất, ngày 22/8/2024, UBND tỉnh Phú Yên cho phép Công ty TNHH WPD Việt Nam được nghiên cứu, khảo sát, lắp đặt cột đo gió (3 cột) , thu thập số liệu gió tại thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An và Đồng Xuân trong thời gian 24 tháng.
Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi UBND 2 tỉnh Bình Phước, Đắk Nông về việc triển khai Nghị quyết số 147/NQ - CP ngày 20/9/2024 của Chính phủ về Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành.
Phối cảnh cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành giai đoạn phân kỳ đầu tư với chiều dài 128,8 km, quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh - Ảnh: Cổng TTĐT UBND tỉnh Đắk Nông. |
Theo đó, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông khẩn trương à soát, kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ quan ký kết hợp đồng, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án bảo đảm đủ năng lực, kinh nghiệm theo quy định pháp luật để tổ chức triển khai thực hiện các dự án thành phần được phân cấp làm cơ quan chủ quản/cơ quan có thẩm quyền.
Trên cơ sở tiến độ yêu cầu của Chính phủ, Quốc hội, UBND 2 tỉnh Bình Phước, Đắk Nông chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương lập kế hoạch triển khai chi tiết cho từng dự án thành phần, từng nội dung công việc (từ bước lập đề cương nhiệm vụ; tổ chức lựa chọn tư vấn; tổ chức khảo sát hiện trường; thỏa thuận với các cơ quan liên quan; tổ chức nghiệm thu khảo sát; lập báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm tra; thẩm định; phê duyệt dự án đầu tư…), trình người có thẩm quyền phê duyệt/chấp thuận làm cơ sở để kiểm soát chặt chẽ về thủ tục triển khai theo quy định và tiến độ thực hiện các dự án thành phần.
Đối với Dự án thành phần 1 đầu tư theo phương thức PPP, Bộ GTVT yêu cầu phối hợp với nhà đầu tư đề xuất dự án, khẩn trương ký thỏa thuận về việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Dự án thành phần 1 tổ chức công bố thông tin theo quy định tại Điều 25 Luật Đầu tư PPP; tổ chức khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với Dự án.
Đồng thời tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đề cương, nhiệm vụ, dự toán và lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm theo quy định pháp luật để lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bộ GTVT lưu ý tổng mức đầu tư Dự án phải được rà soát kỹ lưỡng, cập nhật đầy đủ đơn giá (nhân công, vật liệu, đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng của các địa phương…); rà soát kỹ lưỡng các khối lượng, định mức bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và các cơ chế, chính sách của Nhà nước; bảo đảm tính đúng, tính đủ, không để vượt tổng mức đầu tư phải điều chỉnh gây chậm tiến độ; đặc biệt lưu ý cần rút kinh nghiệm từ các dự án đã triển khai thực hiện để không lặp lại những tồn tại, sai sót đã được các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước kết luận.
Các thông số của phương án tài chính của Dự án thành phần 1 phải được xác định đủ cơ sở, khách quan, khoa học, phù hợp với các quy định hiện hành (đặc biệt là số liệu dự báo nhu cầu vận tải, các thông số trong giai đoạn vận hành khai thác).
Phương án tài chínhphải được phân tích, đánh giá đầy đủ về hiệu quả kinh tế, hiệu quả tài chính và các yêu cầu khác theo quy định pháp luật
UBND 2 tỉnh Bình Phước, Đắk Nông phải phối hợp với Bộ GTVT xây dựng các báo cáo, tờ trình của Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình triển khai Dự án theo quy định.
“Định kỳ trước ngày 5 hàng tháng (trước các kỳ họp định kỳ của Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT); trước ngày 15/4 và 15/9 hàng năm (trước các kỳ họp định kỳ của Quốc hội) và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức xây dựng báo cáo tình hình thực hiện các dự án thành phần được giao làm cơ quan có thẩm quyền hoặc phân cấp làm cơ quan chủ quản, gửi Bộ GTVT tổng hợp”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành có chiều dài 128,8 km với 4 làn xe, vận tốc dự kiến 100 - 120km/h, được thực hiện ngay từ năm 2024 và cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.
Dự án được chia thành 5 dự án thành phần, trong đó tách riêng phần giải phóng mặt bằng. Nguồn bồi thường, hỗ trợ tái định cư và xây dựng đường gom, cầu vượt ngang đoạn qua tỉnh Đắk Nông và Bình Phước sẽ được thực hiện theo hình thức đầu tư công.
Dự án thành phần 1 đầu tư theo phương thức BOT, được áp dụng cơ chế bảo đảm đầu tư, chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP. UBND tỉnh Bình Phước với vai trò là cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
Dự kiến, 4 dự án thành phần do địa phương là cơ quan chủ quản (2 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường gom, cầu vượt ngang và 2 dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ tái định cư) sẽ khởi công vào cuối năm 2024.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là hơn 25.500 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương là hơn 10.500 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương hơn 2.200 tỷ đồng bao gồm Bình Phước là hơn 1.200 tỷ đồng, tỉnh Đắk Nông 1.000 tỷ đồng. Phần vốn của nhà đầu tư là hơn 12.700 tỷ đồng.
Theo yêu cầu của Quốc hội, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành thực hiện ngay từ năm 2024 và cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.
Kiến nghị bố trí hơn 4.000 tỷ đồng cho 4 dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM
Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) vừa có văn bản số 6375/BQLDAGT-KHĐT gửi Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị ghi vốn trung hạn giai đoạn 2026-2030 từ nguồn ngân sách Thành phố cho 4 dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM do Ban Giao thông làm chủ đầu tư.
Các dự án cải thiện môi trường nước được TP.HCM bố trí vốn ngân sách để đầu tư. Trong ảnh thi công Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát để hoàn thành vào năm 2025 - Ảnh: Lê Quân |
Trong đó, Dự án xây dựng đoạn kênh Hàng Bàng từ đường Bình Tiên đến đường Phạm Đình Hổ (bao gồm nạo vét kênh xây dựng bờ kè và mảng xanh dọc 2 bờ kênh-giai đoạn 3) được đề nghị ghi vốn 2.400 tỷ đồng trong giai đoạn 2026-2030.
Hiện tại, Dự án đang được điều chỉnh chủ trương đầu tư công và dự kiến hoàn thành chủ trương đầu tư trong năm 2025 để đầu tư trong giai đoạn 2026-2030.
Tiếp đến là Dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM giai đoạn 3 được đề nghị bố trí 1.354 tỷ đồng.
Về tiến độ, hiện nay Dự án đã được UBND Thành phố giao Ban Giao thông chuẩn bị đầu tư. Hiện tại, các sở, ngành mới góp ý kiến, Ban Giao thông đang hoàn thiện nội dung hồ sơ đề xuất dự án, dự kiến trình lại hồ sơ trong quý IV/2024.
Đối với Dự án cải thiện môi trường nước Thành phố (giai đoạn 2), Ban Giao thông đề xuất bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2026-2030 là 50 tỷ đồng để ghi vốn quyết toán Dự án và bố trí 300 tỷ đồng cho hạng mục nạo vét của gói thầu F2 - cải tạo kênh.
Vì vậy, để đảm bảo nguồn vốn thực hiện các dự án, Ban Giao thông kiến nghị Sở Xây dựng tổng hợp và kiến nghị cấp có thẩm quyền ghi vốn trung hạn 2026-2030 cho các dự án nói trên.
Nâng cấp 3,7 km luồng Hải Phòng để đón tàu trọng tải 30.000 DWT
Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND TP. Hải Phòng, Cục Hàng hải Việt Nam, Công ty cổ phần container Việt Nam (Viconship) về việc nâng cấp luồng Hải Phòng đoạn từ thượng lưu bến cảng Nam Đình Vũ đến khu vực cảng Nam Hải Đình Vũ.
Một đoạn luồng Hải Phòng. |
Theo đó, Bộ GTVT chấp thuận chủ trương nâng cấp luồng Hải Phòng đoạn từ thượng lưu bến cảng Nam Đình Vũ đến khu vực cảng Nam Hải Đình Vũ như đề nghị của Viconship và ý kiến thống nhất của Cục Hàng hải.
Bộ GTVT giao Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát chủ đầu tư triển khai thực hiện đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, đầu tư, tài nguyên và môi trường, khoáng sản và các quy định có liên quan của pháp luật (lưu ý lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cấp thẩm quyền phê duyệt), đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm làm việc cụ thể với chủ đầu tư về trách nhiệm chi trả kinh phí điều chỉnh hệ thống báo hiệu hàng hải phục vụ việc nâng cấp đoạn luồng; các nội dung về phí bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định của pháp luật, đảm bảo không ảnh hưởng đến an toàn hàng hải và hiệu quả hoạt động khai thác cảng biển tại khu vực, không ảnh hưởng đến chi phí, nguồn thu ngân sách Nhà nước, không phát sinh khiếu nại, khiếu kiện từ các doanh nghiệp khai thác cảng biển tại khu vực.
Viconship phải cam kết về trách nhiệm triển khai công tác thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết, đánh giá tác động môi trường trình cấp thẩm quyền xem xét thẩm định theo quy định và xử lý kịp thời các sự cố đối với đoạn luồng, các công trình có liên quan trong suốt quá trình nạo vét nâng cấp và trong thời gian đầu khai thác đoạn luồng; kinh phí điều chỉnh hệ thống báo hiệu hàng hải phục vụ việc nâng cấp đoạn luồng.
Đơn vị này cũng không đề nghị Bộ GTVT bố trí kinh phí nạo vét duy tu luồng tàu.
Trước đó, Viconship đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT cho phép nâng cấp luồng hàng hải Hải Phòng (đoạn từ thượng lưu bến cảng Nam Đình Vũ đến khu vực cảng Nam Hải Đình Vũ).
Đoạn luồng dự kiến nâng cấp có chiều dài khoảng 3,7 km (thuộc đoạn luồng Bạch Đằng từ lý trình Km31+200 đến lý trình Km34+900); chiều rộng đoạn luồng giữ nguyên như đã được công bố; đáy đoạn luồng được nạo vét đến cao độ -8,5m hệ Hải đồ (chuẩn tắc hiện hữu là -7,2m); khối lượng nạo vét khoảng 350.000 m3.
Chất nạo vét sẽ được chứa tại khu vực trên bờ theo công bố của UBND TP. Hải Phòng với trữ lượng khoảng 1,16 triệu m3 (không kết hợp thu hồi sản phẩm).
Tổng chi phí thực hiện khoảng 84 tỷ đồng từ nguồn vốn của Viconship và do Công ty tự thực hiện; thời gian chuẩn bị triển khai thực hiện từ năm 2024 và hoàn thành đầu năm 2025.
Đại diện Viconship cho biết, theo xu thế phát triển về cỡ tàu vận tải biển trong các năm vừa qua, cỡ tàu vào khu vực cảng Đình Vũ đã tăng gấp ba lần so với trước đây, các trọng tải tàu phổ biến hiện nay là khoảng 30.000 DWT với mớn nước giảm tải phổ biến khoảng 8,5 m.
Tuy nhiên, luồng Hải Phòng chỉ có độ sâu khoảng -7 m (hệ Hải đồ), giảm hiệu quả khai thác đối với các bến cảng khu bến Đình Vũ với quy hoạch cỡ tàu đến 20.000 DWT.
Các tàu có mớn nước trên 8,5 m phải neo chờ thủy triều ở ngoài phao số “0” trung bình khoảng 8 giờ và cũng phải giảm tải hàng hóa, do đó, làm tăng giá cước cảng biển, tăng giá thành xuất nhập khẩu, giảm sản lượng và doanh thu của cảng biển khu vực Hải Phòng và ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất, cung ứng.
Theo hiệp hội các đơn vị kinh doanh vận tải, việc khai thác các tàu cỡ nhỏ ngày càng khó khăn do cước vận tải cao nên phải nâng cấp cỡ tàu lớn hơn là rất cần thiết.
Ngoài việc xuất khẩu hàng hóa đi thị trường Mỹ, Châu Âu bằng tàu mẹ cỡ lớn, phần lớn nguyên vật liệu được chuyển về Việt Nam từ các nước Đông Á và Bắc Á, nên việc khai thác bằng các cỡ tàu 30.000 DWT rất phổ biến, không chỉ riêng khu vực Hải Phòng mà còn phù hợp với các cảng khu vực Bắc Á.
Khi nâng cấp luồng Hải Phòng, khu vực cảng Đình Vũ có thể đón nhận những tàu có trọng tải lớn đến 3.000 TEU, góp phần làm tăng lợi ích phát triển kinh tế xã hội.
Thực tế hiện nay, tuyến luồng hàng hải Hải Phòng đang có mật độ tàu hành hải trên luồng rất cao (khoảng 80-90 lượt tàu/ngày đêm), thời gian chờ đủ mực nước để tàu hành hải ngắn (trung bình 1 ngày có khoảng 5 giờ), trong khi luồng lại hành hải theo chế độ 1 làn.
Do đó, để đảm bảo nhu cầu khai thác trước mắt, việc nạo vét tuyến luồng sâu hơn để tăng mớn nước tàu chạy, giảm thời gian chờ tàu, tăng khối lượng vận chuyển hàng hóa qua luồng, qua cảng là cần thiết.
Hiện nay, Công ty cổ phần Cảng Nam Đình Vũ đã triển khai nâng cấp luồng Hải Phòng đoạn từ vùng quay trở tàu bến cảng container quốc tế Hải Phòng đến khu vực cảng Nam Đình Vũ (từ lý trình Km20+660 đến lý trình Km31+200) đến cao độ -8,5m (hệ Hải đồ) và hoàn thành vào tháng 7/2024.
“Từ những phân tích trên, việc tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp luồng hàng hải Hải Phòng (đoạn từ thượng lưu bến cảng Nam Đình Vũ đến khu vực cảng Nam Hải Đình Vũ) thuộc khu bến Đình Vũ đến cao độ - 8,5m (hệ Hải đồ) là phù hợp”, đại diện Viconship cho biết.
TP.HCM chia 5 nhóm dự án để tiêu 63.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 4 tháng
Tại Hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI chiều 8/10, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố, đã có những phân tích về nguyên nhân của việc chậm giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời đưa ra các giải pháp để hoàn thành trong các tháng cuối năm.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết Thành phố có thể giải ngân được khoảng 28.000 tỷ đồng đối với nhóm giải phóng mặt bằng. Ảnh: Trọng Tín |
Ông Mãi cho biết trong 9 tháng, Thành phố chỉ giải ngân được 16.000 tỷ đồng, tương đương đạt hơn 20%, hiện còn 63.000 tỷ đồng. Theo ông Mãi, số tiền còn lại chậm nhất đến tháng 1/2025 phải giải ngân xong. Sau khi phân loại, Thành phố đã chia thành 5 nhóm để tập trung thực hiện.
Trong đó, nhóm giải phóng mặt bằng là 30.000 tỷ đồng, Thành phố tập trung cho giải phóng mặt bằng rạch Xuyên Tâm (Bình Thạnh, Gò Vấp) với 12.976 tỷ đồng, Dự án bờ Bắc kênh Đôi (quận 8) với 5.092 tỷ đồng và 2 đoạn Vành đai 2 (TP. Thủ Đức) với 7.600 tỷ đồng và các dự án khác.
“Sau khi rà soát, chúng ta có thể giải ngân được khoảng 28.000 tỷ đồng đối với nhóm này”, ông nói.
Nhóm thứ hai là các dự án khởi công mới là 8.000 tỷ đồng. Trong nhóm này có các dự án lớn như trang thiết bị cho 3 bệnh viện cửa ngõ Thành phố là 1.200 tỷ đồng. Nhóm các dự án đang thực hiện là 9.600 tỷ đồng.
Đối với nhóm vướng mắc thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp Trung ương. Trong đó, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng chưa giải ngân được 6.800 tỷ đồng. Ngoài ra, với gần 4.000 tỷ đồng giải ngân cho dự án Đường sắt đô thị số 1, hiện thành phố đã làm việc với Ban Quản lý Đường sắt đô thị, phấn đấu sẽ giải ngân 3.800 tỷ đồng.
Ông Mãi cho biết thời gian tới Thành phố sẽ cùng các cơ quan tiếp tục xử lý các vướng mắc, thực hiện điều chuyển vốn để đảm bảo tiến độ giải ngân.
Đối với các dự án đang thực hiện, ông Mãi cho biết, các chủ đầu tư sẽ nỗ lực, tập trung cao độ để giải ngân đầu tư công được 9.600 tỷ đồng.
Ngoài ra, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố cùng các địa phương tiếp tục giải quyết nhóm vướng mắc về thủ tục cho 57 dự án trên địa bàn, tháo gỡ các vấn đề về quy hoạch để đảm bảo tốc độ giải ngân vốn đầu tư công.
Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu tập trung cao độ cho giải ngân vốn đầu tư công, xem đây là nhiệm vụ ưu tiên cao nhất trong quý IV/2024. “Còn khoảng 80 ngày, với quyết tâm cao nhất phải thực hiện tốt công tác này. Đi kèm đó là phải kiểm tra, uốn nắn và xử lý những trường hợp không làm hay vì lý do nào đó làm không đạt yêu cầu vì nguyên nhân chủ quan”, ông nói.
Ông Nên cũng yêu cầu tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 98 và một số nhóm nhiệm vụ Nghị định 84 thí điểm phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho chính quyền Thành phố.
Dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM chờ rà soát chủ trương đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có văn bản trả lời câu hỏi của phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn về tình hình thực hiện Dự án Khu đô thị Đại học quốc tế Berjaya 3,5 tỷ USD tại huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Thông tin về tiến độ Dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Dự án do Công ty TNHH đô thị Đại học quốc tế Berjaya Việt Nam làm chủ đầu tư hiện đang hoạt động theo văn bản số 4037/VPCP-QHQT ngày 19/6/2008 và Quyết định số 2197/QĐ-TTg ngày 24/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ với quy mô dự án là 880 ha.
Khu đất được quy hoạch làm Dự án Khu đô thị Đại học quốc tế Berjaya tại huyện Hóc Môn - TP.HCM. Ảnh: Lê Minh |
Đây là dự án có quy mô rất lớn và quá trình thực hiện dự án trải qua nhiều thời kỳ chuyển tiếp pháp luật.
“Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và hiện đang rà soát, xem xét về mặt chủ trương. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông tin cụ thể sau khi có kết quả rà soát” văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Theo thông tin mà phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn có được, vấn đề vướng mắc hiện nay của Dự án là Quyết định số 2197/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án vào cuối tháng 12/2021 không có thông tin cụ thể về tiến độ dự án trong giấy phép điều chỉnh chủ trương đầu tư, nên nhà đầu tư gặp nhiều vướng mắc trong việc triển khai các bước tiếp theo.
Từ năm 2022 đến nay, UBND TP.HCM cùng nhà đầu tư đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành để làm các thủ tục điều chỉnh dự án.
Tuy vậy, mấu chốt của vấn đề chính là tiến độ thực hiện của Dự án, mà muốn xác định được tiến độ thì phải xây dựng được tiến độ giải phóng mặt bằng.
Thế nhưng, việc xác định tiến độ giải phóng mặt bằng hiện rất khó và mất rất nhiều thời gian vì theo báo cáo của nhà đầu tư, Dự án mới giải phóng mặt bằng được 116 ha trên tổng số 880 ha.
Với tình trạng giải phóng mặt bằng thực hiện kéo dài từ năm 2008 đến nay chưa hoàn thành, việc xác định mốc thời gian hoàn thành giải phóng mặt bằng tại Dự án đang là bài toán khó đối với các cơ quan chức năng của TP.HCM.
TP.HCM kêu gọi đầu tư 84 dự án vi mạch bán dẫn, hạ tầng giao thông, bất động sản
UBND TP.HCM vừa ban hành danh mục Dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2024 - 2025.
Trong lĩnh vực công nghệ cao, Thành phố dự kiến thu hút đầu tư 5 dự án. Trong số này có các dự án thuộc lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao về điện tử, vi mạch bán dẫn...
Giai đoạn 2024 - 2025, TP.HCM kêu gọi đầu tư vào 3 dự án thuộc lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao về điện tử, vi mạch bán dẫn. Ảnh: Lê Toàn |
Cụ thể, dự án đầu tiên là nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch bán dẫn tại Lô I-1b-2, Đường N1. Dự án có diện tích 25.200 m2, tổng vốn đầu tư dự kiến 725 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là sản xuất sản phẩm công nghệ cao lĩnh vực điện tử, vi mạch, bán dẫn.
Dự án thứ hai là xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị, máy móc sử dụng trong dây chuyền sản xuất vi mạch. Mục tiêu của dự án là nghiên cứu và triển khai lĩnh vực điện tử, vi mạch bán dẫn, công nghệ sinh học. Dự án này được xây dựng trên diện tích 10.000 m2 tại Lô I-4b-4.1. Tổng vốn đầu tư dự kiến 288 tỷ đồng.
Dự án thứ ba được Thành phố kêu gọi đầu tư nằm trên diện tích 19.800 m2, tại Lô I-14.6, đường D14. Mục tiêu của dự án là sản xuất sản phẩm công nghệ cao lĩnh vực điện tử, vi mạch bán dẫn với tổng vốn đầu tư 575 tỷ đồng.
Ngoài ba dự án trên, Thành phố cũng kêu gọi đầu tư vào Trung tâm dữ liệu lớn (Data Center) cung ứng dịch vụ cho khách hàng hyperscalers. Dự án nằm trên diện tích 30.200 m2 tại Lô T4-3, Đường D2. Tổng mức đầu tư dự kiến là 875 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực bất động sản, Thành phố kêu gọi đầu tư vào 16 dự án, phần lớn trong số này là các dự án phục vụ chỉnh trang đô thị như xây mới chung cư cũ; hoặc xây dựng nhà ở xã hội.
Đáng chú ý là Thành phố cũng kêu gọi đầu tư vào 7 dự án khu dân cư đa chức năng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Những dự án này nằm tại các lô đất có ký hiệu số 1-2, 1-3, 3-5, 1-5, 1-6, 1-9, 1-10.
Trong số này, 3 lô đất đầu tiên có hiện trạng là đất trống. Hiện nay đã thi công xây dựng hoàn thành các tuyến đường và hạng mục cây xanh, chiếu sáng kèm theo. Thành phố dự kiến sẽ thực hiện đấu giá trước các lô ký hiệu số 1-2, 1-3.
Đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông, Thành phố kêu gọi đầu tư vào 12 dự án.
Nổi bật trong danh mục này là dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với tổng mức đầu tư khoảng 128.000 tỷ đồng. Diện tích ước tính khoảng 571 ha, trong đó diện tích đất cù lao chiếm 90 ha, diện tích mặt nước 481 ha.
Đây là dự án thuộc ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược theo Nghị quyết 98. Tổng diện tích xây dựng khoảng 469,5 ha (cầu cảng, kho bãi giao thông nội bộ, khu văn phòng, nhà ở nhân viên điều hanh, khai thác cảng, hạ tầng kỹ thuật...), diện tích vùng nước hoạt động cảng khoảng 101,5 ha. Công suất đến 2030 khoảng 4,8 triệu Teu/năm và tăng trưởng dự kiến đến 2047 đạt 16,9 triệu Teu/năm.
Ngoài ra, Thành phố cũng kêu gọi đầu tư dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài với tổng vốn đầu tư 19.617 tỷ đồng. Tổng chiều dài dự án khoảng 51 km (đoạn qua TP.HCM khoảng 24,7 km; đoạn qua tỉnh Tây Ninh: khoảng 26,3 km). Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án này khoảng 6.774 tỷ đồng.
Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM cũng nằm trong danh mục kêu gọi đầu tư lần này. Dự án có chiều dài 17,3 km, mặt cắt ngang giai đoạn 1 là 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh (có làn dừng khẩn cấp toàn tuyến); đường song hành hai bên 2 làn xe (khu vực có dân cư). Tổng vốn đầu tư cho dự án này khoảng 14.089 tỷ đồng. Trong đó, giải phóng mặt bằng 1 lần theo quy hoạch 74,5 m với chi phí ước tính 6.736 tỷ đồng.
Trong danh mục các dự án giao thông, còn có các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương) với tổng vốn đầu tư 13.851 tỷ đồng; Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 (đoạn từ An Lạc đến ranh tỉnh Long An) với vốn đầu tư 12.876 tỷ đồng; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3) với 7.173 tỷ đồng vốn đầu tư.
Ngoài các lĩnh vực trên, Thành phố cũng kêu gọi đầu tư vào 5 dự án thuộc lĩnh vực y tế; 23 dự án giáo dục; 8 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa thể thao; 5 dự án thuộc lĩnh vực môi trường và 4 dự án trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, khách sạn….
Ninh Thuận có 60 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận, tính đến ngày 30/9/2024, tỉnh có 60 giấy phép khai thác khoáng sản còn có hiệu lực, bao gồm 7 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Tuy nhiên, số lượng mỏ khoáng sản đang khai thác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 34 mỏ, bao gồm 15 mỏ đá xây dựng (trên tổng số 28 mỏ), 7 mỏ cát xây dựng (tổng số 7 mỏ). Còn lại, 10 mỏ đang tạm dừng khai thác; 9 mỏ chưa khai thác; 4 mỏ dừng khai thác; 2 mỏ đang thu hồi; 1 mỏ đang xây dựng cơ bản.
Nhiều Dự án, công trình tại Ninh Thuận đang có nhu cầu vật liệu san lấp với khối lượng lớn. Ảnh minh họa. |
Đối với mỏ khoáng sản là vật liệu san lấp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận thông tin, địa phương hiên có 3 mỏ không bị giới hạn về địa chỉ tiêu thụ khoáng sản (tiêu thụ trong và ngoài tỉnh) đang khai thác, 1 mỏ chưa khai thác.
Các mỏ đang khai thác gồm mỏ đất san lấp Nam núi Mavieck của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sao Sớm (công suất khai thác 27.600 m3/ năm); mỏ đất san lấp Núi Nai của Công ty cổ phần Gia Việt (công suất khai thác 400.000 m3/ năm); mỏ trong diện tích mặt bằng thuộc Dự án Đầu tư khai thác mỏ đá granite ốp lát tại khu vực Tây Bắc núi Mavieck của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng khai thác khoáng sản Ninh Thuận (công suất khai thác 84.000 m3/ năm).
Đối với các mỏ bị giới hạn địa chỉ tiêu thụ (phục vụ các dự án, công trình đầu tư công), Ninh Thuận hiện có 3 mỏ đang khai thác với tổng công suất 292.000 m3/ năm; trong khi đó 4 mỏ còn lại chưa khai thác, tạm dừng khai thác có tổng công suất lên đến 1.350.000 m3/năm (như mỏ đất san lấp Sô Ngang 1 của Công ty TNHH MTV Khai thác và Xây dựng 737 đang dừng khai thác có công suất 400.000 m3/ năm, mỏ đất san lấp Hoài Trung của Công ty TNHH ĐT-TM-DV Đại Phú Thịnh Ninh Thuận chưa khai thác có công suất 650.000 m3/ năm).
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận đề cập, có 2 giấy phép khoáng sản UBND tỉnh cấp cho doanh nghiệp đăng ký thu hồi từ dự án nạo vét luồng lạch đang thu hồi gồm Dự án Nạo vét và gia cố hai bên bờ sông tại khu vực Sông Cái của Công ty cổ phần khai thác khoáng sản Sông Cái (cát xây dựng) và Dự án nạo vét cảng cá Đông Hải của Công ty TNHH thương mại dịch vụ xây dựng Phương Thảo Nguyên (cát nhiễm mặn, đất bùn dùng để san lấp).
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận cho biết, một số mỏ doanh nghiệp chưa khai thác là do đang vướng các thủ tục pháp lý, trong đó có liên quan đến thỏa thuận về đất đai với người dân; một số mỏ tạm dừng khai thác vì doanh nghiệp không có đầu ra sản phẩm…
Đối với mỏ titan tạm dừng khai thác (như mỏ sa khoáng titan của Công ty cổ phần khoáng sản Sài Gòn - Ninh Thuận có trữ lượng 3.929.464 tấn KVN), Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận đề cập do liên quan đến chủ trương của tỉnh theo Nghị quyết số 105 về dừng chuyển đổi loại hình.
Do vậy, doanh ngiệp muốn tổ chức khai thác trở lại phải xin ý kiến của Tỉnh ủy. Hiện nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có báo cáo, đang chờ chủ trương của Tỉnh ủy; khi có chủ trương thì các doanh nghiệp có thể khai thác trở lại.
Đối với phản ánh của các doanh nghiệp liên quan đến vật liệu san lấp phục vụ cho các dự án (như tại Dự án Khu đô thị mới Bờ Sông Dinh), đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận thông tin, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, sở đang rà soát, tổng hợp lại các khu vực đấu giá mỏ khoáng sản để đưa ra đấu giánhằm cung cấp vật liệu san lấp cho các dự án trên địa bàn tỉnh.
“Sở đang lấy ý kiến của sở, ngành liên quan đến khoảng 11 đến 12 mỏ, do các mỏ này đang chồng lấn quy hoạch các ngành khác (chưa rõ số lượng) trước khi đưa ra đấu giá”, đại diện Sở này cho hay.
Khó thu hồi 423,632 tỷ đồng vốn đầu tư công tạm ứng, Cần Thơ ra chỉ thị chấn chỉnh
Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước.
Theo UBND TP. Cần Thơ, qua số liệu báo cáo của Kho bạc nhà nước Cần Thơ về tình hình tạm ứng, thu hồi vốn tạm ứng 6 tháng năm 2024, số tạm ứng chưa thu hồi của kế hoạch vốn năm 2024 và các năm trước đến hết ngày 30/6/2024 do địa phương quản lý là 3.702,489 tỷ đồng. Trong đó, tổng số dư tạm ứng quá hạn, khó có khả năng thu hồi là 423,632 tỷ đồng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Khu tái định cư huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ đã hoàn thành đưa vào sử dụng |
Để chấn chỉnh và khắc phục tồn tại trong công tác quản lý vốn tạm ứng ngân sách nhà nước như thời gian qua, khẩn trương thu hồi số dư tạm ứng quá hạn, đồng thời bảo đảm việc tạm ứng vốn trong thời gian tới đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và sử dụng vốn tạm ứng có hiệu quả, không để phát sinh các khoản tạm ứng quá hạn, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ yêu cầu Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, tăng cường quản lý chặt chẽ, hiệu quả vốn tạm ứng theo đúng quy định.
Cụ thể, Kho bạc nhà nước Cần Thơ phối hợp với các đơn vị liên quan, chịu trách nhiệm trong công tác tổng hợp, theo dõi và đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện đúng quy định về việc thu hồi tạm ứng, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện kiểm tra số vốn đã tạm ứng để thu hồi những khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, kiểm tra số dư tạm ứng để đảm bảo thu hồi hết số vốn đã tạm ứng theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ về quản lý, thanh toán, quyết toán Dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất để chấn chỉnh và kịp thời hỗ trợ các chủ đầu tư xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Sở tài chính, cơ quan tài chính của địa phương phối hợp với cơ quan kiểm soát, thanh toán cùng cấp rà soát số vốn tạm ứng quá hạn (nếu có), định kỳ (6 tháng và hàng năm) báo cáo để có biện pháp thu hồi hết số vốn tạm ứng quá hạn theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP.
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cũng yêu cầu các Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án thực hiện đúng các quy định hiện hành về việc tạm ứng vốn. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng, mức thu hồi tạm ứng từng lần, thời điểm thu hồi tạm ứng từng lần theo đúng quy định phải được ghi cụ thể trong hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ đầu tư dự án, tiến độ thực hiện hợp đồng và khối lượng thực hiện theo từng năm. Mức vốn tạm ứng và số lần tạm ứng được phân định cụ thể theo từng năm phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng trong năm tương ứng (nếu có).
Đối với các dự án đang thực hiện còn số dư tạm ứng chưa thụ hồi: tiếp tục theo dõi, đôn đốc các đơn vị khẩn trương thực hiện, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để thu hồi vốn tạm ứng, đảm bảo thu hồi hết khi giá trị giải ngân đạt 80% giá trị hợp đồng (trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho tạm ứng ở mức cao hơn).
Đối với các khoản tạm ứng quá hạn: rà soát, đánh giá cụ thể nguyên nhân từng khoản tạm ứng quá hạn; xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân phải hoàn ứng; đề xuất các phương án xử lý triệt để và quyết liệt thực hiện, đảm bảo thu hồi hết số tạm ứng quá hạn (bao gồm cả biện pháp khởi kiện ra tòa, chuyển cơ quan thanh tra, công an).
Thực hiện nghiêm việc thu hồi tạm ứng, xử lý dứt điểm những trường hợp tạm ứng quá hạn theo quy định kéo dài nhiều năm. Trong năm 2024, thu hồi tối đa các khoản tạm ứng từ năm 2021 trở về trước quá hạn định.
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ giao Thanh tra thành phố thực hiện thanh tra, kiểm tra các chủ đầu tư, nhà thầu không thực hiện đúng quy định về tạm ứng hợp đồng để có hướng xử lý; những chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc tạm ứng hợp đồng, không có khả năng hoàn trả tạm ứng hợp đồng chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 được điều chỉnh có tổng mức đầu tư 5.826,23 tỷ đồng
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1130/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1.
Cụ thể, phê duyệt đầu tư bổ sung một số hạng mục, gồm: Nút giao với đường Võ Văn Kiệt kéo dài, thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Long: Thiết kế dạng ngã tư tách nhập, đoạn tuyến khu vực nút giao có bố trí hai đảo tròn để quay đầu và xây dựng cầu trên đường ngang vượt cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. |
Hệ thống đường gom dân sinh dọc tuyến với tổng chiều dài khoảng 9,7 km, trong đó qua địa phận tỉnh Đồng Tháp dài khoảng 7,3 km và qua địa phận tỉnh Vĩnh Long dài khoảng 2,4 km; quy mô đường giao thông nông thôn loại B theo TCVN 13080:2014, bề rộng nền đường 5 m, bề rộng mặt đường 3,5 m, kết cấu mặt đường cấp cao A2.
Hoàn thiện các hạng mục còn lại của hệ thống giao thông thông minh (ITS) và Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến.
Tổng mức đầu tư Dự án là 5.826,23 tỷ đồng
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án là 5.826,23 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách trung ương. Trong đó, giai đoạn 2016 - 2020: nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 là 932 tỷ đồng;
Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 4.894,23 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 4.320,42 tỷ đồng; nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 là 573,81 tỷ đồng.
Theo Quyết định số 839/QĐ-TTg ngày 16/6/2020 thì tổng mức đầu tư dự án là 4.827,32 tỷ đồng.
Quyết định nêu rõ, đối với các hạng mục được duyệt ban đầu hoàn thành toàn bộ tuyến chính trong năm 2023, hoàn thành toàn bộ dự án (giai đoạn 1) trong quý II/2024.
Đối với các hạng mục bổ sung Nút giao với đường Võ Văn Kiệt kéo dài, đường gom dân sinh, một số hạng mục phục vụ quản lý, điều hành tiếp tục triển khai từ năm 2024, hoàn thành năm 2025.
Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 839/QĐ-TTg ngày 16/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện Dự án theo đúng quy hoạch được duyệt
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm toàn diện về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án và tính chính xác của các thông tin, số liệu trong báo cáo điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập, thẩm định, quyết định điều chỉnh dự án đầu tư theo đúng quy định pháp luật; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát, tổng hợp theo quy định.
Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy hoạch được duyệt, đúng quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đấu thầu; không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong quá trình thực hiện dự án.
Bộ Giao thông Vận tải chủ trì nghiên cứu, huy động các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục phục vụ quản lý, khai thác còn lại của Dự án (Hệ thống thu phí điện tử không dừng, Công trình kiểm soát tải trọng xe và Trạm dừng nghỉ) theo quy định, bảo đảm khai thác đồng bộ, hiệu quả. Bộ Giao thông Vận tải quản lý chặt chẽ chi phí trong tổng mức đầu tư của Dự án, trường hợp tiết kiệm được kinh phí, chủ động triển khai đầu tư một số hạng mục hạ tầng của Hệ thống thu phí điện tử không dừng theo quy định của pháp luật.
Bộ Giao thông Vận tải phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp và các bộ, cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai Dự án; chịu trách nhiệm toàn diện trong việc lựa chọn nhà thầu đủ năng lực thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của Dự án; phối hợp với Bộ tài chính và Bộ Giao thông Vận tải rà soát, cân đối nguồn vốn để triển khai Dự án theo đúng quy định pháp luật...
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long có trách nhiệm chủ trì triển khai đầu tư phần tuyến kết nối với nút giao Võ Văn Kiệt theo đúng quy hoạch được duyệt, đúng tiến độ cam kết tối đa trong giai đoạn 2026 - 2030, đúng quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đấu thầu, bảo đảm hoàn thành đồng bộ, phát huy hiệu quả đầu tư xây dựng công trình...
Hải Dương đề xuất đầu tư 345 tỷ đồng xây dựng đường gom Quốc lộ 5
Tại phiên họp tháng 10 (lần 2) của UBND tỉnh Hải Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương báo cáo UBND tỉnh Hải Dương về việc đề xuất chủ trương đầu tư dự án đường gom dọc quốc lộ 5 qua huyện Cẩm Giàng, với tổng mức đầu tư dự án dự kiến hơn 345 tỷ đồng. Thời gian thực hiện năm 2024-2026.
Phạm vi tuyến lập dự án xây dựng đường gom quốc lộ 5, đoạn qua địa phận huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). |
Dự án đường gom dọc Quốc lộ 5 phải tuyến từ ngã tư Ghẽ đi ngã tư Lai Cách (Km 40+240 - Km 43+870) các đoạn còn lại và từ Khu đô thị thương mại Lai Cách đến hết Công ty Giày Cẩm Bình bên trái tuyến (Km 44+205 - Km 44+795).
Mục tiêu đầu tư Dự án nhằm kết nối đồng bộ các đoạn tuyến đường gom trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, nâng cao khả năng khai thác, bảo đảm an toàn giao thông, cải thiện điều kiện đi lại, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 5.
Đồng thời, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong khu vực sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh; từng bước hoàn thiện hệ thống đường gom dọc hai bên quốc lộ 5 đoạn qua địa phận huyện Cẩm Giàng và tỉnh Hải Dương; góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội huyện Cẩm Giàng nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung.
Theo phương án đầu tư, đường gom bên phải quốc lộ 5 từ ngã tư Ghẽ (Km 40+240) đến ngã tư Lai Cách (Km 43+870) gồm 4 đoạn.
Cụ thể, đoạn 1 có điểm đầu giao với đường huyện 195B (khu vực nút giao ngã tư Ghẽ tại Km 40+240 quốc lộ 5); điểm cuối nối với đường gom qua khu công nghiệp Tân Trường tại Km 40+655 quốc lộ 5; chiều dài khoảng 419,5 m.
Đoạn 2 có điểm đầu nối tiếp đường gom Tân Trường (tương ứng Km 41+815 quốc lộ 5). Điểm cuối kết nối với đường gom khu công nghiệp Tân Trường (tương ứng Km42 quốc lộ 5), chiều dài đoạn tuyến khoảng 178,5m.
Đoạn 3 có điểm đầu nối đường gom Tân Trường (tương ứng quốc lộ 5 tại Km 42+142). Điểm cuối kết nối đường gom qua Kho bạc huyện Cẩm Giàng (tương ứng Km 43+120 quốc lộ 5), chiều dài đoạn tuyến khoảng 985m.
Đoạn 4 có điểm đầu giao với đường phố Nguyễn Danh Nho và đường gom qua Kho bạc huyện Cẩm Giàng (tương ứng Km 43+525 quốc lộ 5). Điểm cuối khu vực nút giao thị trấn Lai Cách (tương ứng Km 43+870 quốc lộ 5), chiều dài đoạn tuyến khoảng 301,65m.
Đường gom bên trái từ khu đô thị thương mại Lai Cách đến hết Công ty Giầy Cẩm Bình bên trái tuyến (Km 44+205 - Km 44+795 quốc lộ 5). Điểm đầu tuyến giao với đường phố Hòa Bình thuộc khu đô thị thương mại Lai Cách (tương ứng Km 44+190 quốc lộ 5). Điểm cuối hết khu vực Công ty Giầy Cẩm Bình (tương ứng Km 44+786 quốc lộ 5), chiều dài đoạn tuyến khoảng 593,5 m.
Tổng chiều dài các đoạn tuyến trên khoảng 2,48 km, xây dựng đường gom theo tiêu chuẩn tương đương đường cấp IV đồng bằng phù hợp với quy mô quy hoạch được duyệt. Dự án sử dụng khoảng 3,22 ha đất tại huyện Cẩm Giàng.
Tại phiên họp nghe báo cáo đề xuất, ông Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường gom Quốc lộ 5 qua huyện Cẩm Giàng.
Ông Châu đề nghị các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông - Vận tải và huyện Cẩm Giàng tiếp thu ý kiến của lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành tại cuộc họp, tiếp tục rà soát tổng mức đầu tư, nhất là kinh phí giải phóng mặt bằng, dự trù nếu kinh phí phát sinh vẫn nằm trong dự phòng. Giao Văn phòng UBND tỉnh hoàn thiện dự thảo để báo cáo Ban cán sự đảng, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cũng tại phiên họp này, UBND tỉnh Hải Dương đã xem xét các báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương về đề nghị ban hành Quyết định Danh mục các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương; báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án: Đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu Vạn kết nối quốc lộ 37 TP. Chí Linh với đường dẫn cầu Triều, thị xã Kinh Môn; Đầu tư xây dựng đường tỉnh 396 kéo dài (đoạn nối từ đường tỉnh 391 đến đường tỉnh 390); Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 391 đoạn từ TP. Hải Dương đến đường trục Đông - Tây, tỉnh Hải Dương. Xem xét báo cáo đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỷ lệ 1/2000 của Sở Xây dựng.
Dự án Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM cần 3,7 triệu m3 cát để thi công
Chiều 10/10, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, đại diện Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cho biết, Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM năm 2024 cần 3,7 triệu m3 cát để thi công.
Đến nay, các nhà thầu đã huy động về Dự án khoảng 1,1 triệu m3 cát từ các nguồn cát thương mại trong nước, cát từ Campuchia và cát được hỗ trợ cung cấp từ các địa phương để thi công Dự án.
Thi công đường Vành đai 3 đoạn qua huyện Hóc Môn TP.HCM - Ảnh: Lê Toàn |
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương đã cam kết hỗ trợ cho Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM với tổng khối lượng 10 triệu m3 cát, trong đó tỉnh Vĩnh Long là 1,4 triệu m3; Tiền Giang: 6,6 triệu m3 và Bến Tre: 2,0 triệu m3.
Hiện tại, các địa phương đã hỗ trợ hoàn thành thủ tục cấp phép được 2/13 mỏ. Dự kiến trong quý IV/2024 sẽ hoàn thành cấp phép 11/13 mỏ còn lại.
“Ban Giao thông cùng với các nhà thầu đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương để đẩy nhanh thủ tục cấp phép các mỏ còn lại và tăng cường huy động cát từ các mỏ cát đã được các địa phương cam kết hỗ trợ phục vụ cho Dự án, đảm bảo tiến độ đề ra” đại diện Ban Giao thông cho biết.
Dự án đường Vành đai 3 vùng TP.HCM dài 76 km, đi qua 4 địa phương gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An với tổng mức đầu tư 75.300 tỷ đồng
Dự án khởi công vào giữa năm 2023, hoàn thành phần đường chính vào năm 2025. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay tại dự án này là việc thiếu cát đắp nền đường.
Theo số liệu thống kê của Ban Giao thông TP.HCM, tổng nhu cầu cát đắp nền đường của toàn Dự án đường Vành đai 3, TP.HCM là 9,3 triệu m3, trong đó riêng đoạn đi qua TP.HCM cần 7,1 triệu m3 cát.
Đề xuất triển khai sớm Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng.
Theo đó, UBND tỉnh Bắc Kạn đề nghị Thủ tướng xem xét, giao Bộ GTVT đưa Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vào trong danh mục dự án dự kiến đầu tư của bộ này trong giai đoạn 2026 - 2030, đồng thời làm cơ quan chủ quản triển khai công trình.
Ảnh minh họa. |
“Trong quá trình thực hiện UBND tỉnh Bắc Kạn sẽ chủ động, phối hợp với Bộ GTVT để cung cấp các hồ sơ công tác chuẩn bị đầu tư dự án đã thực hiện”, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Kạn cam kết.
Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng là công trình hạ tầng đường bộ quan trọng, kết nối giữa cửa khẩu tỉnh Cao Bằng và Hà Nội (giảm khoảng 50 km so với hiện tại đi theo hướng Cao Bằng - Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội); giảm thời gian, chi phí di chuyển đến các cửa khẩu khu vực Đông Bắc (cửa khẩu Trà Lĩnh, cửa khẩu Tà Lùng,…).
Sau khi hoàn thành, Dự án sẽ kết hợp với tuyến cao tốc đã được đầu tư như: CT.05, CT.09 và các tuyến cao tốc đang được đầu tư như: CT.10, CT.15, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông cao tốc khu vực miền Bắc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung và của tỉnh Bắc Kạn nói riêng.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050, trục cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng (CT07) là trục cao tốc hướng tâm nối liền TP. Cao Bằng, TP. Bắc Kạn với thủ đô Hà Nội.
Đây cũng là trục cao tốc duy nhất của quốc gia đi qua địa phận tỉnh Bắc Kạn; về hướng Nam nối liền tỉnh Bắc Kạn với trung tâm kinh tếchính trị của cả nước là thủ đô Hà Nội; về hướng Bắc kết nối với tỉnh Cao Bằng và thông qua cửa khẩu quốc tế để giao thương hàng hóa với Trung Quốc.
Hiện nay, tuyến cao tốc CT07 đã đầu tư đưa vào sử dụng đoạn tuyến từ Hà Nội đến huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn và hiện nay Bộ GTVT đang triển khai các thủ tục đầu tư đoạn tuyến từ Chợ Mới đến TP. Bắc Kạn trong năm 2024 - 2026.
Đoạn tuyến cao tốc từ Bắc Kạn đến Cao Bằng đang được UBND tỉnh Bắc Kạn và UBND tỉnh Cao Bằng đã tổ chức hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 8/8/2024 của Thủ tướng về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, UBND tỉnh Bắc Kạn đang triển khai lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, theo đó nhu cầu đầu tư hạ tầng của tỉnh còn rất lớn, trong khi nguồn lực ngân sách trung ương dự kiến được phân bổ theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức của Trung ương cho tỉnh là rất thấp.
“Do đó khả năng huy động nguồn vốn ngân sách địa phương cho Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng là rất khó khăn”, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết.
Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội liên quan đến việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Trước đó, thông qua Ban Dân nguyện, cử tri TP. Hà Nội đề nghị Bộ GTVT sớm lập hồ sơ phương án tuyến tỷ lệ 1/500 Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, triển khai cắm mốc giới hành lang an toàn giao thông tuyến đường sắt tốc độ cao để công khai phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt cho người dân khu vực hai bên tuyến đường sắt đi qua yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Ảnh minh họa. |
Đối với vấn đề này, Bộ GTVT cho biết, theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm với chiều dài khoảng 1.545 km, lộ trình đầu tư trước năm 2030.
Hiện nay, Bộ GTVT đã hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, đã gửi Hội đồng Thẩm định nhà nước để thẩm định theo quy định làm cơ sở để trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Sau khi Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, Bộ GTVT sẽ phối hợp với UBND TP. Hà Nội triển khai cắm mốc giới phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông tuyến, ga theo quy định, làm cơ sở quản lý quỹ đất, để người dân yên tâm sản xuất, kinh doanh như kiến nghị của cử tri.
Theo đề xuất của Bộ GTVT, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố trên hàng lang kinh tế Bắc - Nam với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội; điểm cuối tại ga Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Tuyến đi qua 20 tỉnh/thành phố là Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP.HCM.
Dự án có chiều dài chính tuyến khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa; hạ tầng thiết kế với tốc độ 350 km/h, tải trọng trục 22,5 tấn/trục; bố trí 23 ga khách (quy hoạch 3 ga khách tiềm năng); 5 ga hàng hóa; 5 depot tàu khách, 4 depot tàu hàng; 40 trạm bảo dưỡng hạ tầng.
Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ có năng lực đáp ứng khoảng 133,5 triệu hành khách/năm (đối với tàu suốt Bắc - Nam); khoảng 106,8 triệu hành khách/năm (đối với tàu khách khu đoạn); vận chuyển hàng hóa đáp ứng khoảng 21,5 triệu tấn hàng hóa/năm (chưa bao gồm năng lực 18,5 triệu tấn/năm của tuyến đường sắt hiện hữu).
Ước tính tổng nhu cầu chiếm dụng đất của Dự án khoảng 10.827 ha, trong đó có 894 ha đất ở; 6.309 ha đất nông nghiệp; 30 ha đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; 2.567 ha đất rừng; 1.027 ha đất khác (giao thông, sông suối, đất chưa sử dụng...).
Nâng vốn nhà nước tại cao tốc Hữu Nghị - Lạng Sơn lên 70% tổng mức đầu tư
Công ty cổ phần cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vừa có văn bản gửi Tỉnh ủy Lạng Sơn, HĐND tỉnh Lạng Sơn, Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lạng Sơn; UBND tỉnh Lạng Sơn báo cáo các khó khăn, vướng mắc việc thu xếp tín dụng tại Dự án BOT tuyến cao tốc cửa khẩu cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
Thi công Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng. |
Theo đó, Công ty cổ phần cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng kiến nghị Tỉnh ủy Lạng Sơn có ý kiến chỉ đạo UBND tỉnh Lạng Sơn có văn bản tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ dứt điểm tồn tại của Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn; đề xuất điều chỉnh tăng tỷ lệ vốn Nhà nước hỗ trợ Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng lên 70% tổng mức đầu tư để ngân hàng có cơ sở thực hiện tài trợ vốn.
Mức vốn hỗ trợ của nhà nước tại Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng mà Công ty cổ phần Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đề xuất là tương tự Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, cùng qua khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023).
Công ty cổ phần Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng cũng kiến nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức kết nối Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang để cùng kiến nghị Quốc hội có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương trị giá 4.600 tỷ đồng cho Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và tăng tỷ lệ vốn ngân sách Nhà nước cho Dự án BOT tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng lên 70% tổng mức đầu tư để đảm bảo việc thu xếp tín dụng.
Bên cạnh đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn cũng được Công ty cổ phần Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đề xuất xem xét kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật PPP để tạo hành lang pháp lý tháo gỡ cho các dự án BOT đường bộ gặp khó khăn do doanh thu thực tế thấp hơn nhiều so với phương án tài chính đã được ký kết.
Cụ thể, đối với dự án đã đưa vào khai thác bị sụt giảm doanh thu nghiêm trọng do nguyên nhân khách quan (không do lỗi của nhà đầu tư), đã áp dụng các giải pháp theo quy định hợp đồng nhưng vẫn không khả thi, cơ quan có thẩm quyền bảo cao cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc bổ sung vốn nhà nước tham gia hỗ trợ để tiếp tục thực hiện hợp đồng, mức tối đa 70% tổng vốn đầu tư của dự án theo giá trị được kiểm toán, quyết toán.
Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng được khởi công ngày 21/4/2024. Ngay sau khi khởi công, liên danh nhà đầu tư do Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu đã cùng doanh nghiệp Dự án, nhà thầu thi công huy động 15 mũi thi công, 180 thiết bị, 350 nhân sự để đẩy nhanh tiến độ Dự án.
Ngày 13/3/2024, Ngân hàngthương mại cổ phần Tiên Phong (TP Bank) đã cam kết tài trợ vốn tín dụng 2.500 tỷ đồng và đã phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng.
Hiện nay, TP Bank đang thẩm định để cấp nguồn vốn tín dụng cho Dự án nhưng chưa xác định được việc cho vay hay không vì quan ngại về tỷ lệ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tham gia quá thấp.
Đáng chú ý, liên danh nhà đầu tư và TPBank đã nhiều lần đề xuất UBND tỉnh Lạng Sơn trong vai trò cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thay đổi cơ chế chia sẻ doanh thu đối với Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng.
Đề xuất này là có cơ sở bởi hiện tại, chủ trương đầu tư, hồ sơ mời thầu và hợp đồng BOT của Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng chỉ áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu tăng, không có cơ chia sẻ doanh thu giảm.
Bên cạnh đó, ban đầu, phần vốn ngân sách Nhà nước tham gia Dự án BOT tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng được Chính phủ và địa phương bố trí 6.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 55% tổng mức đầu tư), nhưng UBND Tỉnh Lạng Sơn đã phải điều chỉnh giảm để đảm bảo tỷ lệ tối đa theo quy định của Luật PPP.
Mặc dù Quốc hội và Chính phủ đã phê duyệt tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước nâng lên từ 53% đến 64% tổng mức đầu tư đối với các dự án PPP, Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vẫn gặp khó trong việc thu hút các Nhà đầu tư và ngân hàng cấp tín dụng.
TPBank bày tỏ quan ngại về tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước tham gia chưa đảm bảo hiệu quả, đồng thời trong trường hợp doanh thu thực tế không đạt kỳ vọng, Dự án cũng không được nhà nước chia sẻ, hỗ trợ theo quy định tại Điều 82 Luật PPP. Một nguyên nhân khác khiến TPBank thận trọng việc giải ngân vốn tín dụng xuất phát từ những vấn đề của Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, vốn tồn tại nhiều năm nhưng chưa được các cơ quan chức năng giải quyết thấu đáo.
Là tuyến đường kết nối với Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn từng bị đình trệ gần 5 năm, không có vốn ngân sách Nhà nước tham gia.
Khi đưa vào khai thác, lưu lượng xe thấp hơn nhiều so với dự báo ban đầu do nhiều yếu tố khách quan không phải do nhà đầu tư (Tập đoàn Đèo Cả) gây ra như: bỏ đi 1 trạm thu phí trên Quốc lộ 1, miễn giảm giá vé diện rộng… khiến doanh thu thực tế chỉ bằng 39% so với phương án tài chính ban đầu, không đủ trả gốc và lãi cho ngân hàng cung cấp tín dụng.
Nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã nhiều lần báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn những vướng mắc nêu trên.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã báo cáo Chính phủ tại các Văn bản số 402/BC-UBND ngày 13/8/2024, Tờ trình số 23/TTr-UBND ngày 6/3/2024, đề nghị bổ sung vốn NSNN 4.600 tỷ đồng vốn hỗ trợ dự án ̣(chiếm 37,75% tổng mức đầu tư, nhỏ hơn mức 50% quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật PPP). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được các cấp có thẩm quyền giải quyết.
“Đây là lý do khiến Dự án BOT tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng đã được ký kết hợp đồng dự án, nhưng đến nay, sau 6 tháng ký hợp đồng Dự án vẫn chưa thu xếp được vốn tín dụng”, đại diện Công ty cổ phần Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng cho biết.
Đề xuất bố trí 1.368 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có Văn bản số 13705/SKHĐT - PPP gửi UBND Thành phố đề xuất xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025 từ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Căn cứ vào nhu cầu vốn thực hiện Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất UBND Thành phố có công văn báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nguồn vốn Ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho Dự án là 1.368 tỷ đồng.
Điểm đầu của cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ nối với đường Vành đai 3, TP.HCM. |
Số vốn này sẽ được Thành phố dùng để thực hiện Dự án thành phần 3 (hỗ trợ bồi thường, tái định cư) đoạn qua TP.HCM.
Hiện nay, TP.HCM đang tiến hành đo đạc kiểm đếm, xác nhận nguồn gốc đất để ban hành các quyết định thu hồi đất. Khi được bố trí vốn sẽ tiến hành chi trả cho người dân để giải phóng mặt bằng.
Dự kiến TP.HCM sẽ bàn giao mặt bằng từ tháng 4/2025 để tiến hành thi công Dự án.
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT) được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số phê duyệt chủ trương đầu tư vào ngày 2/8/2024.
Dự án có tổng chiều dài 51 km; điểm đầu kết nối với đường Vành đai 3 - TP.HCM thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM; điểm cuối giao với Quốc lộ 22 ( Km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 19.617 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức PPP (Hợp đồng BOT).
Trong đó, phần vốn nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp là 9.943 tỷ đồng. Còn phần vốn Nhà nước tham gia vào dự án là 9.674 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 2.872 tỷ đồng; ngân sách TP.HCM 6.802 tỷ đồng).
(责任编辑:La liga)
- ·Đoàn kết, thống nhất hơn nữa để chiến thắng dịch bệnh, mang lại cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc
- ·36 tháng tù cho 3 đối tượng xúc phạm quốc kỳ
- ·Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Cảnh giác trộm, cướp
- ·Trong tháng 9
- ·Thủ tướng Israel chỉ đạo vụ trả đũa Iran từ 'pháo đài trú ẩn' Zion
- ·Thầy giáo dạy nấu ăn bị sát hại dã man
- ·Khởi tố giám đốc nhập thiết bị y tế cũ
- ·Hỗ trợ kinh phí thử nghiệm lâm sàng vaccine COVIVAC
- ·Lật container, hơn 30 tấn bột mì văng xuống đường
- ·Hà Nội hỗ trợ hơn 505 tỷ đồng cho người dân gặp khó khăn bởi đại dịch Covid
- ·Tạm giữ nghi can trong vụ đâm nhau trước quán bar
- ·Ông Donald Trump chọn cựu lãnh đạo CIA làm tân Đại sứ Mỹ tại Mexico
- ·Chém bảo vệ cao su, lãnh 14 năm tù
- ·Thanh tra diện rộng về quản lý thông tin di động: Xử lý 6.900 SIM rác
- ·Truy tố 11 con bạc nữ
- ·Nghi án con đánh chết cha ruột
- ·Trấn lột trắng trợn
- ·Hỗ trợ đổi xe máy cho người dân do cũ, quá nát, không đảm bảo chất lượng
- ·Vụ máy bay của Tổng thống gặp nạn: Iran tuyên bố 5 ngày quốc tang