会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【sassuolo – verona】Bí mật về những người!

【sassuolo – verona】Bí mật về những người

时间:2024-12-27 11:53:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:910次

Người Hà Nội vốn kín đáo nên khi nói tại đây có một bãi tắm tiên - mà chẳng phải ở đâu xa,ímậtvềnhữngngườsassuolo – verona nó nằm giữa lòng Thủ đô… - thì nhiều người không tin là có thật.

Bãi tắm tiên - nói theo cách văn hoa là “tắm nude”, còn nói dân dã như những người ở đây là “tắm truồng” - nằm ngay dưới chân cầu Long Biên, một cây cầu đã có lịch sử hơn 100 năm tuổi của Hà Nội. Đặc biệt hơn, bãi tắm này có hai khu với số lượng thành viên CLB “tắm tiên” vào mùa hè lên đến hàng trăm người.

Tắm tiên ở Hà Nội

Tắm tiên ở Hà Nội

Tôi tình cờ biết đến bãi tắm tiên này vì hay đi lang thang ở khu vực bãi giữa dưới chân cầu Long Biên. Đó là một không gian rất khác với Hà Nội thường nhật dù chỉ cách Bờ Hồ chưa đầy 2 cây số. Nếu lấy hồ Hoàn Kiếm là trung tâm (thường là người Hà Nội luôn mặc nhiên công nhận điều đó) và so về khoảng cách thì bãi giữa này còn trung tâm hơn nhiều những khu cao ốc ở… Mỹ Đình, Trung Hoà- Nhân Chính…

Không gian ở đây rất khác vì gần Tháp Rùa đến thế mà giống như một làng quê - có bãi mía, cánh đồng trồng ngô, có những nông dân ngày ngày trồng tưới, chăm sóc cho thửa ruộng nằm trên bãi bồi do phù sa sông Hồng tạo nên.

Không biết từ bao giờ những bãi tắm tiên này hình thành, chỉ biết rằng số lượng thành viên cứ đông dần lên khi họ có chung một thú vui và sở thích: tắm truồng và ngắm nhìn Hà Nội từ giữa dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa.

Các thành viên câu lạc bộ (CLB) tắm tiên tụ họp theo “ca sáng” và “ca chiều”. Vào mùa hè, “ca chiều” đông đúc hơn. Trong khi đó, vào mùa đông, để tránh rét, CLB tắm tiên lại tụ họp từ 10 sáng đến 12 giờ trưa. Anh Hoàng Anh quả quyết: “Tôi đã tắm tiên được gần chục năm nay và hầu như chưa ngày nào nghỉ. Những người ra đây không hẹn nhau, cũng không tụ họp ở những địa điểm khác. Không gian khiến chúng tôi quen biết nhau, gặp nhau và giao lưu chỉ nằm duy nhất ở bãi tắm sông Hồng này”.

Các thành viên bãi tắm tiên ở nhiều độ tuổi khác nhau, già có, trẻ có. Có người đã hơn 70 tuổi, còn trẻ thì mới chỉ đôi mươi. Nghề nghiệp của họ cũng rất khác nhau, đa phần đều là công chức hay về hưu. Ông Nguyễn Văn Bình, nguyên là một thầy giáo của một trường trung học ở Hà Nội, thường được “cư dân” tắm tiên gọi là “giáo Bình”, bảo: “Điểm chung gần như là duy nhất của hội tắm tiên này là tất cả đều yêu thiên nhiên và thích đi… xe đạp, không thích những nơi ồn ào, xô bồ”.

Theo ông “giáo Bình”, bãi tắm tiên ở chân cầu Long Biên không chỉ giúp những người yêu thiên nhiên được hoà mình vào dòng chảy tự nhiên nhất mà còn được ngắm nhìn rất nhiều cảnh đẹp của Hà Nội. Từ đây, nhìn về phía Nam là cầu Chương Dương, rồi cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì, phóng tầm mắt về phía Bắc có cây cầu Nhật Tân đang sắp đến ngày hợp long. Ngoái lại phía sau là khu phố cổ Hà Nội giờ cũng mọc lên nhiều cao ốc như vẻ đẹp chấm phá trong bức tranh Hà Nội cổ xưa

  “Nhiều người nghĩ chúng tôi bệnh hoạn”

Không phải cư dân Hà Nội nào cũng biết về bãi tắm tiên giữa lòng Thủ đô này, kể cả có biết thì không phải ai cũng đủ “dũng cảm” để mò xuống đây cũng như… nhập hội.

Trong ánh mắt và ý nghĩ của nhiều người “đứng đắn” thì đám đàn ông tắm tiên ở đây là "lũ người dở hơi”, bất bình thường, thậm chí “bệnh hoạn”. Họ nghĩ rằng chỉ những gã trai có vấn đề về giới tính mới thoải mái nude trước mặt nhau, thoải mái khoe cơ thể cho nhau xem và đôi khi họ bàn tán cả về chủ đề “súng ống” của nhau. Ông “giáo Bình” lúc đầu cũng không hoan nghênh những kẻ lạ mặt như tôi tìm đến để hỏi về những câu chuyện xung quanh bãi tắm này vì cũng đã có nhiều dư luận bàn tán không hay về bãi tắm và không gian của họ.

Nhưng sự thật mà tôi phát hiện ở bãi tắm tiên này ngược hẳn với những gì dư luận vẫn nghĩ. Không những không phải là “bệnh hoạn”, những người này còn nhờ tắm tiên mà sống hoà mình vào thiên nhiên và đầy lùi được bệnh tật.

Không ít người đàn ông trước khi đến bãi tắm này mang trong mình những căn bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, huyết áp cao, nhiều người béo phì đã nhiều năm và dùng đủ biện pháp, như ăn kiêng, mà vẫn không thay đổi được tình hình. Tuy nhiên, bãi tắm này như một phép màu đã thay đổi cuộc sống của họ.

“Đó là lý do giải thích tại sao, dù mùa đông lạnh cắt da cắt thịt nhiệt độ Hà Nội chỉ còn 5 độ C bãi tắm này vẫn xôm tụ, ngày lễ, ngày Tết cũng không có gì ngoại lệ”- ông “giáo Bình” chia sẻ. Ở đây, những người đàn ông mình trần như nhộng, làn da đen nhẻm vì cháy nắng cùng nhau bơi, cùng nhau tập thể dục, có người ngồi thiền, luyện yoga, có người tập chạy dọc bãi sông. Hình như khi được hoà mình vào thiên nhiên, nhiều căn bệnh do thời đại và sinh hoạt tạo nên dần tan biến.

“Khi tắm truồng cũng là lúc chúng tôi được lắng nghe cơ thể mình” - một người phân tích - “Vì thế, việc tắm tiên mang lại rất nhiều lợi ích về cảm giác và tinh thần chứ không chỉ là thể chất”.

Sau nhiều lần xuống với bãi tắm tiên này trở thành người bạn của các thành viên CLB, chính tôi đã được rủ xuống đây với lý do: “Nếu quan tâm tới bản thân và sức khoẻ của chính mình thì đây là một địa chỉ tuyệt vời. Hai tiếng mỗi ngày đều đặn trong vài tháng, bạn sẽ thấy sức khoẻ của mình thay đổi rõ ràng theo chiều hướng tích cực”- nhiều thành viên khuyên tôi như thế.

Họ trước đây cũng từng đi bơi ở những bể bơi bình dân có, cao cấp có, sang trọng cũng có trong thành phố nhưng rồi tất cả không thể chịu được cảnh bơi trong bể nước tù túng. Có một chi tiết lý thú nữa mà tôi tình cờ phát hiện, hầu hết các thành viên đến bơi ở đây đều đi xe đạp và đặc biệt, tất cả đều là dân Hà Nội “gốc” chứ không chỉ có “mác” Hà Nội hay “hộ khẩu” Hà Nội.

Tôi nhớ, nhà văn Nguyễn Việt Hà, tác giả của tập tạp văn “Con trai phố cổ” có một bài viết rất hay nói về bọn con trai sinh ra và lớn lên phố cổ Hà Nội. Anh gọi họ là những “gã cao bồi”. Ở bãi bồi ven sông này hình như cũng có những gã cao bồi mà tôi dám chắc thiếu họ, Hà Nội sẽ mất đi nhiều lắm sự thi vị.

Năm nào cũng có “rái cá” chết đuối

Điều duy nhất khiến tôi sợ khi đến bãi tắm này không phải là những người đàn ông mình trần, tất cả cùng nhau sinh hoạt trong không gian của họ như sống ở thời… nguyên thủy mà là việc năm nào ở bãi tắm này cũng có người chết đuối. Anh Lê Đức Long kể: “Những người đã xuống đây đều là những người bơi giỏi, có một số thành viên còn được gọi là rái cá sông Hồng nhưng vẫn có những tai nạn đáng tiếc”. Con nước sông Hồng êm đềm, hiền hoà là vậy nhưng năm nào cũng có người mất mạng trong tay hà bá. Chính vì thế, dù bơi không quần áo nhưng nhiều người vẫn quả quyết, tốt nhất khi đã xuống sông là phải có chiếc phao để đề phòng bất trắc.

Theo Người Lao động

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Ngang nhiên sang chiết gas trái phép từ nhãn hiệu này sang nhãn hiệu khác
  • Phó Thủ tướng: Chậm nhất từ ngày 10
  • Trung Quốc, Hàn Quốc xác nhận thêm số ca nhiễm virus SARS
  • Gia Lâm: Huyện và xã 'đá bóng' trách nhiệm
  • 3 nhược điểm của điều hòa treo tường người tiêu dùng cần biết trước khi ‘xuống tiền’
  • Một số quán ăn, trung tâm thương mại có bệnh nhân COVID
  • Phúc Hà triển khai dự án cao 25 tầng tại Nam An Khánh
  • Dừng xây dựng Khu du lịch sinh thái Thanh Thủy
推荐内容
  • Dùng thuốc finasterid chữa rụng tóc xuất hiện hành vi tự tử
  • Sáng 28/3, Bộ Y tế công bố thêm 6 ca mắc mới COVID
  • Nghệ An khởi công xây dựng nhà ở xã hội tại Vinh
  • Winvest LLC vướng dự án 4,1 tỷ USD ở Vũng Tàu
  • Ngừng bán kem bôi giảm đau cho bé khi mọc răng do chứa thành phần có hại
  • Tasco nhận bàn giao dự án Xuân Phương