【kết quả kyoto sanga】An Giang nhìn nhận giá trị lịch sử, phát triển tiềm năng kênh Vĩnh Tế
Hôm nay (14/11),ìnnhậngiátrịlịchsửpháttriểntiềmnăngkênhVĩnhTếkết quả kyoto sanga UBND tỉnh An Giang phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai” (1824-2024).
Tại hội thảo, ông Lê Hồng Quang - Bí thư Tỉnh ủy An Giang - cho biết kênh Vĩnh Tế là một công trình lịch sử vĩ đại ở đồng bằng sông Cửu Long đầu thế kỷ 19. Trải qua 200 năm, con kênh này luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trên nhiều phương diện.
“Đây là tuyến giao thông huyết mạch, kết nối các vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa; cung cấp nước ngọt phù sa vun đắp cho ruộng đồng An Giang, cả vùng tứ giác Long Xuyên và toàn bộ diện tích tiếp giáp Campuchia. Đặc biệt, kênh còn đóng vai trò như một tuyến phòng thủ tự nhiên vững chắc để bảo vệ biên giới Tây Nam” - ông Quang nhấn mạnh.
Theo ông Quang, để phát huy hết tiềm năng của con kênh này cần thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tính cấp bách như: đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi trên trục chính; xây thêm hồ lớn dự trữ nước ngọt; nâng cấp, mở rộng các cửa khẩu và xây dựng các cụm dân cư vùng biên kết hợp với củng cố khu vực phòng thủ vững chắc để bảo vệ biên giới…
Nhìn nhận dưới góc độ quân sự, quốc phòng, Thiếu tướng, PGS.TS Vũ Quang Đạo - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - cho rằng kênh Vĩnh Tế như một chiến hào nhân tạo, dài và rộng, đủ độ sâu cần thiết ngăn chặn âm mưu và hành động xâm lấn của đối phương.
Thiếu tướng Vũ Quang Đạo cũng khẳng định việc thiết kế và thi công tuyến kênh sát biên giới cho thấy tầm nhìn vượt thời đại của vua quan nhà Nguyễn lúc đó, để lại cho chúng ta hôm nay một chiến lũy hiên ngang mà thơ mộng nơi biên cương.
PGS.TS Nguyễn Đình Lê - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội - thì nhận định tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu đang ảnh hưởng đến nước ta, đặc biệt ở vùng châu thổ sông Cửu Long, với hiện tượng thâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội đồng. Trong 10 năm qua, hơn 10 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn ngày càng nặng. Mặt khác, phía trên dòng chảy sông Mê Kông đang bị ngăn chặn bởi các nhà máy thủy điện… Vì vậy, theo ông Lê, việc phát huy tiềm năng kênh Vĩnh Tế một cách khoa học sẽ khắc phục được một số khó khăn do thiên tai hoặc con người đang gây áp lực cho toàn vùng Nam Bộ.
Hội thảo cũng ghi nhận hơn 50 bài viết, tham luận của các chuyên gia và nhà khoa học. Những bài viết này tập trung làm rõ vai trò lịch sử, những đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền, giữ vững quốc phòng, an ninh ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc của kênh Vĩnh Tế.
Kênh Vĩnh Tế dài gần 91km, bắt đầu từ bờ Tây sông Châu Đốc (tỉnh An Giang) nối với sông Giang Thành thuộc thành phố Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).
Kênh do danh thần Thoại Ngọc Hầu chỉ huy đào, khởi công từ năm 1819 và hoàn thành sau 5 năm.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Phân bón Cà Mau năm 2020: Thành công từ bản lĩnh, đồng lòng
- ·Nâng "chất" lao động xuất khẩu
- ·Báo Công Thương lần thứ 2 đoạt Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân
- ·Việt Nam là một tấm gương về con đường phát triển trong điều kiện khó khăn
- ·Xăng dầu đồng loạt tăng giá từ chiều nay
- ·Cần tăng bội chi và nợ công để kích thích, phục hồi nền kinh tế
- ·64 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải Búa liềm vàng lần thứ VI
- ·Đồng lòng, quyết tâm xây dựng đất nước ngày càng cường thịnh
- ·Vì sao khách hàng Việt 'tất tay' cùng ô tô điện Việt?
- ·Tổng thống Indonesia đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
- ·WHO theo dõi chặt chẽ 10 biến chủng COVID
- ·Những con số ấn tượng từ chuyến công du Hàn Quốc, Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội
- ·Thủ tướng: Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm nếu thiếu vắc xin
- ·Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Hoạt động khoa học và công nghệ bám sát nhu cầu thực tiễn, gắn với địa chỉ ứng dụng
- ·Nikkei Asia: Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về phục hồi sau đại dịch
- ·Đón nhận xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam
- ·Điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự Bộ đội Biên phòng
- ·Ngành điện tử trên đà tăng trưởng, phấn đấu trở thành trọng yếu nền kinh tế
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà, chúc mừng Lễ Giáng sinh