【roma vs torino】Ngư dân cần trợ lực để bám biển
(CMO) Hiện giá cả các mặt hàng thực phẩm, nước đá, xăng dầu và các nhu yếu phẩm khác đều đồng loạt tăng, trong khi giá hải sản sụt giảm. Chưa bao giờ khai thác thuỷ sản khó khăn như bây giờ. Ngư dân càng đi càng lỗ. Ðó là chia sẻ của nhiều ngư dân khi nói về những chuyến ra khơi đánh bắt trong thời điểm dịch Covid-19.
Dạo quanh một vòng cửa biển Khánh Hội (huyện U Minh), ngay thời điểm ghe vào bờ theo con nước, chúng tôi gặp chị Nguyễn Kim Ngân (Ấp 3, xã Khánh Hội) đang bận tay sửa lại những chiếc áo phao và trang bị thêm những vật dụng cho chuyến ra khơi mới. Chị buồn bã: “Giờ ra khơi đánh bắt vì cái nghiệp, chứ không còn lời lóm gì hết. Mấy con nước nay, toàn huề vốn. Nếu không cho ghe ra khơi thì anh em ngư phủ không sống được, tiền đâu mà gửi về cho gia đình”.
Ở cửa biển này, hơn 60% số hộ dân hành nghề khai thác thuỷ sản, có hộ theo nghiệp “cha truyền con nối” như hộ chị Ngân. Chị Ngân tâm sự: “Nghề biển đâu chỉ “đấng nam nhi” mới xông pha được, phụ nữ chúng tôi cũng am hiểu lắm. Dù không theo ghe lênh đênh trên biển dài ngày đánh bắt, nhưng chúng tôi luôn là “hậu cần” cho các anh em và quản lý qua điện thoại”. Nhà chị Ngân có 3 đời làm nghề biển: ông nội chị, cha chị, rồi tới thời chị vẫn bám nghề “bà cậu” mưu sinh.
Ghe của chị Ngân chỉ đánh bắt mực. Trước đây, mỗi chuyến biển, chị còn lãi từ vài chục đến bạc trăm triệu đồng tuỳ theo con nước, nhưng nhiều tháng nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19, mặt hàng mực giảm giá sâu, hàng tồn đọng, thương lái không “ăn”, vận chuyển hàng đi tuyến trên càng khó hơn, nên những hộ hành nghề khai thác như chị Ngân gặp rất nhiều khó khăn.
Những ngư phủ theo ghe được trả công theo hình thức ăn chia tỷ lệ phần trăm, nếu trúng nhiều và giá sản phẩm ổn định thì thu nhập khá cao. Nhưng hiện giá mực giảm gần 50% so với trước dịch, nên đời sống anh em ngư phủ theo đó cũng khó khăn. Ðược biết, trước dịch, giá mực cỡ lớn bán cho vựa dao động từ 230.000-250.000 đồng/kg, nhưng giờ chỉ còn khoảng 130.000-150.000 đồng. Mực tầm trung và nhỏ giá thấp hơn nhiều.
Chị Ngân bùi ngùi: “Anh em bạn có thu nhập thì mới tiếp tục theo ghe mình làm bạn, toàn tâm khai thác. Chứ lênh đênh trên biển cả tháng trời mà không thu nhập được bao nhiêu thì sao nuôi nổi gia đình”.
Chị Ngân nhẩm tính: Trước đây, mỗi chuyến ghe chi phí từ 70-80 triệu đồng là đủ cho 1 con nước trên 20 ngày. Nhưng giờ tất cả các mặt hàng đều tăng giá, đặc biệt là giá dầu nên chi phí cho mỗi chuyến ra khơi phải trên 100 triệu đồng mới đủ. Nếu đánh bắt thất, trừ chi phí thì chủ ghe lỗ vốn.
Không riêng những ngư dân ở cửa biển Khánh Hội, ở các cửa biển khác trên địa bàn tỉnh cũng không ngoại lệ. Những con nước trước ngư dân còn “bóp bụng” cho tàu ra khơi, nhưng con nước này có chủ cho tàu nằm ụ. Theo một số chủ tàu, do mặt hàng thuỷ sản giảm, khi ăn chia không được bao nhiêu, nên giờ tìm ngư phủ cũng rất khó.
Chị Ngân mong muốn, Nhà nước hỗ trợ ngư dân trong việc đi lại, vận chuyển hàng hoá được thuận lợi hơn, đồng thời bình ổn giá lâu dài cho các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá xăng dầu.
“Dịch bệnh là tình hình chung của cả nước, người dân cũng chia sẻ khó khăn với Nhà nước, nhưng với giá cả như hiện nay thì ngư dân không bám trụ nổi”, chị Ngân bày tỏ.
Giá cả các mặt hàng được bình ổn là mong mỏi duy nhất cua ngư dân hiện nay. |
Về vấn đề này, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Ðể gỡ “nút thắt” cho ngư dân yên tâm bám biển khai thác, ngành chức năng đã tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm, kết nối với các trung tâm thương mại, siêu thị, giới thiệu lên các trang thông tin điện tử, trang thương mại điện tử... để hỗ trợ đầu ra cho ngư dân. Ðến thời điểm hiện tại, tình hình tương đối ổn định, giá các mặt hàng thuỷ sản có tăng nhẹ trở lại. Hiện ngành chức năng đang tiếp tục khẩn trương rà soát, nắm tình hình biến động, báo cáo, tham mưu với UBND tỉnh để có cách hỗ trợ hợp lý cho người dân”.
Giá cả các mặt hàng được bình ổn, kể cả đầu vào lẫn đầu ra, là mong mỏi duy nhất của ngư dân trong thời điểm khó khăn như hiện nay. Ðiều này mới giúp bà con yên tâm vươn khơi bám biển. Những con tàu vươn khơi đánh bắt không chỉ góp phần phát triển kinh tế biển, đảm bảo đời sống ngư dân mà còn giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc./.
Kim Cương
(责任编辑:La liga)
- ·Cách tra cứu điểm thi vào lớp 10 năm 2018 nhanh và chính xác nhất
- ·Những chiếc xe chiến đấu cực đỉnh của cảnh sát trên thế giới
- ·Quyết định số 29: “Cái phao” cho đồng bào Khmer nghèo
- ·Những chiếc xe phức tạp nhất từng được sản xuất
- ·Dự báo thời tiết: Hôm nay miền Bắc có mưa, Hà Nội trời rét
- ·Thaco xuất xưởng xe Kia Seltos
- ·MPV tháng 7: Suzuki Ertiga 'vượt mặt' Innova
- ·Ắc quy Graphene cho quãng đường di chuyển tốt hơn
- ·Nam Từ Liêm
- ·Bắt bệnh xe hơi qua màu sắc của khí thải
- ·Bộ Công Thương chủ động hỗ trợ tiêu thụ quả vải
- ·Lái xe ngủ gật, mất lái đâm xe rồi lao xuống ao
- ·Bộ đôi Super Cub hàng hiếm trả giá gần 400 triệu chủ xe chưa bán
- ·Honda Việt Nam xuất xưởng chiếc ô tô thứ 100.000
- ·Điểm chung của 4 tỷ phú đô la Việt Nam là gì?
- ·Thái Lan thúc đẩy thực hiện chính sách phát triển xe điện
- ·Top 5 mẫu sedan “ăn xăng như ngửi” trên thị trường hiện nay
- ·Sau giảm giá Toyota Rush tiếp tục được miễn phí 2 năm bảo hiểm thân vỏ
- ·Nghệ An: Cố vượt qua đường ray, xe bồn bị tàu hất văng 10m
- ·Những thương hiệu xe được yêu thích nhất tại Đông Nam Á