【kết quả bóng đá myanmar】Nguyên Tổng cục trưởng Trương Quang Được với thời kỳ đầu hội nhập quốc tế của Hải quan Việt Nam
Sau vài phút tĩnh lặng sắp xếp lại ký ức,ênTổngcụctrưởngTrươngQuangĐượcvớithờikỳđầuhộinhậpquốctếcủaHảiquanViệkết quả bóng đá myanmar ông Trương Quang Được bắt đầu bằng câu chuyện khi được cấp trên giao trọng trách Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan năm 1989 (lúc đó ông đang làm Chủ tịch UBND TP Hải Phòng - PV): Khi tôi nhận nhiệm vụ, Tổng cục trưởng tiền nhiệm đã bàn giao cẩn thận các mặt công tác của ngành Hải quan. Tôi đã viết thư tham khảo ý kiến của cán bộ chủ chốt toàn ngành từ cấp trưởng, phó Cục, Vụ, Chi cục trở lên về tình hình thực tại, cách giải quyết nói chung và nguyện vọng cá nhân. Tôi đã nhận được sự trả lời nhiệt tình từ họ và trong số đó có nhiều nội dung rất thiết thực cho công việc… Sau đó, tôi đã cùng tập thể lãnh đạo Tổng cục Hải quan bàn bạc một cách toàn diện về công tác xây dựng ngành nhanh chóng chuyển biến về mọi mặt, nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đó có công tác đối ngoại nói chung và quan hệ hợp tác, học tập kinh nghiệm quốc tế nói riêng.
Thời kỳ này, đất nước vừa bước vào công cuộc Đổi mới. Hàng hóa XNK, người và phương tiện XNC gia tăng, hành vi buôn lậu và gian lận thương mại khá phức tạp, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của CBCC Hải quan phải được nâng lên để đáp ứng yêu cầu. Nguyên Tổng cục trưởng Trương Quang Được chậm rãi nói: Mặc dù ngành Hải quan được thành lập từ rất sớm nhưng khi đất nước bước vào đổi mới, hội nhập quốc tế, ngành Hải quan đứng trước những hạn chế, bất cập như: phương thức làm việc, luật pháp chưa hoàn chỉnh, thiết bị chưa hiện đại, trong khi đó các nước lại phát triển rất nhanh nên yêu cầu về hợp tác quốc tế của ngành Hải quan càng trở nên cấp bách. Với những bước đi đầu tiên trong quá trình hội nhập, nhận thấy cần mở rộng hợp tác nên tháng 6-1988, Tổng cục Hải quan đã thành lập Phòng Đối ngoại và sau này đổi tên thành Vụ Hợp tác quốc tế (8-1994). Vụ Hợp tác quốc tế đã làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục về phương diện này. Sự kiện Hải quan Việt Nam lần đầu tiên đăng cai, tổ chức thành công Hội nghị lãnh đạo Hải quan các nước xã hội chủ nghĩa lần thứ 27 tại TP. Hồ Chí Minh (tháng 9-1986) có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế của Hải quan Việt Nam sau này.
Với bối cảnh đất nước và ngành lúc bấy giờ, Tổng cục trưởng Trương Quang Được và tập thể lãnh đạo Tổng cục rất trăn trở về điểm bắt đầu của quá trình hội nhập và học hỏi quốc tế. Ông nói: “Khi đó, việc ban hành Pháp lệnh Hải quan năm 1990 đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước đối với công tác nghiệp vụ Hải quan trong việc tìm tòi, đón nhận các nghiệp vụ, thông lệ hải quan tiên tiến để nghiên cứu vận dụng vào quản lý của ngành trong tiến trình hội nhập của đất nước. Pháp lệnh Hải quan ra đời cũng là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước phát triển”.
Chia sẻ thêm về giai đoạn này, ông Trương Quang Được nhấn mạnh, muốn hội nhập, điều cần thiết là phải nhận thức đúng đắn chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, từ đó tăng cường phát huy học hỏi. Với quan điểm này, Lãnh đạo Tổng cục đã tổ chức một số đoàn cán bộ đi nghiên cứu ở Hải quan Cuba và thấy rằng bạn đã làm được một số việc. Thời kỳ này, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Liên Xô cũng tan rã… nhưng ta vẫn duy trì mối quan hệ với các nước truyền thống như Nga, Cuba, Đức, Trung Quốc… Đồng thời, nhận thấy mối quan hệ cần phải nhạy bén và mở rộng, do đó, Tổng cục Hải quan đã mạnh dạn đề xuất với Đảng, Nhà nước được đặt quan hệ hợp tác học hỏi kinh nghiệm với một số nước phát triển có trình độ quản lý tiên tiến về hải quan như Pháp, Hải quan Hoàng gia Anh tại Hồng Kông, Nhật Bản...
Những năm đầu thập niên 90, Hải quan Pháp đang có uy tín trong Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và có sự quan tâm đến Hải quan Việt Nam. Chính phủ Pháp nói chung và Hải quan Pháp nói riêng đang phát triển về thiết bị soi hàng, do đó có thể giúp về trang thiết bị cũng như trang bị kiến thức về nghiệp vụ hải quan. Được sự nhất trí của cấp trên, Hải quan Việt Nam đã bắt đầu làm việc với Hải quan Pháp. Trong nhiều buổi làm việc với các chuyên gia của Hải quan Pháp, Hải quan Việt Nam được các chuyên gia trong Chương trình Phát triển Liên hợp quốc giới thiệu về dự án tự động hoá hệ thống Hải quan (viết tắt là SYDONIA), hệ thống này Hải quan Pháp khởi thảo và đã ứng dụng ở một số nước. Đây là dự án viện trợ quốc tế đầu tiên đối với Hải quan Việt Nam, dự án cấp Nhà nước mang mã số VIE/91/007. Nhiều công việc đã được tiến hành. Trước hết là để các chuyên gia quốc tế giới thiệu cho lãnh đạo và cán bộ chuyên trách về nội dung chương trình và quá trình vận dụng vào công tác hải quan như thế nào.
Cùng thời gian này, Hải quan Việt Nam đặt quan hệ với Hải quan Hoàng gia Anh tại Hồng Kông, đây cũng là một trong những đơn vị hải quan quốc tế rất quan tâm đến quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam nên khi được phía Hải quan Việt Nam đề nghị, Hải quan Hoàng gia Anh đã đồng thuận sẵn sàng giúp đỡ. Sau này, chính Hải quan Hoàng gia Anh là một trong những lá phiếu quan trọng ủng hộ Hải quan Việt Nam gia nhập WCO. Đẩy mạnh hợp tác và học hỏi kinh nghiệm quản lý về hải quan, Hải quan Việt Nam còn đặt quan hệ với Hải quan Nhật Bản, thời gian này, Hải quan Nhật Bản làm Phó Chủ tịch WCO. Chính Hải quan Nhật Bản cũng muốn Việt Nam sớm tham gia WCO và xây dựng luật pháp, thể chế cụ thể về hải quan phù hợp với các cam kết của WCO.
Tiếp mạch câu chuyện với chúng tôi, ông Trương Quang Được nói tiếp: Có thể khẳng định rằng, Hải quan Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, tiến dần đến thông lệ của Hải quan quốc tế, trong đó có những cam kết trong khuôn khổ Hải quan ASEAN. Bên cạnh đó, Hải quan Việt Nam còn đóng vai trò điều phối viên lĩnh vực trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên mới gồm Hải quan Campuchia, Lào… nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên mới với các nước thành viên cũ của ASEAN. Thực hiện vai trò này, Hải quan Việt Nam đã tích cực, chủ động phối hợp với Ban thư ký ASEAN và Hải quan các nước đề xuất và thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật, đào tạo cho Hải quan Lào, Campuchia. Bởi với đặc thù hoạt động XNK và XNC không chỉ gắn liền với quan hệ giao lưu quốc tế mà còn có quan hệ với các ngành thuộc lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, an ninh, luật pháp và các địa phương trên cả nước nên ngành Hải quan là một trong những ngành có tổ chức hợp tác quốc tế chặt chẽ trong quá trình hội nhập thế giới và khu vực.
Nhớ lại quãng thời gian làm “thuyền trưởng” của “con tàu” Hải quan Việt Nam, ông Trương Quang Được cho rằng: Năm 1993, bằng việc gia nhập WCO, Hải quan Việt Nam đánh dấu bước phát triển của mình trong quan hệ quốc tế. Đây là cơ hội để Hải quan Việt Nam tiếp cận, khai thác vốn tri thức, kinh nghiệm của hơn 50 năm hoạt động của WCO, từ đó tích luỹ tri thức, kinh nghiệm cần thiết để khẳng định vị thế của Hải quan Việt Nam khi tiếp cận với các hoạt động Hải quan quốc tế trong các khuôn khổ, tổ chức quốc tế khác nhau. Việc tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về hải quan giúp Hải quan Việt Nam có được tiếng nói cần thiết về những vấn đề nghiệp vụ. Đây cũng là điều kiện, cơ sở nhận thức tình hình trong nước và quốc tế qua hệ thống các điều ước quốc tế của WCO giúp Hải quan Việt Nam đề xuất các bộ ngành, Quốc hội, Chính phủ ban hành Luật Hải quan sau này - cơ sở pháp lý cần thiết để hiện đại hoá công tác hải quan.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trương Quang Được (ngồi giữa) ký kết văn kiện |
“Năm 1995, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 3, đây có thể ví là lời chào của Hải quan Việt Nam với cộng đồng hải quan các nước ASEAN. 9 năm sau, năm 2004, Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 12 được tổ chức tại Hà Nội, đây được xem là mốc đánh dấu những kết quả trong quá trình tiếp cận ban đầu của Hải quan Việt Nam với Hải quan quốc tế, bắt đầu bước phát triển mới của Hải quan Việt Nam theo định hướng hiện đại hóa. Và năm 2014, Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 23 được tổ chức tại Đà Lạt mà Hải quan Việt Nam vinh dự làm Chủ tịch, đã khẳng định vị thế của Hải quan Việt Nam trong hợp tác quốc tế và hiện đại hóa hải quan”, ông Trương Quang Được nhấn mạnh.
Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, Hải quan Việt Nam đã đồng hành với sự nghiệp cách mạng của đất nước và thu được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, nổi bật là tham gia tích cực trong các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế. Trên “mặt trận” hội nhập và hợp tác quốc tế, Hải quan là một phần không thể thiếu trong mỗi khuôn khổ hợp tác dù là hợp tác toàn diện hay cơ bản. Hơn 20 năm đất nước đổi mới và hội nhập cũng là hơn 20 năm ngành Hải quan tăng cường công tác hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào quá trình hội nhập của đất nước.
Ông Trương Quang Được xúc động: “Tôi thực sự quan tâm và vui mừng khi Hải quan Việt Nam đứng vững và trưởng thành trong những năm qua. Hải quan Việt Nam đã vượt lên chính mình vì một mục tiêu lớn lao là góp phần đưa Việt Nam tiến bước sánh vai cùng cộng đồng quốc tế. Dẫu biết rằng con đường phía trước còn dài và nhiều thách thức nhưng với phương châm xây dựng Hải quan Việt Nam Chuyên nghiệp-Minh bạch-Hiệu quả thì tôi tin rằng Hải quan Việt Nam sẽ tiến mạnh và vững chắc trên con đường hợp tác, hội nhập và phát triển”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- ·Cà Mau phê duyệt kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm
- ·Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên thử hạt nhân bất kỳ lúc nào
- ·Đà Nẵng dừng cấp phép liên vận đường bộ với Lào và Campuchia
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Miễn tiền điện cho các cơ sở khám chữa và khu cách ly tập trung phòng chống dịch COVID
- ·Phòng chống tốt dịch Covid
- ·Cấp bách tăng trữ lượng dầu khí để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Hàn Quốc nỗ lực nối lại tiếp xúc liên Triều vào năm 2023 sắp tới
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
- ·Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc gặp nhau bên lề ADMM+
- ·NATO ra tuyên bố chung công bố khái niệm chiến lược mới
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Mỹ cam kết viện trợ 810 triệu USD cho các quốc đảo Thái Bình Dương
- ·Ông lớn' chứng khoán SSI bị phạt, truy thu thuế hơn 7 tỷ đồng
- ·Thứ trưởng Trần Quốc Phương tham gia Tổ công tác thi hành Luật Quy hoạch
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·NATO ra tuyên bố chung công bố khái niệm chiến lược mới