【kết quả bóng đá armenia】Lời giải nào cho bài toán thiếu cát sông ?
Bài 2: Phá thế “độc tôn” cát sông
Thay vì loay hoay tìm nguồn cát sông bổ sung làm kéo dài tiến độ thi công thì việc đẩy mạnh nghiên cứu đã mở ra cơ hội mới về vật liệu thay thế cát sông với chất lượng tương đương,ờigiảinochobitonthiếkết quả bóng đá armenia nguồn cung dồi dào.
Việc tìm ra nhiều vật liệu thay thế cát sông giúp mở ra kỳ vọng cho việc thi công cao tốc kịp tiến độ.
Tín hiệu lạc quan
Những phát hiện khoa học gần đây chứng minh, xâm nhập mặn, sụt lún đất, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển…, những loại hình thiên tai phổ biến này đang ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiến lược của ĐBSCL. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu hụt trầm tích đến từ hoạt động khai thác cát không bền vững.
Giảm phụ thuộc nguồn cát sông thông qua nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của các loại vật liệu thay thế cát là giải pháp cần thiết phòng chống thiên tai. Ông Lương Văn Hùng, đại diện Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) bày tỏ, nguồn cát ở ĐBSCL đang rất hạn chế, các địa phương cần tăng cường liên kết vùng. Đặc biệt, khu vực Đông Nam bộ được đánh giá có nguồn vật liệu thay thế đáng kể, có thể hỗ trợ bù đắp, tạo cân bằng nguồn vật liệu cho ĐBSCL.
Còn ông Hà Huy Anh, Quản lý quốc gia Dự án Quản lý cát bền vững ĐBSCL thuộc tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) Việt Nam thông tin, nhóm tư vấn của Đức đã xác định được 18 vật liệu có khả năng thay thế cát sông. Trong đó, có 8 loại có trữ lượng và tiềm năng rất cao ở miền Nam.
Vật liệu phổ biến đầu tiên ở ĐBSCL là tro trấu. Thống kê trong năm 2022, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 10,7 triệu tấn vỏ trấu, tương đương khoảng 1,9-2,7 triệu tấn tro trấu. Các nhà máy chế biến gạo quy mô lớn ở An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang là những địa phương có khả năng cung cấp nguồn vật liệu này. Thực tế thời gian qua, tro trấu đã được ứng dụng làm phụ gia sản xuất bê tông.
Tiếp theo là cát nghiền, được lấy từ đá phế thải, đá vụn tại các mỏ đá ở tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp… Viện Vật liệu xây dựng thống kê vào năm 2019, miền Nam có khả năng cung cấp 2,5 triệu m3 cát nghiền/năm. Thời gian qua, cát nghiền đã được ứng dụng làm vữa xây, trát, bê tông mác thấp (bê tông có cường độ chịu nén thấp) hay sản xuất gạch không nung.
Hay tro bã mía lấy từ các nhà máy đường có hoạt động đốt bã mía ở tỉnh Tây Ninh, Sóc Trăng cũng được ông Hà Huy Anh xác định là vật liệu thay thế hiệu quả. Ông Huy Anh đánh giá, trên thế giới, tro bã mía được nghiên cứu để thay thế cát trong vữa, bê tông. Tại Việt Nam, vật liệu này đã được nghiên cứu thay thế một phần xi măng trong sản xuất bê tông. Thống kê năm 2022, cả nước có khoảng 7,5 triệu tấn mía, như vậy có thể thu được 36.000-72.000 tấn tro bã mía.
Ngoài ra, các loại vật liệu khác như: bê tông tái chế (xà bần), xỉ đáy, xỉ lò cao, thủy tinh phế thải, cao su phế thải… cũng có nhiều tiềm năng làm vật liệu thay thế cát sông. Điển hình, từ 3,28 triệu tấn chất thải rắn/năm có thể tạo ra 0,33 triệu tấn xà bần/năm. Hay xỉ đáy từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than ở Trà Vinh, Đồng Nai, Hậu Giang có trữ lượng khoảng 940.000 tấn/năm.
Thời gian qua, nhiều nghiên cứu trong nước đã sử dụng bê tông tái chế trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông. Từ hiệu quả thực tiễn đó, ông Hà Huy Anh kiến nghị, ngành chức năng cần thúc đẩy phát triển vật liệu thay thế trong thời gian tới, tiến đến thúc đẩy sử dụng tiết kiệm cát trong các công trình.
Đặc biệt, trong xây dựng các tuyến đường cao tốc, có thể tính đến phương án xây cầu cạn, vừa giải quyết được vấn đề thiếu hụt cát, vừa duy trì được tính kết nối giữa nước và trầm tích, giữa lòng sông chính với các đồng bằng thông qua các kênh rạch.
Trữ lượng của các loại vật liệu trên được thống kê dựa trên thu thập số liệu báo cáo từ các địa phương. Hiện, WWF Việt Nam đang phối hợp với Viện Vật liệu xây dựng tiến hành đánh giá thực tế khả năng khai thác và cung cấp của từng vật liệu. Từ đó, xem xét hiệu quả và đưa ra chi phí… để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển vật liệu thay thế.
Vẫn cần thận trọng
Việc chuyển đổi từ cát sông sang sử dụng các loại vật liệu thay thế cần khoảng thời gian 5-10 năm. Do đó, ông Hà Huy Anh kiến nghị Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế pháp lý để thúc đẩy phát triển các loại vật liệu thay thế, mở rộng thị phần trên thị trường.
Liên quan đến vấn đề cát biển đưa vào thí điểm, ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, cho biết: Qua kiểm tra cát biển đạt các chỉ tiêu về mặt cơ lý. Còn về hóa học, đơn vị đã kiểm tra về hàm lượng độ mặn khi lấy và đưa vào công trường, có lắp đặt các vị trí để lấy các mẫu quan trắc nước ngầm, nước mặt trong quá trình thi công.
“Cứ 1 tháng lấy 1 lần, đến nay dự án đã lấy được 3 lần. Thứ nhất, từ biển bơm lên sà lan, có 1 lần rửa. Thứ hai, từ sông lớn bơm qua sà lan thì dùng nước sông bơm vào thì có 1 lần rửa. Hiện nay, môi trường xung quanh có độ mặn 8‰, trong nền đường khoảng 9‰. Để triển khai được cát biển này có 2 việc cần giải quyết. Một là ngành giao thông phải giải quyết cơ lý, môi trường có ảnh hưởng hay không. Hai là, các tỉnh ven biển đều có trữ lượng cát nhưng hiện nay duy nhất chỉ tỉnh Trà Vinh đã cấp một vài mỏ nhỏ, khoảng 1-2 triệu m3 để cho phép khai thác. Nếu muốn triển khai cái này, ngoài biển cũng làm quy hoạch, đánh giá, thủ tục để cho phép khai thác”, ông Trần Văn Thi thông tin.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng: Không hút mãi dưới sông được. Hút ở dưới sông lên bao nhiêu thì trên đất liền sẽ xuống sông bấy nhiêu, đó là quy luật cân bằng. Tuy nhiên, vì tính cấp bách của công trình, chúng ta nâng công suất nhưng phải lấy vấn đề môi trường, giám sát sạt lở là vấn đề ưu tiên số một. Giải pháp dùng cát biển phải tính toán 3 tiêu chí: cơ lý, môi trường, kinh tế. Nếu được, chúng ta dùng phương án này thay cho tất cả các mỏ cát trên sông. Cát trên sông chỉ để xây dựng, chứ san lấp thì lãng phí mà không có nguồn cung. |
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·100% hãng hàng không đã khai điện tử gửi đến Hệ thống một cửa quốc gia
- ·Đẩy mạnh tiêu thụ xăng E5: Cần cơ chế phù hợp
- ·Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án lưới điện
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Tổ chức hướng dẫn ôn tập, hệ thống hóa kiến thức thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
- ·Hải quan tăng cường quản lý chống gian lận nhập khẩu xăng dầu
- ·Ngành điện miền Nam: Hiện thực hóa nhiều dự án
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Ngành Hải quan: Thu thuế xuất nhập khẩu chỉ đạt 49.700 tỷ đồng
- ·Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- ·Chen chân ở chợ hoa lớn nhất Hà Nội lúc nửa đêm
- ·Dệt may ứng phó với đơn hàng ngắn
- ·Bị phạt 1,2 tỷ đồng vì thao túng cổ phiếu
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Chủ nhà báo giá cây hoa giấy 7 tỷ đồng khiến người đàn ông sốc, dân mạng 'bóc' sự thật
- ·Giá vàng tăng 1 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sau Tết
- ·Lạ mắt hoa đào như những chiếc chuông giá tiền triệu Tết Nhâm Dần năm nay
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Cục Hải quan Long An thu đạt 103% chỉ tiêu phấn đấu