【frankfurt đấu với stuttgart】Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo xuất khẩu tại châu Á đồng loạt tăng
Nông dân Cần Thơ thu hoạch lúa. Ảnh tư liệu |
Giá gạo Việt Nam chạm mức cao nhất trong gần 3 tháng
Tại An Giang,ịtrườngnôngsảntuầnquaGiágạoxuấtkhẩutạichâuÁđồngloạttăfrankfurt đấu với stuttgart theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều loại lúa tăng 100 - 200 đồng/kg so với tuần trước như: Đài thơm 8 có giá từ 8.400 - 8.600 đồng/kg, OM 5451 từ 8.200 - 8.400 đồng/kg, OM 18 từ 8.600 - 8.800 đồng/kg… Một số loại giá vẫn đi ngang lúa Nhật từ 7.800 - 8.000 đồng/kg, IR 50404 từ 7.800 - 8.000 đồng/kg…
Với mặt hàng gạo trên thị trường bán lẻ tại An Giang, gạo thường có giá từ 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài từ 20.000 - 21.000 đồng/kg; gạo Jasmine từ 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg, gạo Nàng Hoa 20.00 đồng/kg…
Khoảng 2 tuần nay, giá lúa tươi đầu vụ Hè Thu tại tỉnh Trà Vinh đã tăng thêm từ 500 - 900 đồng/kg. Hầu hết nông dân trồng lúa ở tỉnh Trà Vinh rất phấn khởi vì trúng mùa, được giá.
Vụ Hè Thu này, theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, nông dân Trà Vinh sử dụng các giống lúa chất lượng cao, đạt chuẩn xuất khẩu như: OM 5451, OM 4.900, Đài Thơm 8, ST 25 cho năng suất cao, được thương lái ưa chuộng thu mua.
Tại Sóc Trăng, sau khi thu hoạch lúa Hè Thu sớm nông dân ở các vùng trũng thấp như, thị xã Ngã Năm, huyện Châu Thành, huyện Mỹ Tú đã gieo sạ vụ lúa Thu Đông bất chấp khuyến cáo ngành chức năng. Theo ngành chức năng, hiện nay nếu gieo sạ Thu Đông thì thời vụ thu hoạch sẽ rơi vào thời điểm thời tiết mưa nhiều, nguy cơ ngập úng và thất thoát trong sản xuất là khó tránh khỏi. Nguyên nhân bởi, năm nay giá lúa tăng cao từ 1.000 - 1.200 đồng/kg so với năm trước.
Về xuất khẩu, giá gạo Việt Nam chạm mức cao nhất trong gần 3 tháng, khi nguồn cung thắt chặt, dù nhu cầu thấp đã hạn chế đà tăng giá. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 578 USD/tấn vào ngày 22/8, tăng so với mức 570 USD/tấn một tuần trước đó.
Theo một nhà giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh, nguồn cung thắt chặt khi vụ thu hoạch Hè Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long sắp kết thúc, trong khi mưa kéo dài ở khu vực này ảnh hưởng đến chất lượng lúa. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho biết việc tiêu thụ diễn ra chậm hơn do giá cao.
Cùng với đó, giá gạo xuất khẩu tại các nước sản xuất gạo hàng đầu ở châu Á đồng loạt tăng trong tuần này.
Giá gạo đồ 5% tấm của nước xuất khẩu gạo hàng đầu là Ấn Độ ở mức từ 540 - 545 USD/tấn trong tuần này, tăng so với mức từ 536 - 540 USD/tấn của tuần trước.
Một nhà giao dịch tại Mumbai cho rằng nguồn cung từ vụ trước đã gần hết. Các nhà xuất khẩu gạo đang điều chỉnh trước mức giá hỗ trợ trong vụ mới, trong khi nhu cầu từ gần như các thị trường đều thấp.
Ấn Độ đã tăng giá thu mua từ người nông dân trong vụ mới 5,4% lên 2.300 rupee (27,4 USD)/100 kg.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm ở mức 570 USD/tấn, tăng nhẹ so với mức 567 USD/tấn của tuần trước, khi các nhà giao dịch cho rằng biến động giá là là do tỷ giá, trong khi nhu cầu ổn định.
Một nhà giao dịch tại Bangkok cho biết hầu hết người mua là các khách bình thường và các thỏa thuận có giá trị không lớn.
Giá gạo tại Bangladesh vẫn cao và có thể tiếp tục tăng khi lũ lụt ở phía Đông Bắc nước này có thể ảnh hưởng đến mùa màng và làm gián đoạn nguồn cung.
Thị trường nông sản Mỹ nguồn cung dồi dào
Thu hoạch lúa mỳ. Ảnh tư liệu |
Về thị trường nông sản Mỹ, giá lúa mỳ kỳ hạn tại Chicago tăng trong phiên 23/8, nhưng vẫn ở gần mức thấp nhất kể từ năm 2020 và giảm gần 3% trong cả tuần, khi nguồn cung dồi dào từ khu vực Biển Đen đã gây sức ép lên giá.
Giá ngô và đậu tương kỳ hạn cũng ổn định sau khi khi giảm xuống mức thấp nhất trong gần bốn năm trong phiên trước, khi các dự báo từ tổ chức tiếp thị nông sản hàng đầu của Mỹ là Pro Farmer củng cố các nhận định về vụ mùa đạt năng suất cao của nước này.
Hợp đồng lúa mỳ giao tháng 12/2024 tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng 0,2% so với phiên trước, lên 5,36 USD/bushel nhưng giảm 2,9% so với cuối tuần trước.
Giá ngô tại CBOT tăng 0,1%, lên 3,93 USD/bushel và tăng 0,3% trong tuần, trong khi giá đậu tương tăng 0,3%, lên 9,64 USD/bushel và tăng 0,8% trong tuần (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Nguồn cung cả 3 loại ngũ cốc dồi dào khiến các nhà đầu cơ tăng đáng kể dự báo giá tiếp tục giảm.
Nước xuất khẩu lúa mỳ hàng đầu là Nga dự kiến đạt sản lượng lớn và xuất khẩu từ Ukraine được đẩy mạnh. Các dự báo khả quan về sản lượng tại Mỹ cũng góp phần bù lại cho những thiệt hại tại Pháp và Đức do mưa lớn.
Đối với các cây trồng khác, dự báo về năng suất ngô tại Illinois là lớn nhất trong lịch sử 32 năm thực hiện các chuyến tham quan cánh đồng của Pro Farmer.
Thị trường cà phê thế giới phục hồi
Về thị trường cà phê thế giới. kết thúc phiên giao dịch 23/8, giá cà phê thế giới đã phục hồi, với cà phê Robusta tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới, do điều kiện thời tiết không thuận lợi ở Brazil và Việt Nam có thể ảnh hưởng đến sản lượng cà phê.
Giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 9/2024 là 5.128 USD/tấn (tăng 225 USD/tấn) và kỳ hạn tháng 11/2024 là 4.715 USD/tấn (tăng 141 USD/tấn). Còn giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 1/2025 là 4.513 USD/tấn (tăng 133 USD/tấn) và kỳ hạn tháng 3/2025 là 4.340 USD/tấn (tăng 119 USD/tấn).
Trong khi đó, giá cà phê Arabica tại New York kỳ hạn tháng 12/2024 là 247,3 xu/lb, tăng 1,81% (1 lb = 0,4535 kg). Còn giá cà phê Arabica tại New York kỳ hạn tháng 3/2025 là 244,8 xu/lb (tăng 1,49%), kỳ hạn tháng 5/2025 là 242,6 xu/lb (tăng 1,38 %) và kỳ hạn tháng 7/2025 là 240,2 xu/lb (tăng 1,29%).
Thị trường hiện đang trong giai đoạn nguồn cung hạn hẹp. Giá cà phê Robusta tăng mạnh khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ lãi suất./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·VinFast xóa bỏ rào cản với ô tô điện tại Việt Nam như thế nào?
- ·Hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị Quân chính toàn quân
- ·35 năm dấu ấn hợp tác lao động giữa Việt Nam và Đức
- ·Ngăn chặn "vận động không lành mạnh" tại Đại hội XIII của Đảng
- ·Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 1
- ·Cải cách môi trường kinh doanh ngành công thương thực chất
- ·Chính sách cho ngành mía đường: Bài toán khó giải? Kỳ 1: Chính sách tại các nước khu vực Đông Nam Á
- ·Đặc khu kinh tế: Cần “phá rào” để vượt trội
- ·Tìm cơ hội xuất khẩu trái nhãn qua giao thương trực tuyến
- ·Thủ tướng dâng hương tại Khu di tích Kim Liên
- ·Việt Nam trong top 30 nước xuất nhập khẩu lớn toàn cầu, tăng trưởng vượt bậc trong ASEAN
- ·Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019: Đánh giá nền kinh tế hiện tại và trung hạn
- ·Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại miền núi và trung du Bắc Bộ
- ·Bốn động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
- ·Gạo ST25 bị đăng ký thương hiệu: Thương vụ Việt Nam tại Mỹ chính thức vào cuộc
- ·Tăng cường quản lý ATTP tới hộ gia đình
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng
- ·Chương trình tổng thể của Chính phủ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- ·Đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối liên vùng
- ·Áp lực từ chính sách “zero Covid”