【girona vs mallorca】3 bài học khởi nghiệp từ người sáng lập Mobivi
Ông Dung Tấn Trung - Tổng giám đốc Mobivi
Bản năng sinh tồn
Ông Dung Tấn Trung sinh năm 1967. Ông đến nước Mỹ khi đã 18 tuổi và học toán - khoa học máy tính tại đại học Massachusetts,àihọckhởinghiệptừngườisánglậgirona vs mallorca học cao học khoa học máy tính tại đại học Boston và bỏ dở chương trình tiến sĩ để khởi nghiệp với OnDisplay.
Năm 1992, lần đầu tiên được làm quen với công cụ trình duyệt ở đại học Illinois, ông Trung đã nhận thấy ngay đây sẽ là cuộc cách mạng lớn trong ngành công nghệ thông tin. Lần khởi nghiệp đầu tiên của ông rơi đúng thời bùng nổ Internet và chính ý tưởng hay kết hợp điểm rơi thị trường đã giúp ông thành công lớn ở thung lũng Silicon.
Ông Trung chia sẻ: “Những ngày đầu tiếp xúc với internet, tôi rất bất ngờ bởi mình có thể tìm được rất nhiều thông tin chỉ bằng vài thao tác đơn giả. Tất cả mọi người ở mọi chỗ đều có thể đọc được thông tin và tiếp cận được các ứng dụng hữu ích trên internet.
Dù chưa có kinh nghiệm về tài chính, xây dựng công ty nhưng với ý tưởng sử dụng ứng dụng OnDisplay giúp các website xây dựng chức năng mua sắm so sánh (giá cả, ngày giao hàng, hàng có săn…) của nhiều nhà cung cấp dịch vụ/sản phẩm để người tiêu dùng khỏi phải đi nhiều nơi, tôi đã nghĩ tới xu hướng các website tự động tìm kiếm thông tin và xử lý thông tin sẽ xảy ra”.
Ý tưởng của ông Trung rất hay nhưng ứng dụng OnDisplay thời bấy giờ đang đi trước thực tiễn và nhu cầu nên ông đã gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận, thuyết phục đối tác, khách hàng bởi họ “không biết sử dụng ứng dụng ấy vào cuộc sống như thế nào” và “gặp 10 người thì 9 người không hiểu mình nói gì”.
Qua một quá trình tìm kiếm, thuyết phục các nhà đầu tư, một công ty đầu tư mạo hiểm của Mỹ là Matrix Partners đã đồng ý đầu tư cho ông 3,5 triệu USD để triển khai ý tưởng này. Sau thành công ban đầu từ những năm 1997, đến năm 1998 đã có hàng trăm, hàng nghìn công ty có nhu cầu và tìm đến ông.
“Khi đó, mình có sản phẩm, thị trường có nhu cầu. Cung cầu gặp nhau đúng thời điểm nên tôi đã có được thành công” – ông Trung cho biết. Ông cũng cho rằng, muốn khởi nghiệp trước hết phải có ý tưởng tốt, sau đó phải có tiền hoặc tìm được nhà đầu tư. Và cuối cùng, chính bản năng sinh tồn sẽ giúp con người ta sống và phát triển tốt được.
Xác định được mình là ai
Ông Trung đã chia sẻ câu chuyện lập nghiệp của một người bạn thân. Theo đó, công ty của người này chính thức được thành lập từ năm 2000. Trải qua rất nhiều thăng trầm, biến cố, đến nay công ty đã hoạt động ổn định và có doanh số khoảng 20 triệu USD/năm. Con số 20 triệu USD/năm nghe ra thì có vẻ lớn, tuy nhiên, nếu so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành, con số này chỉ bằng 1/4 - 1/5 doanh thu của họ.
Lý do: công ty luôn ổn định một mức doanh số trong khi các đối thủ lại có doanh số tăng vượt bậc, là bởi bạn của ông tuy là một người rất giỏi về kỹ thuật, về công nghệ nhưng lại không có công thức phát triển kinh doanh tốt.
Điều khó khăn nhất là trong tư duy xây dựng và phát triển công ty, người này lại không nhận ra điểm yếu của mình, lúc nào cũng cho rằng mình đúng, vì vậy không phát triển được đội ngũ nhân sự giỏi đẫn đến việc công ty chỉ luôn chững lại ở một doanh số nhất định mà không phát triển lớn hơn được.
Từ bài học của người bạn doanh nhân này, ông Trung rút ra bài học kinh nghiệm cho các bạn trẻ khi khởi nghiệp, đó là kỹ thuật, công nghệ tuy quan trọng nhưng không phải quan trọng nhất. Cái chính là phải hiểu mô hình kinh doanh và giải quyết được nhu cầu của khách hàng. “Mình có sản phẩm tốt mà người ta không mua được thì cũng không thành công. Vậy mình phải có mô hình phù hợp với thị trường và đó là cái quan trọng hơn công nghệ”, ông Trung nói.
Tìm lối đi riêng
Có dịp về Việt Nam vào năm 2007, ông Trung đã ngỡ ngàng khi thấy sự thay đổi của quê hương nên quyết định ở lại Việt Nam với mục tiêu ban đầu là xây dựng hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam – thị trường còn rất sơ khai lúc đó. Ông đã thành lập Mobivi và hiện nắm vị trí Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty.
Cũng tương tự như câu chuyện ứng dụng OnDisplay khi bắt đầu khởi nghiệp tại Mỹ, sản phẩm ví điện tử của ông đã gặp nhiều khó khăn khi phát triển tại Việt Nam bởi “không mấy ai có nhu cầu và họ cũng không hiểu dùng thanh toán điện tử vào việc gì".
Sau thời gian phát triển nền tảng, thị trường thanh toán điện tử và ví điện tử Việt Nam chững lại, ông đã tìm ngã rẽ và hướng sản phẩm của mình tập trung hơn vào doanh nghiệp.
Ngoài ra, ông còn liên kết với ngân hàng, cửa hàng gia dụng để cấp thẻ tín dụng cho nhóm đối tượng thu nhập thấp nhưng ổn định. Tuy lượng tiền chi tiêu không nhiều, nhưng nhờ số lượng lớn nên quy mô thị trường cho dịch vụ của ông vì thế cũng phát triển.
Cách đây 2 năm, ông đã đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp - phần lớn là các công ty sản xuất và tạo ra được một chương trình phúc lợi dành cho người lao động mang tên iCare.
Qua chương trình này, người lao động có thể được ứng tiền để mua sản phẩm trước, sau đó trả dần trong 6 tháng mà không phải chịu lãi suất gì. Công ty có trách nhiệm giữ lại lương và trả dần cho người lao động. Giải pháp này đã đánh trúng nhu cầu của xã hội bởi tầng lớp công nhân tại Việt Nam rất nhiều, họ không có nhiều tiền để có thể chi trả ngay lập tức các món sản phẩm lớn.
Tham gia chương trình này, họ có điều kiện mua sắm trước từng sản phẩm một, từ món đồ nhỏ nhất cho đến những món đồ lớn hơn và trả tiền sau hàng tháng mà không phải mất một đồng lãi suất nào.
“Chương trình này nhắm vào 4 giá trị đó là giúp người lao động có cuộc sống sung túc, khỏe mạnh, tri thức và bền vững” – ông Trung nói. Ông cũng cho biết, hiện chương trình này đã được nhân rộng ra ở các nước Lào, Campuchia… Trong năm 2015, sẽ mở rộng ra Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh.
TheoDoanh nhân Sài Gòn
Quá khứ cơ cực của nữ tỷ phú gốc Việt nổi tiếng phố Wall
(责任编辑:Thể thao)
- ·Gửi xe ô tô tầng hầm, cuộc chiến không hồi kết
- ·Mù mờ lái xe trên cao tốc
- ·Thống nhất cách hiểu, cách làm về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và Quỹ phát triển đất
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Đất nước chưa bao giờ có cơ đồ như hiện nay
- ·Quy định nguồn kinh phí giải quyết chế độ, chính sách trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Dự trữ quốc gia
- ·Ronaldo lập hat
- ·Quảng Trị: Bắt giữ hơn 90.000 khẩu trang y tế chuẩn bị xuất qua biên giới
- ·Cùng giúp nhau phát triển kinh tế
- ·Bắc Ninh: Xử phạt 50 triệu đồng cơ sở kinh doanh lượng lớn khẩu trang không rõ nguồn gốc
- ·Nỗi lo nhà bị cuốn phăng của 64 hộ dân ở Bình Định
- ·Lạng Sơn: Thu giữ gần 500kg thuốc bắc không rõ nguồn gốc
- ·Premier League 2017
- ·Bộ Tài chính cải cách mạnh mẽ, cải thiện môi trường kinh doanh
- ·Cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa bị cấm đi khỏi nơi cư trú
- ·Điểm chuẩn trúng tuyển Học viện Tài chính ba năm gần nhất
- ·“Búp bê Nga” Maria Sharapova: Sự trở lại có dễ dàng ?
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Thu ngân sách đóng góp quan trọng với kinh tế vĩ mô
- ·Sữa có đỉa là tin đồn thất thiệt và không tưởng
- ·Tranh cãi trong xử lý kho sầu riêng trái phép của nguyên Phó chủ tịch huyện