【bd dd hom nay】“Cửa sáng” cho doanh nghiệp trong nửa cuối năm
Doanh nghiệp đề xuất nhiều giải pháp cho 6 tháng cuối năm | |
Xuất khẩu gập ghềnh nửa cuối năm | |
Xuất khẩu gạo khởi sắc hơn trong nửa cuối năm |
Các doanh nghiệp ngành dầu khi có nhiều cơ hội để tăng trưởng mạnh. Ảnh: ST |
Những lĩnh vực “phòng thủ”
Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm, bình quân một tháng, cả nước có 19.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động và có 13.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Thông tin từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất là: bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; công nghiệp chế biến, chế tạo…
Vì thế, trong những tháng còn lại của năm, để hỗ trợ nền kinh tế có mức tăng trưởng bền vững, theo các chuyên gia chia sẻ tại Toạ đàm “Đầu tư tài chính 2022” tổ chức mới đây, thị trường cần doanh nghiệp trong các lĩnh vực có tiềm năng phát triển, tạo thành thế “phòng thủ” cho nền kinh tế trước mọi rủi ro và biến động từ kinh tế bên ngoài.
Theo đó, các ngành dịch vụ, bán lẻ, du lịch, hàng không của Việt Nam đang có bước phục hồi mạnh mẽ. Nhìn từ đầu năm nay, tỷ trọng trên GDP của khối bán lẻ đã tăng khá mạnh khoảng 7-8%. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đã có kết quả kinh doanh 5 tháng 2022 với doanh thu thuần 59.324 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, 5 tháng đầu năm 2022, Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt 15.583 tỷ đồng, tăng 46,6% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.006 tỷ đồng, tăng 46,9% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, theo bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc Nghiên cứu phân tích Công ty Chứng khoán VNDirect, hiện nhiều mặt hàng nguyên vật liệu cơ bản sắt, thép, phân bón, thực phẩm đều có đà tăng mạnh và được thúc đẩy bởi việc đứt gãy chuỗi cung ứng khi Trung Quốc tiếp tục duy trì chiến lược “Zero Covid”, cũng như khủng hoảng giữa Nga và Ukraine. Vì thế, một số ngành sẽ được hưởng lợi như lĩnh vực sản xuất các mặt hàng đầu vào cho sản xuất thực phẩm như ngô, đường, sữa bột; trong đó, nhóm thực phẩm sản xuất sữa sẽ có sự tăng trưởng tốt hơn so với thị trường chung.
Cùng với đó, liên quan đến đầu tư công, những tháng cuối năm sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nên các doanh nghiệp liên quan đến đầu tư công có thể là điểm sáng quay trở lại “sân khấu” vào quý 4/2022. Theo chuyên gia VNDirect, nhóm doanh nghiệp về phát triển hạ tầng năng lượng và ngành điện, dầu khí cũng có cơ hội phát triển hơn…
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực nhận định, động lực tăng trưởng của Việt Nam cả về phía cung về phía cầu. Trong đó phía cung có hai trụ cột là công nghiệp chế biến - chế tạo và dịch vụ, cụ thể là du lịch trong nước đã phục hồi nhanh cùng với lưu trú, ăn uống, bán lẻ đã quay trở lại mức gần bằng trước dịch. Ở phía cầu, xuất khẩu vẫn tăng trưởng tốt, đầu tư và tiêu dùng phục hồi khá hơn.
Kỳ vọng nửa cuối năm
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn đặt nhiều kỳ vọng và niềm tin và sự phát triển của cả nền kinh tế. Kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy, dự kiến trong quý 3/2022, 85% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá xu hướng sẽ ổn định và tốt lên so với quý 2/2022. Như vậy, chỉ có 15% doanh nghiệp dự báo tình hình khó khăn hơn.
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, bán lẻ, ông Nguyễn Văn Tình, đại diện Công ty Cổ phần Cá sạch Việt Nam kỳ vọng, nền kinh tế đã đi qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh nên đã trở về hoạt động bình thường, kể cả hoạt động đi lại, giao thương với các thị trường nước ngoài. Vì thế, vị này tin tưởng, ngành thủy sản có thể tăng trưởng 300-500% trong nửa cuối năm nay và sẽ phát triển hơn trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, ông Tình cũng cho biết, doanh nghiệp đã đi khảo sát một số thị trường để có thể đẩy mạnh xuất khẩu khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.
Nói về động lực để có thể phát triển trong những tháng còn lại của năm 2022, đại diện Công ty Cổ phần Cá sạch Việt Nam cho biết, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm có thế mạnh, xây dựng nhà máy sản xuất khép kín đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, ứng dụng công nghệ trong bảo quản… cùng với đó là đẩy mạnh các kênh bán hàng online.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đặt kỳ vọng vào việc thị trường kinh doanh được "bình thường hóa", giúp doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội từ hiệp định thương mại, làn sóng chuyển dịch đầu tư. Nên nhiều chuyên gia nhận định, lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết năm nay vẫn có thể tăng từ 20-25%, chỉ thấp hơn mức 30-33% của năm ngoái, nhưng nhìn chung vẫn tích cực.
Tuy vậy, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường và tái gia nhập thị trường, các chuyên gia cho rằng, ngoài việc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nên quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp có yếu tố sản xuất, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh…
(责任编辑:La liga)
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế
- ·Câu lạc bộ Phú Xuân tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024
- ·Garnacho của MU nhận mưa khen, được dự báo thành sao lớn
- ·Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- ·Thủ tướng đề nghị Indonesia công nhận nỗ lực của Việt Nam về quản lý tàu cá
- ·Giữ chân người lao động ở lại hệ thống an sinh
- ·Hướng dẫn phân loại hương liệu dùng trong thực phẩm
- ·Siêu máy tính dự đoán Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1
- ·Hòa Bình: Giám đốc Cảng du lịch Thung Nai bị khởi tố về tội trốn thuế
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Chứng khoán phái sinh: Lực hồi cuối phiên giúp các hợp đồng “xanh nhẹ”
- ·Vingroup lãi trước thuế hợp nhất 6 tháng đạt 7.936 tỷ đồng, tăng 128% so với cùng kỳ
- ·Trường hợp Hải quan bác bỏ trị giá khai báo
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·Nghiêng nhiều xu hướng tăng, dù đường đi khá gập ghềnh
- ·Huỳnh Như phải nghỉ tập vài tuần, lỡ trận gặp tuyển Đức
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng phân hóa, thanh khoản giảm nhẹ
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Một cá nhân bị phạt vì tạo cung cầu giả tạo, thao túng hai cổ phiếu