【nhaf cái uy tín】Đưa IFRS vào áp dụng để hướng tới sự minh bạch
Xây dựng Đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam | |
Nhiều lợi ích khi Việt Nam áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS |
31/143 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát đã cho phép áp dụng IFRS. Ảnh: ST. |
Tất yếu
Chia sẻ về việc áp dụng IFRS,ĐưaIFRSvàoápdụngđểhướngtớisựminhbạnhaf cái uy tín Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh 3 điểm tất yếu. Trước hết là do yêu cầu của Chính phủ. Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 cũng như Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030 đặt ra yêu cầu phát triển bền vững, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Để làm được điều đó, đầu tư xã hội được quan tâm với mức đặt ra để thực hiện là 32-34% GDP. Trong đầu tư xã hội đó, đầu tư từ NSNN chiếm khoảng 7-7,5% GDP.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, để phát triển KT-XH bền vững, bao trùm thì yêu cầu minh bạch hóa, từng bước thực hiện chuẩn mực quốc tế với báo cáo tài chính là cần thiết để tạo ra môi trường kinh doanh công khai minh bạch, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là từ khu vực tư nhân - động lực quan trọng nhất cho phát triển KT-XH ở Việt Nam.
Điểm thứ hai được Thứ trưởng Bộ Tài chính nêu ra là yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2018, kim ngạch XNK của Việt Nam đã đạt con số 474 tỷ USD. Việt Nam đã tham gia trên 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó đều có các quy định về khuyến khích các dòng vốn đầu tư, khuyến khích tự do thương mại để phát triển kinh tế. Để làm được tất yếu phải thực hiện chuẩn mực quốc tế với báo cáo tài chính của cộng đồng doanh nghiệp.
Cuối cùng, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, một yêu cầu tất yếu nữa là về đổi mới quản trị quốc gia, đổi mới quản lý đối với khu vực tài chính quốc gia cũng như tài chính công.
Với nhận thức về sự cần thiết, tất yếu đó, ngay từ năm 2017, Bộ Tài chính đã bắt tay vào xây dựng Đề án về lộ trình và kế hoạch thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam.
IFRS yêu cầu thông tin được công bố phải tập trung phản ánh được diễn biến của thị trường tại thời điểm báo cáo. Việc này được thực hiện thông qua việc đánh giá lại giá trị hợp lý, giá trị có thể thu hồi của tài sản và nợ phải trả… chứ không phải chỉ là các thông tin quá khứ tại thời điểm phát sinh giao dịch (giá gốc).
Bởi vậy, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán theo cơ quan soạn thảo sẽ giúp gia tăng niềm tin cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp như các cổ đông, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng,.. bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước và công chúng.
Đặc biệt, theo Bộ Tài chính, hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đã có nhu cầu phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế hoặc dự kiến niêm yết trên sàn giao dịch quốc tế (như Vingroup, Vinamilk…) hoặc nhận được sự tài trợ dưới hình thức vốn vay của các định chế tài chính quốc tế.
Để thực hiện được điều này, theo quy định của hầu hết các nhà tài trợ quốc tế và cơ quan quản lý chứng khoán nước ngoài, việc trình bày thông tin tài chính theo chuẩn quốc tế là điều kiện bắt buộc.
Còn khó khăn trong ngắn hạn
Theo Bộ Tài chính, IFRS hướng đến việc trình bày tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp theo giá trị thị trường tại thời điểm báo cáo. Điều này đòi hỏi thị trường phải tương đối phát triển mới có thể cung cấp được các thông tin một cách đáng tin cậy. Trong khi ấy, thị trường Việt Nam hiện nay mới cung cấp được một số thông tin cơ bản, như giá cổ phiếu niêm yết, giá giao dịch các mặt hàng nhiên liệu, nông sản... Chưa kể, một số thông tin khác, như giá trị đất đai, tài nguyên còn có sự khác biệt lớn giữa giá công bố của Nhà nước và giá giao dịch thực tế.
Ngoài ra, để đánh giá khả năng thu hồi nợ và định giá doanh nghiệp còn cần các thông tin khác như độ tín nhiệm của doanh nghiệp, thị phần… nên việc áp dụng IFRS đối với một nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam có thể gặp một số khó khăn nhất định trong ngắn hạn.
Một điểm nữa là ý thức tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp ở một số doanh nghiệp chưa cao. Bộ Tài chính cho rằng, tâm lý không muốn công khai tình hình tài chính hoặc cố tình che giấu những yếu kém sẽ là lực cản đối với quá trình tiếp cận với thông lệ quốc tế. Cơ quan chức năng cũng đánh giá, khi áp dụng IFRS, các doanh nghiệp sẽ phát sinh một số chi phí đầu tư ban đầu phục vụ cho việc đào tạo lại nguồn nhân lực cũng như thay đổi hệ thống thông tin, phần mềm kế toán. Bộ Tài chính nhận định rằng, các chi phí đầu tư ban đầu là tương đối lớn. Tuy vậy, cơ quan soạn thảo cũng nhấn mạnh, xét về lâu dài thì những lợi ích từ việc minh bạch hóa thông tin, thu hút nhà đầu tư không những sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn các chi phí ban đầu.
Về lộ trình, IFRS có thể chia thành 2 giai đoạn: từ năm 2022-2025 và từ sau năm 2025. Cụ thể, giai đoạn 1 từ năm 2022 đến năm 2025 sẽ hướng đến việc cho phép doanh nghiệp tự nguyện áp dụng. Theo đó những doanh nghiệp lớn đã có nền tảng và đủ điều kiện về nguồn lực sẽ áp dụng IFRS trước để rút kinh nghiệm chung cho các doanh nghiệp khác.
Giai đoạn 2 sau năm 2025, trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả của giai đoạn 1, dự án sẽ mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng theo hướng vừa có đối tượng bắt buộc, vừa có đối tượng tự nguyện áp dụng IFRS.
Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Konaka Tetsuo: IFRS là một công cụ rất quan trọng, một mặt có thể hỗ trợ các nhà đầu tư có thông tin chính xác hơn về tài chính và có thể huy động được các nguồn vốn mang tính chất toàn cầu, song cũng là một công cụ tạo nên ảnh hưởng to lớn cho các hoạt động kinh tế của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nước. Ảnh hưởng đó lớn hay nhỏ, theo chiều hướng nào tùy thuộc nhiều vào việc áp dụng công cụ IFRS như thế nào. Tại Việt Nam, trong hơn 1 năm qua, JICA đã tiến hành khảo sát, điều tra với mục đích đưa ra cho Việt Nam những kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Á trong việc áp dụng IFRS. Đồng thời, cung cấp những thông tin phỏng vấn các cơ quan liên quan của Việt Nam về vấn đề này trong đó nhấn mạnh những lợi ích thiết thực của IFRS đối với Việt Nam. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bất ngờ cha di chúc hết tài sản cho người lạ mặt
- ·Nữ sinh lớp 6 xuất bản tiểu thuyết bằng tiếng Anh trên toàn cầu
- ·Đề minh hoạ môn Vật lý thi tốt nghiệp THPT 2025
- ·Làm rõ vụ việc 6 trẻ mầm non bị đánh bầm tím khắp cơ thể
- ·Tâm sự gửi chồng và người tình
- ·Vụ 'thủ khoa' thi lớp 10 phải thôi học sau thanh tra: Kỷ luật một nữ giáo viên
- ·Suất ăn trưa của học sinh một trường tiểu học ở Hà Tĩnh như cho 'người giảm cân’
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Trực chờ' hay 'chực chờ'?
- ·Xao lòng, tôi lên giường với tình cũ
- ·Làm rõ vụ việc 6 trẻ mầm non bị đánh bầm tím khắp cơ thể
- ·Hết thời hạn, đòi tiền cho vay được không?
- ·Bộ GD&ĐT 'sẽ tính toán lại' đề xuất miễn học phí con giáo viên
- ·Câu hỏi về tiền từng khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia 'đứng hình'
- ·Vụ 'thủ khoa' thi lớp 10 phải thôi học sau thanh tra: Kỷ luật một nữ giáo viên
- ·Gia sản trao cho…người xa lạ
- ·Vị vua nào trong sử Việt từng nhận cống phẩm là một con kiến?
- ·VinUni chính thức đảm nhận vị trí UNESCO Chair đầu tiên tại Việt Nam
- ·Ép học sinh giỏi toàn diện chẳng khác nào 'bắt cá leo cây'
- ·Xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm cơ hội giao thương
- ·Đề minh hoạ môn Địa lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025