【hạng 2 nga】Hải quan TP.HCM tích cực thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
Từ ngày 6-5-2015,ảiquanTPHCMtíchcựcthựchiệnCơchếmộtcửaquốhạng 2 nga Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế đã chính thức được triển khai mở rộng tại TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Với lưu lượng hãng tàu, đại lý hãng tàu tham gia rất lớn, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển TP.HCM đã mang lại nhiều lợi ích cho các DN.
Phạm vi triển khai gồm các tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, 5 cơ quan Nhà nước chuyên ngành tham gia gồm Hải quan, Biên phòng, Cảng vụ Hàng hải (Bộ Giao thông vận tải), Cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế (Bộ Y tế), Cơ quan thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với tàu biển xuất nhập cảnh, quá cảnh, DN gửi các loại chứng từ theo quy định đến Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW), từ NSW chứng từ thuộc trách nhiệm xử lý của cơ quan nào sẽ được chuyển về cơ quan đó xử lý. Các cơ quan Nhà nước xử lý hồ sơ trên NSW qua mạng internet, riêng cơ quan Hải quan vẫn tiếp tục xử lý hồ sơ trên hệ thống E-manifest, kết quả xử lý của các cơ quan chuyên ngành được gửi trở lại NSW. Cơ quan Cảng vụ Hàng hải căn cứ kết quả xử lý của các cơ quan chuyên ngành trên NSW để quyết định cho phép tàu xuất cảnh, nhập cảnh.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường, khi triển khai Cơ chế một cửa quốc gia với các thủ tục quản lý tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cảng biển, thay vì phải sao chụp giấy tờ nộp cho 5 cơ quan quản lý Nhà nước, gồm: Hải quan, Biên phòng, Cảng vụ Hàng hải (Bộ Giao thông vận tải), Cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế (Bộ Y tế), Cơ quan thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bây giờ DN chỉ cần một lần khai điện tử trên Cổng thông tin điện tử quốc gia để chuyển tiếp tới các cơ quan có liên quan. Theo kế hoạch trong ASEAN, Cơ chế một cửa ASEAN sẽ tiếp tục trao đổi hàng loạt các chứng từ thương mại và vận tải bằng phương thức điện tử. Khi đó, việc thực hiện các thủ tục hành chính để lưu thông hàng hóa, dịch chuyển phương tiện giữa các quốc gia ASEAN sẽ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử với hồ sơ điện tử. Như vậy, hàng loạt các chứng từ phải nộp, phải xuất trình sẽ được đơn giản hóa, thậm chí loại bỏ, giảm chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động giao nhận và vận tải của các DN.
Là những DN được hưởng lợi trực tiếp từ Cơ chế một cửa quốc gia, ông Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Công ty Sinokor Việt Nam cho biết, với lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, tham gia Cơ chế một cửa quốc gia điều đầu tiên chúng tôi thấy có sự khác biệt rõ rệt so với thực hiện thủ công như trước đây, DN không phải in chứng từ nộp cho nhiều đơn vị quản lý như trước đây. Như vậy, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí cho DN. Cùng quan điểm này, đại diện Công ty UPS Việt Nam đánh giá cao việc cơ quan Hải quan triển khai thành công Hệ thống thông quan điện tử, đồng thời cùng với các bộ, ngành tham gia Cơ chế một cửa một cửa quốc gia đã tạo thuận lợi cho các DN, trong đó có các hãng tàu.
Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đã tạo nhiều thuận lợi cho DN vận tải biển do chỉ phải khai báo các chứng từ một lần và nhận kết quả xử lý trên NSW, thời gian xử lý hồ sơ do vậy cũng nhanh hơn. Trước đây, chứng từ của cơ quan nào DN phải khai, nộp riêng cho cơ quan đó và nhận kết quả xử lý riêng biệt từ các cơ quan này. Từ khi triển khai Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển đến nay, tại TP.HCM có 48 hãng tàu, 481 đại lý tàu biển đăng ký tham gia thực hiện thủ tục điện tử cho tàu biển trên NSW. Đội Thủ tục phương tiện vận tải xuất nhập cảnh- Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 2 đã làm thủ tục cho 1.454 tàu nhập cảnh, 1.848 tàu xuất cảnh, 260 tàu chuyển cảng đến và 337 tàu chuyển cảng đi. Công tác phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng được thực hiện thường xuyên trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, vì mục tiêu chung, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh và đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Về việc tra cứu giấy phép của các bộ, ngành, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực II đã triển khai thực hiện Công văn số 5887/TCHQ-CNTT ngày 30-6-2015 của Tổng cục Hải quan về việc tra cứu giấy phép của các bộ, ngành cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Tuy nhiên, theo Cục Hải quan TP.HCM, hiện nay các giấy phép của Bộ Công Thương đã có trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, nhưng lại chưa tra cứu được giấy phép do Bộ này cấp.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
- ·Kienlongbank phấn đấu tất toán 100% trái phiếu đặc biệt đã bán VAMC
- ·Có 250 gian hàng trong triển lãm ENTECH VIETNAM 2019
- ·Nếu bạn không để ý, thì đây là 5 nguyên nhân chính làm chậm chiếc máy tính Windows của bạn
- ·Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- ·Nguyên nhân Apple Watch sụt pin nhanh và cách khắc phục
- ·CEO Tim Cook bị chỉ trích ‘đạo đức giả’
- ·Sau Axie Infinity, thêm một dự án tiền mã hoá bị hack hàng triệu USD
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Doanh nghiệp nên ứng dụng IoT trong sản xuất để tạo khác biệt
- ·Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
- ·Ngân hàng gấp rút “chạy đua” chuyển đổi số sau dịch
- ·Doanh nghiệp nhái hàng Việt để tận dụng ưu đãi thuế: Cân nhắc vì quyền lợi chung
- ·Saigon Co.op và SCID khởi công xây dựng khách sạn 4 sao tại Cần Thơ
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Một thương hiệu ô tô nổi tiếng của Trung Quốc âm thầm dừng hoạt động ở Nga?
- ·Cáp quang biển APG gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởng
- ·Lavifood đầu tư nhà máy chế biến rau quả 100.000 tấn/năm tại Hải Phòng
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Sữa nước và sữa bột trẻ em của Vinamilk dẫn đầu thị trường