【kết quả mỹ hôm nay】Miễn học phí cho các bậc học phổ cập: Thực hiện theo lộ trình phù hợp
Với nhiều nhu cầu chi cho giáo dục thì cần có phương án,ễnhọcphíchocácbậchọcphổcậpThựchiệntheolộtrìnhphùhợkết quả mỹ hôm nay lộ trình miễn học phí thích hợp, bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) hài hòa giữa việc bố trí để thực hiện chính sách an sinh giáo dục với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học. * PV: Ông có thể cho biết nguồn thu từ học phí của các cấp học phổ cập trong thời gian qua được sử dụng như thế nào, thưa ông? - Ông Nguyễn Quang Thành: Theo quy định của Pháp lệnh Phí, lệ phí năm 2001 thì học phí là một loại phí, khoản thu từ học phí là khoản thu thuộc NSNN. Tuy vậy, với chủ trương khuyến khích phát triển giáo dục, toàn bộ khoản thu từ học phí đều được để lại cho các cơ sở giáo dục và đào tạo. Hàng năm NSNN chỉ thực hiện ghi thu - ghi chi để phản ánh khoản thu này vào NSNN theo đúng quy định của Luật NSNN. Nguồn thu từ học phí không tính vào tổng chi 20% NSNN dành cho giáo dục hàng năm. Ông Nguyễn Quang Thành Hiện nay, theo quy định của Luật Giá (2012) và Luật Phí, lệ phí (2015) thì việc thu và sử dụng học phí của các cơ sở giáo dục và đào tạo được quản lý và sử dụng theo cơ chế giá (giá dịch vụ giáo dục, đào tạo). Tóm lại, học phí (dù được quy định là phí như trước đây hay giá dịch vụ giáo dục, đào tạo như hiện nay) được để lại 100% cho các cơ sở giáo dục, đào tạo (sau khi thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc với nhà nước theo quy định - nếu có) và không tính vào tổng chi 20% NSNN dành cho giáo dục. Đồng thời, cơ sở giáo dục được tự chủ hoàn toàn trong việc sử dụng nguồn thu từ học phí. * PV: Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thống nhất chủ trương miễn học phí cho đối tượng thuộc bậc mầm non 5 tuổi và bậc trung học cơ sở (THCS). Ông có thể cho biết, việc miễn học phí sẽ có tác động thế nào đối với việc cân đối NSNN? - Ông Nguyễn Quang Thành: Đây là một chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển giáo dục, đặc biệt là đối với các đối tượng chính sách là con em người dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa. Việc Chính phủ thông qua nội dung này thể hiện quyết tâm cụ thể định hướng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra tại Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đó là miễn học phí cho trẻ em 5 tuổi trước năm 2020 và thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Chính phủ cũng đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương xác định nhu cầu nguồn kinh phí thực hiện chính sách này theo lộ trình phù hợp. Hiện nay, tỉ lệ chi lương, chi hoạt động bộ máy và chi thực hiện các chính sách an sinh giáo dục chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng chi cho giáo dục và còn tiếp tục cần bố trí nguồn để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương. Trong khi đó, những năm qua nhiều chính sách an sinh mới trong giáo dục tiếp tục được ban hành như: Nâng mức hỗ trợ ăn trưa cho khoảng 1,2 triệu trẻ em mẫu giáo từ 120.000 đồng/tháng lên 12% lương cơ sở (166.000 đồng/tháng – tăng 40%); bổ sung chính sách hỗ trợ 40% lương cơ sở cho gần 40.000 giáo viên mầm non dạy lớp ghép, dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc; chuyển xếp lương cho giáo viên dạy hợp đồng;… Vì vậy, NSNN tiếp tục phải cân đối thêm số kinh phí lên tới hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm để thực hiện các chính sách mới này. Với nhiều nhu cầu chi cho giáo dục thì cần có phương án, lộ trình miễn học phí thích hợp, bảo đảm việc cân đối NSNN hài hòa giữa việc bố trí để thực hiện chính sách an sinh giáo dục với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học và cả các cơ sở hạ tầng khác như điện, nước, đường giao thông,… Vì vậy, tại Nghị quyết số 104/NQ-CP ban hành ngày 8/8/2018, Chính phủ cũng đã chỉ rõ, việc miễn học phí sẽ thực hiện theo lộ trình, trước hết là hướng tới các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. * PV: Thưa ông, hiện nay cơ sở vật chất trường lớp và giáo viên bậc THCS chỉ đủ để đảm bảo cho 5,2 triệu học sinh. Nhưng theo số liệu của Bộ GD&ĐT, số lượng học sinh tiểu học hiện đã lên tới 7,88 triệu học sinh. Như vậy, trong thời gian tới số lượng học sinh từ tiểu học lên THCS sẽ tăng lên rất nhiều. Vậy, theo ông, ngoài chính sách miễn giảm học phí thì cần có những chính sách gì để đảm bảo đồng bộ các điều kiện học tập cho số lượng học sinh tăng thêm? - Ông Nguyễn Quang Thành: Theo thống kê của Bộ GD&ĐT thì hiện có 7,88 triệu học sinh tiểu học (tính trung bình 1,57 triệu học sinh/khối lớp tiểu học) nhưng chỉ có 5,31 triệu học sinh THCS (tính trung bình 1,32 triệu học sinh/khối lớp THCS). Như vậy với mục tiêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW - thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020, chúng ta cần tiếp tục phấn đấu để bảo đảm các điều kiện dạy và học cho thêm khoảng 1 triệu học sinh THCS để đạt được mục tiêu giáo dục bắt buộc 9 năm. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần thêm tối thiểu khoảng 22.000 lớp học và 42.000 giáo viên (theo định mức tối đa 45 học sinh/lớp và 1,9 giáo viên/lớp do Bộ GD&ĐT quy định). Chưa kể các nhu cầu về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội (điện, đường, trạm y tế) để đảm bảo cho việc huy động trẻ em đến trường. Như vậy, chính sách miễn học phí THCS chỉ là một trong rất nhiều chính sách cần phải tiếp tục thực hiện để có thể đạt được mục tiêu giáo dục bắt buộc 9 năm mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đặt ra. Các nhóm chính sách này cần phải được xem xét một cách tổng thể, kỹ lưỡng để bảo đảm sự đồng bộ, hài hòa nhằm đạt được các kết quả cao nhất, hướng tới mục tiêu cuối cùng đó là mọi trẻ em đều có cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng. * PV: Xin cảm ơn ông!
Bùi Tư (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Làm công tác xã hội tốt bệnh nhân mới nhớ tới bệnh viện
- ·Hết quý III/2024, TP.HCM phải rà soát xong quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội
- ·Đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng chập chờn!
- ·Giải pháp kéo giảm tỷ lệ ly hôn: Chú trọng công tác tuyên truyền
- ·Mùa phượng cuối
- ·Bất động sản 2024: Cơ hội đang mở cho từng nhóm đối tượng
- ·Từ 1/1/2025, hơn 300.000 môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề
- ·Thông tin tiếp theo phóng sự thâm nhập “lò” độ xe máy: Xử lý nhiều “lò” độ xe
- ·Em thật gần mà cũng rất xa
- ·Bãi rác thải trong lòng thành phố
- ·Hơn 67 triệu đồng bạn đọc giúp đỡ anh Thái Nguyên Hồng bị bỏng lửa
- ·Cửa sống hẹp với môi giới bất động sản
- ·Đường ĐH511 chưa hết thời gian bảo hành đã hư hỏng: Cần nhanh chóng tìm rõ nguyên nhân
- ·Mỗi người dân là một “sứ giả du lịch”
- ·Tôi có thể quay lại Việt Nam nộp phạt sau 2 năm đi nước ngoài?
- ·Bình Định cho phép tiếp tục triển khai thực hiện Dự án Điểm du lịch số 2A
- ·4 Sở ngành TP.HCM phải phối hợp cấp thông tin cho người mua nhà ở xã hội
- ·Luật Đất đai 2024 có thể được triển khai sớm nửa năm; Huyện Đông Anh mở đấu giá đất
- ·Từ vụ BV Xanh Pôn, cần phạt nghiêm tội sử dụng ma túy
- ·Truy tìm nhóm quái xế tông người đi đường