【banh trực tiếp】Nghị quyết Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Báo Hậu Giang trích đăng nội dung này gửi đến quý độc giả.
Đại biểu Quốc hội,ịquyếtVềthđiểmxửlnợxấucủacctổchứctndụbanh trực tiếp Phó Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Đặng Thế Vinh phát biểu tại hội trường Quốc hội.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu).
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý nợ xấu
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
3. Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nợ xấu
1. Nợ xấu quy định tại Nghị quyết này bao gồm:
a) Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15 tháng 8 năm 2017;
b) Khoản nợ được hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Việc xác định khoản nợ là nợ xấu căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Phụ lục theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản khoản nợ là nợ xấu khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này.
Điều 5. Bán nợ xấu và tài sản bảo đảm
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ.
Điều 6. Mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu
1. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được mua khoản nợ xấu đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng liên doanh và tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ.
3. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thỏa thuận với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này mua khoản nợ xấu với giá mua bằng giá trị định giá của tổ chức định giá độc lập; xử lý, bán, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu này sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý.
Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu phải thống nhất với tổ chức tín dụng lựa chọn tổ chức định giá độc lập.
(Còn tiếp)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Khuyến cáo thực hiện đợt cao điểm chống dịch Covid
- ·Nguy cơ ung thư gan ở nhóm người nhiễm HIV vì virus viêm gan C
- ·Vụ hàng trăm người ngộ độc sau ăn bánh mì: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm
- ·[Inforgraphics]: Những điều cần biết về 3 bệnh thường lây truyền qua đường tình dục
- ·‘Đại gia’ ô tô Việt bán hơn 16 nghìn xe trong 2 tháng, tặng dự án 600 tỷ đồng
- ·Loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ dưới 1 tuổi
- ·BV nhi tăng mạnh trẻ bệnh hô hấp nằm nội trú, cảnh báo tâm lý chủ quan
- ·Chỉ đi bộ để tập thể dục liệu có đủ?
- ·Thủ tướng: Lạng Sơn cần chú trọng hơn nữa phát triển nông nghiệp công nghệ cao
- ·Ngâm mình trong nước siêu bẩn dọn rác: Cẩn trọng những bệnh hiểm tấn công
- ·Xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón kém chất lượng
- ·Thẩm mỹ trẻ hóa bằng phương pháp "In One Session"
- ·Bộ Y tế phản bác thông tin toàn dân sử dụng muối i
- ·Chung tay vì người bệnh Alzheimer: Thêm yêu thương, giữ trọn ký ức
- ·Sau khi chạy ra nước ngoài, cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra bất ngờ lộ diện
- ·Gia tăng số người mắc bệnh "khó nói"
- ·Trà xanh: Pha nóng hay ủ lạnh mới tối ưu?
- ·Gần 270.000 người Việt tử vong do kháng thuốc kháng sinh trong 4 năm
- ·Hội nghị thượng đỉnh Mỹ
- ·Cặp đôi "đồ nướng, bia lạnh" đặc biệt có hại cho gan