【tỷ lệ nha cai】Báo động ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam
Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam,áođộngônhiễmnguồnnướctạiViệtỷ lệ nha cai Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng phối hợp với các tổ chức quốc tế có đánh giá tổng thể tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm nguy cơ và kiểm soát tình trạng ô nhiễm.
Những con số đau lòngHệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn hồ, ao. Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của các loài động, thực vật và hàng triệu người. Tuy nhiên, những nguồn nước này đang bị suy thoái và phá hủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khác nhau. Thậm chí nhiều con sông, đoạn sông, ao, hồ đang “chết”.
Mức độ ô nhiễm nước đang ngày càng gia tăng do không kiểm soát nguồn gây ô nhiễm hiệu quả. Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người, làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống. Tại một số địa phương của Việt Nam, khi nghiên cứu các trường hợp ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ, đã thấy 40 - 50% là do từ sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Một đoạn sông Nhuệ tại xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội.
Thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên môi trường trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém và gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia - Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy hiện trạng môi trường nước mặt lục địa nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Miền Bắc tập trung đông dân cư (đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng) lượng nước thải đô thị lớn hầu hết của các thành phố đều chưa được xử lý và xả trực tiếp vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông. Ngoài ra một lượng lớn nước thải công nghiệp, làng nghề cũng là áp lực lớn đối với môi trường nước.
Một số sông ở vùng núi Đông Bắc như: Chất lượng sông Kỳ Cùng và các sông nhánh trong những năm gần đây giảm sút xuống loại A2, sông Hiến, sông Bằng Giang còn ở mức B1. Đầu nguồn (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang) vài năm gần đây mùa khô xuất hiện hiện tượng ô nhiễm bất thường trong thời gian ngắn 3 - 5 ngày. Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số vượt QCVN 08:2008 - A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1 (đoạn sông Hồng từ Cty Super Phốt phát và hóa chất Lâm Thao đến KCN phía nam TP.Việt Trì), các thông số vượt ngưỡng B1 nhiều lần. So với các sông khác trong vùng, sông Hồng có mức độ ô nhiễm thấp hơn.
Sông Cầu thời gian qua nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, KCN và các làng nghề thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh. Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ô nhiễm trên lưu vực sông Cầu và tình trạng ô nhiễm nặng gần như không thay đổi. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy nhiều đoạn bị ô nhiễm tới mức báo động, vào mùa khô giá trị các thông số BOD5, COD, TSS… tại các điểm đo vượt QCVN 08:2008 loại A1 nhiều lần. Sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng sau khi tiếp nhận nước từ sông Tô Lịch. Lưu vực sông Mã riêng thông số độ đục rất cao, do lượng phù sa lớn và hiện tượng xói mòn từ thượng nguồn.
Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm do việc đổi dòng phục vụ các công trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên sông Ba vào mùa khô). Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm nước mặt chủ yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Sông Đồng Nai khu vực thượng lưu sông chất lượng nước tương đối tốt nhưng khu vực hạ lưu (đoạn qua TP. Biên Hòa) nước sông đã bị ô nhiễm.
Sông Sài Gòn trong những năm gần đây mức độ ô nhiễm mở rộng hơn về phía thượng lưu. Sông Thị Vải các khu vực ô nhiễm trước đây đã từng bước được khắc phục một số điểm ô nhiễm cục bộ. Hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long nước thải nông nghiệp lớn nhất nước (70% lượng phân bón được cây và đất hấp thụ, 30% đi vào môi trường nước). Vì vậy chất lượng nước sông Tiền và sông Hậu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (mức độ ô nhiễm sông Tiền cao hơn sông Hậu). Sông Vàm Cỏ bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố: Hoạt động sản xuất từ nhà máy, khu dân cư tập trung. Sông Vàm Cỏ Đông có mức độ ô nhiễm cao hơn sông Vàm Cỏ Tây.
Chia sẻ kết quả nghiên cứu với các con số, hiện tượng đáng báo động, PGS.TS Phạm Văn Lợi, Viện trưởng, Viện Khoa học Quản lý môi trường (Tổng cục Môi trường) chia sẻ: “Chất lượng nước bị ô nhiễm đến mức báo động do hàm lượng dinh dưỡng, chất hữu cơ, cặn lơ lửng vượt chuẩn cho phép như sông Cầu, Thị Vải, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai… Ô nhiễm nước không giảm mà ngày càng gia tăng. Hiện chưa có văn bản cụ thể, chuyên biệt quy định về kiểm soát ô nhiễm nước”.
Cần có một Luật kiểm soát ô nhiễm nước
Có thể nói rằng, để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về tài chính, khi triển khai các biện pháp khắc phục vẫn chưa có khung pháp lý cụ thể. Đây chính là những nguyên nhân dẫn tới làng nghề Bình Yên (Nam Định) có kênh “bùn” cao hơn mặt ruộng dài 700m/tổng chiều dài 2km đổ ra sông.
Hay sông Nhuệ ngay dưới chân cầu Diễn Hà Nội rác ngập, cá chết nổi trắng sông Đồng Nai… Theo ông Đặng Ngọc Dĩnh - Liên minh Nước sạch: “Các văn bản luật pháp về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước của Việt Nam còn nhiều bất cập: Khâu “ngăn ngừa” chưa được quan tâm đúng mực; khâu xử lý chưa triệt để, thông tin giám sát ô nhiễm và chất lượng nước chưa công khai. Vai trò cộng đồng trong “giám sát” mờ nhạt và đặc biệt nội dung ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước trong văn bản chưa đầy đủ, chi tiết. Vì vậy cần phải có Luật ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước Việt Nam trong thời gian tới”.
Cùng chia sẻ về việc cần có một văn bản cụ thể, chuyên biệt quy định về kiểm soát ô nhiễm nước, PGS. TS Phạm Văn Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học Quản lý môi trường - Tổng cục Môi trường cho rằng: “Do nội dung cụ thể về kiểm soát ô nhiễm nước chưa được quy định nên hiệu lực pháp lý về kiểm soát ô nhiễm nước chưa cao. Các nội dung liên quan kiểm soát ô nhiễm nước nằm rải rác trong một số văn bản. Công tác thi hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước ở địa phương chưa được triển khai, ví dụ như xử phạt hành chính đối với bảo vệ môi trường nước. Do đó cần có Luật riêng quy định về bảo vệ môi trường nước, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước”.
Hơn 100 các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu đều cho rằng, cần có một luật riêng quy định về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay bà Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng có ý kiến về giải pháp trước mắt được khá nhiều các chuyên gia đồng tình như: “Tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng xảy ra chủ yếu ở hàng ngàn những khúc sông, suối nhỏ, các thủy vực gắn liền với khu cụm công nghiệp, các làng nghề và các khu đô thị. Các nguồn ô nhiễm khác bao gồm từ các hoạt động nông nghiệp, các khu dân cư. Do tính chất đa dạng của các chất gây ô nhiễm và độ bao phủ xuyên biên giới của nước, trong khi chờ đợi một Luật kiểm soát ô nhiễm nước ra đời các ưu tiên xử lý và khôi phục triệt để nên tập trung vào các sông suối nhỏ đang bị ô nhiễm”.
Từ thực tiễn đến chính sách còn khoảng cách khá xa. Thực tiễn đã xảy ra nhưng không có trong chính sách, để có cơ sở xây dựng chính sách sát thực tế, ông Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Môi trường khẳng định: “Hiện nay, Luật bảo vệ Môi trường 2005 tiếp tục sửa đổi, dự kiến Luật Môi trường mới sẽ được trình vào kỳ họp tháng 5.2014. Qua đây, chúng tôi những nhà quản lý được nghe thêm ý kiến đóng góp. Hiện nay Tổng cục đang tăng cường phối hợp với cơ quan nhà nước để thanh kiểm tra hạn chế tình trạng vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước như trường hợp Nicotex Thanh Thái”.
Theo Lao động
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Mở đợt cao điểm kiểm tra việc kinh doanh mặt hàng đường cát
- ·Dự báo giá cà phê ngày 9/8/2024: Tiếp đà tăng nóng trở lại
- ·Tiêu hủy hàng nghìn sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu
- ·Giá vàng hôm nay (23/7): Giá giảm xuống thấp nhất hơn một tuần
- ·Thủ thuật kiểm tra Macbook cũ trước khi mua để không 'mất tiền oan'
- ·Tỷ giá hôm nay (27/7): Tỷ giá USD tiếp tục giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới
- ·Phương án của Việt Nam khi COVID
- ·Phòng khám đa khoa chất lượng cao VNMED
- ·'Lưu ý bất di bất dịch' khi sử dụng điều hòa ô tô vào mùa đông
- ·Không để bệnh nhân tự mua thuốc, vật tư y tế
- ·Sản xuất sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, Dược Đồng Nai bị xử phạt
- ·Ngành lọc máu Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực Đông Nam Á
- ·Nga nói kiểm soát hoàn toàn Avdiivka, Đức bác việc tham gia xung đột Ukraine
- ·Ông Trump 'vui' khi Tổng thống Putin muốn ông Biden tái đắc cử
- ·Xử phạt 38,5 triệu đồng đối với công ty sản xuất khẩu trang không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố
- ·Vaccine phòng COVID
- ·Gần 92% cơ sở khám chữa bệnh triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip
- ·Nghị sĩ Cộng hòa đề xuất ông Trump nhận giải Nobel Hòa bình
- ·Cảnh báo ô tô bị chảy dầu gây hỏng hóc động cơ, mất an toàn giao thông
- ·Ngăn chặn cúm gia cầm H5N1 xâm nhập