【bxh bóng đá argentina】Khẩn trương hoàn thiện để doanh nghiệp, người dân được sớm thụ hưởng chính sách miễn, giảm thuế
Doanh nghiệp thêm nguồn lực vượt qua đại dịch |
Các chính sách hỗ trợ đã giúp cho người lao động và doanh nghiệp hồi phục |
Trình Quốc hội gói chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế khoảng 347 nghìn tỷ đồng |
Hỗ trợ thuế giúp doanh nghiệp tiếp tục vượt khó
Ngày 11/1/2022,ẩntrươnghoànthiệnđểdoanhnghiệpngườidânđượcsớmthụhưởngchínhsáchmiễngiảmthuếbxh bóng đá argentina Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 (Nghị quyết 43) về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân được sớm thụ hưởng chính sách miễn, giảm thuế, thuận lợi trong việc xuất hóa đơn cũng như kê khai, nộp thuế và triển khai thực hiện thống nhất trên toàn quốc, ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết, Bộ Tài chính đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị định quy định chính sách miễn, giảm thuế, theo Nghị quyết số 43.
Gói hỗ trợ về thuế cho doanh nghiệp trong năm 2022 được đánh giá sẽ có tác động tích cực tới tăng trưởng. Ảnh: TL. |
Hiện nay, dự thảo nghị định đã được trình Chính phủ. Ông Nguyễn Quốc Hưng - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính, cho biết Nghị quyết 43 yêu cầu, giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nghị quyết số 43 cũng cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.
Ông Nguyễn Quốc Hưng cho biết thêm, theo tính toán của Bộ Tài chính, dự kiến các chính sách này sẽ có tác động giảm thu ngân sách nhà nước của năm 2022 khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chính sách giảm thuế GTGT là khoảng 49,4 nghìn tỷ đồng; thực hiện chi phí được trừ đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 là khoảng 2 nghìn tỷ đồng.
“Số tiền thuế được hỗ trợ này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp, tổ chức và người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; đồng thời có tác dụng kích thích tiêu dùng, đầu tư; qua đó đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội” - ông Nguyễn Quốc Hưng cho hay.
Nghị định xây dựng theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân được sớm thụ hưởng chính sách miễn, giảm thuế, thuận lợi trong việc xuất hóa đơn cũng như kê khai, nộp thuế và triển khai thực hiện thống nhất trên toàn quốc, theo ông Nguyễn Quốc Hưng, ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết, Bộ Tài chính đã rất khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị định quy định chính sách miễn, giảm thuế, thực hiện Nghị quyết số 43.
Hiện nay, dự thảo nghị định đã được trình Chính phủ sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan, theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cũng như đăng trên Trang thông tin điện tử Chính phủ, Trang thông tin điện tử Bộ Tài chính để lấy ý kiến rộng rãi của tổ chức, cá nhân.
Theo lãnh đạo Vụ Chính sách thuế, việc xây dựng và ban hành nghị định của Chính phủ đảm bảo bám sát các nội dung quy định tại Nghị quyết số 43; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật thuế và pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Ngoài ra, nghị định được xây dựng theo hướng đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người dân; qua đó khuyến khích các doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Đảng và Nhà nước; đồng thời phù hợp với xu thế chung của thế giới về thực hiện các giải pháp hỗ trợ nhằm sớm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Về giảm thuế GTGT, ông Nguyễn Quốc Hưng cho rằng, để thuận tiện cho tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý thuế, đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật chuyên ngành, dự thảo nghị định đã nêu rõ hàng hóa, dịch vụ không được áp dụng giảm thuế GTGT theo các phụ lục ban hành kèm theo nghị định.
“Bộ Tài chính cũng hướng dẫn giảm thuế GTGT đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% (không phân biệt đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức hay hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh). Do vậy, việc áp dụng giảm thuế GTGT sẽ không phân biệt phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ hay phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu. Quy định này nhằm tạo điệu kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng chính sách” - lãnh đạo Vụ Chính sách thuế cho hay.
Về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam, chính sách này giống với quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị quyết số 128/2020/QH14 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và đã được hướng dẫn thực hiện cụ thể theo Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ.
Do vậy, Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể điều kiện cũng như hồ sơ thực hiện trên cơ sở kế thừa quy định tại Nghị định số 44/2021/NĐ-CP để các doanh nghiệp, tổ chức dễ dàng áp dụng. Bộ Tài chính đề xuất nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2022.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Quốc Hưng, cùng với việc thực hiện gói hỗ trợ thuế, phí, Bộ Tài chính cũng sẽ tiếp tục cải cách trên mọi mặt công tác: hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính theo hướng toàn diện và hiệu quả hơn.
Đồng thời, ngành Tài chính tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá các lĩnh vực quản lý của ngành, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan... là các lĩnh vực có liên quan nhiều và trực tiếp tới doanh nghiệp, người dân. Các biện pháp nêu trên nhằm tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp để cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứng
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- ·Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- ·Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- ·Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm