【cách dò số đề】Thu hút đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với tiềm năng
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ tại diễn đàn. Ảnh BTC |
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục là xu thế toàn cầu, Việt Nam luôn chú trọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục. Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế.
Tính đến 31/12/2019, Việt Nam đã có trên 500 dự án hợp tác đầu tư còn hiệu lực của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới trên 4,4 tỷ USD.
Với chính sách thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, đến nay Việt Nam hiện có 5 cơ sở giáo dục đại học và gần 100 cơ sở giáo dục ở các bậc học mầm non, phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài và hơn 450 chương trình đào tạo quốc tế được giảng dạy tại 70 cơ sở giáo dục đại học. Hệ thống cơ sở giáo dục ngoài công lập đã góp phần bổ sung nguồn lực cho giáo dục, cung cấp thêm cơ hội cho người học. Một số cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập đã khẳng định được chất lượng chương trình và phương pháp giảng dạy qua việc tích hợp giữa chương trình giảng dạy của Việt Nam với chương trình giảng dạy của các nước tiên tiến (như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Australia, Phần Lan...).
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Dante Brandi, Tổng lãnh sự Italia tại TPHCM nhấn mạnh, Italia không phải là nhà đối tác lớn nhất tại Việt Nam về giáo dục và đầu tư vào giáo dục so với những nước châu Âu và ngoài châu Âu khác, nhưng là một đối tác chiến lược, chất lượng và tâm huyết với lĩnh vực cực kỳ quan trọng này trong quan hệ hợp tác song phương. Từ năm 2013 Italia đã mở Văn phòng Uni Italia tại Việt Nam chuyên về quảng bá và hỗ trợ hợp tác giáo dục đại học.
Theo ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT, Việt Nam có số lượng lớn dân số trẻ, có truyền thống hiếu học và sẵn sàng đầu tư chi phí để được học tập tại các cơ sở giáo dục có chất lượng cao.
Hiện nay, có trên 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục chất lượng cao này còn có khả năng thu hút học sinh, sinh viên trong khu vực và quốc tế. Điều này cho thấy nhu cầu về việc xây dựng các chương trình giáo dục quốc tế có chất lượng cao tại Việt Nam là rất lớn.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, mặc dù việc thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đã đạt những kết quả nhất định nhưng còn chưa tương xứng với tiềm năng. Hoạt động hợp tác và đầu tư trong giáo dục còn đơn lẻ, chưa tạo sự đột phá trong toàn hệ thống. Đầu tư của nước ngoài vào giáo dục còn chiếm tỉ lệ nhỏ so với các ngành kinh tế -xã hội của Việt Nam.
Theo đó, để thu hút đầu tư hơn nữa cho giáo dục, các đại biểu đề xuất cần tạo điều kiện tối đa cho các trường đại học thực hiện mô hình thí điểm các giải pháp đột phá về ứng dụng công nghệ trong giáo dục; linh động thay đổi khung thời gian và đổi mới phương pháp đào tạo. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác công tư để có thể tối ưu hóa nguồn lực xã hội, chuyển từ cạnh tranh thành hợp tác cùng phát triển.
Bà Dương Thị Mỹ Linh, Giám đốc học thuật và phát triển đối tác tại Nisai Vietnam cũng cho rằng, phải tận dụng lợi thế về công nghệ hiện đại, học sinh đến từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội giao lưu và học trực tuyến tương tác theo thời gian thực với đội ngũ giáo viên nước ngoài…
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xin hãy cứu giúp 2 anh em mang trọng bệnh
- ·Chỉ 20% được tái chế sau sử dụng, còn triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm đi về đâu?
- ·Doanh nghiệp cùng chung tay chống rác thải nhựa
- ·Agribank nỗ lực thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển bền vững
- ·Người đàn ông câm điếc bất lực vì không tiền phẫu thuật bướu cổ
- ·Thay đổi nhận thức, bắt nhịp tiêu dùng xanh
- ·Phân loại rác tại nguồn: Hơn 300 mô hình ra đời, chung tay bảo vệ môi trường
- ·PVFCCo tổ chức phát động chương trình trồng cây xanh tại TP. Phan Thiết
- ·Khám chữa bệnh vượt tuyến được bảo hiểm chi trả đến đâu?
- ·Lấy 'Tăng trưởng xanh
- ·Thương 6 chị em mồ côi trong ngôi nhà xác xơ không cửa
- ·Môi trường bền vững
- ·TS Võ Trí Thành: Kinh tế tuần hoàn là vấn đề sống còn của nhân loại
- ·Pháp luật Môi trường đối với doanh nghiệp
- ·Ngã tư nhốn nháo giao thông
- ·Đà Nẵng vận động ngư dân phân loại và mang rác về bờ
- ·Phú Quốc hướng tới thành phố đảo không rác thải nhựa
- ·Ly, túi giấy
- ·Gái trẻ thành phố thua sao được bà vợ già ở quê
- ·Kêu gọi hành động, đưa ra hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa