【nhan dinh inter milan】Quy định về an toàn thực phẩm đang là vướng mắc lớn nhất đối với DN thủy sản
TheđịnhvềantoànthựcphẩmđanglàvướngmắclớnnhấtđốivớiDNthủysảnhan dinh inter milano phản ánh của các DN XK thủy sản, thủ tục cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định ATTP đã và đang tạo ra không ít nhiêu khê và khó khăn cho các tổ chức, cá nhân. Theo quy định tại khoản 4, Điều 4, Nghị định 38/2012/NĐ-CP, việc chờ đợi ít nhất 15 ngày làm việc để được cấp “Giấy xác nhận” đang có tính chất tạo thêm một “Giấy phép con” cho các tổ chức, cá nhân, đi ngược lại tinh thần giảm bớt quy định và thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay.
Hơn nữa, hiện nay phương thức quản lý ATTP của nhiều nước trên thế giới (EU, Mỹ, Nhật Bản,…) không có phương thức tương tự và các nước chỉ thực hiện công tác quản lý nhà nước dựa trên 3 hoạt động chính: đánh giá điều kiện sản xuất, lấy mẫu phân tích và thanh, kiểm tra.
Mới đây, góp ý, kiến nghị cho Dự thảo 3 Nghị định sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATTP, VASEP đã kiến nghị Bộ Y tế điều chỉnh về phạm vi công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP đúng theo quy định tại Điều 12 của Luật ATTP và các Nghị quyết liên quan của Chính phủ như Nghị quyết số 103-2016 và Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP.
Theo đó, Dự thảo Nghị định cần đảm bảo rằng, chỉ đăng ký bản công bố hợp quy với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường; Bãi bỏ quy định cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP do không có quy định trong Luật ATTP và thực hiện thời gian 4 năm qua cho thấy sự bất cập, vướng mắc như tính chất của một “Giấy phép con”.
Miễn thực hiện việc công bố hợp quy và công bố sự phù hợp quy định ATTP, miễn ghi nhãn tiếng Việt Nam đối với thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam dùng để sản xuất xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu và nhập kinh doanh để sản xuất tiếp hàng xuất khẩu, không tiêu thụ tại thị trường trong nước (Mục 3, Nghị quyết 103/NQ-CP).
Thực tế hiện nay, Nghị định 38/2012/NĐ-CP đang quy định thủ tục đăng ký công bố hợp quy của các cá nhân, tổ chức có liên quan với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp, cấp lại, cấp đổi “Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy” có tính chất như là một hình thức cấp “Giấy phép con” và chưa đúng với tinh thần của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật ATTP cũng như tinh thần của Nghị quyết 19-2017/NQ-CP.
Theo các DN, bản chất của hoạt động đăng ký công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm của mình phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và DN tự chịu trách nhiệm về việc công bố đó. Tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm phải nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy và cơ quan thẩm quyền thực hiện tiếp nhận và trả kết quả bằng hình thức “Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy”. Hiện tại, các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về công bố hợp quy thuộc ngành khác như: Khoa học công nghệ, Xây dựng,… đều đang thực hiện hình thức này, chứ không cấp “Giấy Tiếp nhận công bố hợp quy” như ngành Y tế.
Để hoàn thành thủ tục công bố hợp quy cho nhiều loại sản phẩm, bao gồm sản phẩm cho tiêu thụ nội địa, DN cũng phải mất nhiều thời gian và chi phí. Theo quy định tại Nghị định 38, thời gian là 15 ngày làm việc, nhưng trên thực tế, thời gian để DN làm thủ tục để được cấp Giấy Xác nhận không chỉ là 3 tuần như qui định trên, mà thông thường còn mất nhiều thời gian hơn thậm chí là gấp đôi thời gian quy định.
Nguyên nhân là nhiều trường hợp sau khi đã chờ đợi đến đủ 3 tuần, DN lại mới nhận được thông báo là hồ sơ không đạt, yêu cầu DN lên nhận lại hồ sơ và văn bản Thông báo không đạt để về sửa lại hồ sơ. DN lại tiếp tục nộp hồ sơ và được tính lại từ đầu là 15 ngày làm việc. Do vậy, thời gian làm thủ tục công bố hợp quy của DN thường rất lâu, dẫn đến nhiều khi các đối tác không thể chờ đợi nên đã chuyển sang mua hàng của nhà cung cấp khác, làm DN mất khách hàng, mất cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Do đó, VASEP đã kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP theo hướng đơn giản hóa các thành phần của hồ sơ đăng ký hợp quy, thủ tục đăng ký công bố hợp quy, tiếp nhận đăng ký và thông báo tiếp nhận công bố hợp quy dựa trên các nguyên tắc: Việc nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy là do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm thuộc diện phải công bố hợp quy thực hiện; Cơ quan nhà nước chỉ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký và cấp “Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy”; Cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ sẽ: “kiểm tra hồ sơ xem hồ sơ có đủ không ngay khi DN nộp hồ sơ, và thời gian cấp “Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy” xuống còn tối đa là 3 ngày làm việc.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Giá vàng giảm mạnh, chuyên gia khuyến cáo gì?
- ·Tivi giảm giá sốc, nhiều mẫu chỉ còn dưới 3 triệu đồng/chiếc
- ·SeABank được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn dành cho doanh nghiệp
- ·Giá vàng hôm nay 26/11: Giảm sốc gần 100 USD/ounce
- ·Những điểm du ngoạn cuối tuần không thể bỏ qua ở Khánh Hòa
- ·Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- ·Đề xuất sửa Luật Thuế TNCN: Nâng mức giảm trừ gia cảnh, giảm số bậc biểu thuế
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Quốc hội 'chốt' áp thuế VAT 5% đối với phân bón
- ·Chuyên gia: Giá căn hộ Hà Nội cao ngất, vẫn chưa phải là 'đỉnh'
- ·Giá xăng dầu hôm nay 27/11: Tiếp tục đi xuống
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Giá cà phê hôm nay 24/11: Tiếp tục tăng mạnh
- ·Cửa hàng ở Hà Nội giảm giá 'đỉnh nóc, kịch trần' tới 90% nhân Black Friday
- ·Giá xăng dầu dự báo tăng mạnh trong kỳ điều hành ngày mai?
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Top những trải nghiệm không thể bỏ qua khi du lịch Đắk Lắk