【nhan dinh phat goc dem nay】Nhiều địa phương giải ngân vốn vay nước ngoài còn thấp
>> Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài
Chủ động triển khai tích cực các giải pháp
Mặc dù với nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và các chủ dự án, công tác giải ngân từ nguồn vốn đầu tư phát triển trong một số năm gần đây trong giai đoạn 2016 - 2020 đang có xu hướng đi xuống rõ rệt. Nếu như năm 2017, tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài đạt 78,4% dự toán được giao thì năm 2018 giảm xuống chỉ còn 59%. Đặc biệt trong năm 2019, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chỉ đạt ở mức 36,4% dự toán được giao.
Trước tình hình đó, trong năm 2019, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương để đánh giá tình hình giải ngân đầu tư công và đề ra giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện.
Nhằm mục tiêu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nói chung và giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài nói riêng, bước sang năm 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều biện pháp quyết liệt để chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương như: tổ chức hội nghị giải ngân trực tuyến toàn quốc; ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan chủ động triển khai tích cực các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân cụ thể như: tích cực đôn đốc các cơ quan chủ quản, chủ dự án đẩy nhanh tiến độ phân khai, nhập Tabmis và giải ngân vốn đầu tư công, vốn vay nước ngoài; xây dựng dự thảo nghị định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công theo Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 12/6/2020 của Chính phủ; tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ giải ngân các bộ, ngành có kế hoạch vốn lớn...
Tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, mặc dù tình hình có được cải thiện song tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nói chung và giải ngân vốn vay nước ngoài còn thấp với nguyên nhân có cả chủ quan và khách quan.
Theo báo cáo của các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính, tổng số vốn giải ngân từ đầu năm tới nay mới đạt 7.427 tỷ đồng tương ứng với 13,1% dự toán của năm 2020.
Giải ngân của các bộ, ngành trung ương được 2.815 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 15,46% so với dự toán được giao; trong đó 3 bộ giải ngân trên 20% so với kế hoạch vốn là: Bộ Giao thông vận tải (29%), Bộ Quốc phòng (27,6%), Bộ Y tế (27,3%); có 1 bộ chưa giải ngân phần vốn cấp phát đầu tư công là Bộ Công thương (dự toán được giao là 138 tỷ đồng).
Giải ngân của các địa phương được 4.611 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 11,98% so với dự toán được giao; trong đó 14 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân trên 20% kế hoạch vốn là: Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Sóc Trăng; trong đó Tây Ninh đạt 55%, Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 44,5%.
Tuy nhiên, có 10 địa phương chưa giải ngân phần vốn cấp phát đầu tư công là: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Tiền Giang.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương vẫn đang tiếp tục giải ngân phần vốn của năm 2019 chuyển sang là 7.198 tỷ đồng.
Về nguyên nhân của việc giải ngân thấp, Bộ Tài chính thấy rằng, nguyên nhân cơ bản xuất phát từ việc triển khai thực hiện dự án của các cơ quan chủ quản, các chủ dự án.
Mặc dù, vốn đầu tư đã được giao từ đầu năm nhưng cho đến nay vẫn còn một số bộ, địa phương chưa phân khai và nhập Tabmis hết dự toán được giao, khối lượng triển khai các hoạt động còn thấp.
Một số dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư (tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án, cơ cấu vốn,...), điều chỉnh hiệp định vay nên chậm triển khai.
Bên cạnh đó, thời gian thống nhất được với nhà tài trợ nước ngoài về các nội dung hoạt động của dự án như kế hoạch tổng thể, kế hoạch hoạt động chi tiết, thuê chuyên gia, tuyển chọn tư vấn... thường kéo dài.
Tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 cũng có ảnh hưởng lớn đối với tiến độ triển khai các dự án vay ODA, vay ưu đãi có các yếu tố gắn với nước ngoài như: nhập khẩu máy móc thiết bị, huy động chuyên gia, nhà thầu, tư vấn nước ngoài,...
Với khoảng 6 tháng còn lại của năm 2020, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ giao còn rất nhiều, đặt ra thách thức cho tất cả các bộ, ngành, địa phương. Nếu các bộ, ngành, địa phương không có những biện pháp kịp thời dẫn đến việc lặp lại trình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, vốn vay nước ngoài như các năm trước đây sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nỗ lực bình ổn kinh tế vĩ mô, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và ảnh hướng đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của giai đoạn trung hạn 2016 - 2020./.
Đức Minh
(责任编辑:World Cup)
- ·VPI dự báo giá xăng bán lẻ có thể giảm 4% trong ngày 2/10
- ·Một phần Intercontinental Hồ Tây thành căn hộ cho thuê
- ·Tình hình dịch COVID
- ·Singapore có 2 bệnh nhân đầu tiên tử vong, Thái Lan, Lào tạm đóng biên
- ·Hiệp định thương mại tự do và triển vọng về công nghiệp văn hóa ở Việt Nam
- ·Việt Nam ghi nhận bệnh nhân thứ 57 dương tính virus SARS
- ·Giảm diện tích quy hoạch KĐT Kiến Hưng
- ·Tình hình dịch COVID
- ·Chính phủ ban hành Nghị định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ
- ·Bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường trong mọi tình huống
- ·Việt Nam trong top 30 nước xuất nhập khẩu lớn toàn cầu, tăng trưởng vượt bậc trong ASEAN
- ·Vẻ đẹp viên ngọc thô Ngọc Vừng
- ·Chính thức công bố thêm hai bệnh nhân nhiễm COVID
- ·Hai bệnh nhân 61 và 67 ở Ninh Thuận được công bố khỏi bệnh
- ·Điểm tên bộ ngành, tỉnh thành có tỉ lệ giải ngân cao nhất, thấp nhất
- ·Little Vietnam bán hết 100% số căn chào bán đợt I
- ·Giá đất ở tuyến đường đắt nhất Cần Thơ tăng hơn 52%
- ·Bán căn hộ HHB Tân Tây Đô 12/6 triệu đồng/m2
- ·Từ 15h chiều nay 7/12, giá xăng, dầu đồng loạt giảm
- ·Dự án B5 Cầu Diễn im lặng đáng sợ (bài 2)