【giải hạng 2 anh hôm nay】Xuất khẩu tôm sẽ khả quan trong năm 2020
Dây chuyền sản xuất tôm xuất khẩu của Fimex |
Theấtkhẩutômsẽkhảquantrongnăgiải hạng 2 anh hôm nayo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2019, XK tôm của Việt Nam ước đạt 3,38 tỷ USD, giảm gần 5% so với năm 2018. Mặc dù không đạt kết quả khả quan như kỳ vọng nhưng XK tôm Việt Nam sang các thị trường nhập khẩu chính cũng cho thấy những tín hiệu tích cực trong năm 2020.
Năm 2019, XK tôm chân trắng giảm 3,2% đạt 2,36 tỷ USD, chiếm 70% giá trị tôm XK, tôm sú giảm mạnh 15% đạt 693 triệu USD, chiếm 20,5%, các sản phẩm tôm biển và tôm khác chiếm gần 10%.
Nửa đầu năm 2019, sản lượng tôm tăng, giá tôm nguyên liệu giảm, trong khi lượng tồn kho tôm tại các thị trường cao, nguồn cung tôm từ các nước khác cũng tăng khiến giá tôm NK tại các thị trường hạ thấp hơn so với năm ngoái, do vậy XK tôm tiếp tục xu hướng sụt giảm từ năm 2018. XK giảm chủ yếu do kết quả XK nửa đầu năm kém, nửa cuối năm XK hồi phục dần dần.
EU là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,6% trong tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. Năm 2019, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 696,2 triệu USD, giảm 16,9% so với năm 2018.
Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực năm 2020 có thể tạo kỳ vọng cho XK tôm Việt Nam sang thị trường này trong năm nay.
Theo EVFTA, thuế NK hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) NK vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, thuế NK tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Về lợi thế cạnh tranh thuế nhập khẩu vào EU so với các nước sản xuất khác, lợi thế rõ rệt với tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh XK khi tôm sú được giảm từ mức thuế GSP 4,2% về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, tôm chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm, trong khi Thái Lan không được hưởng GSP, không ký FTA, bị mức thuế cơ bản 12%, Ấn Độ không có FTA chịu thuế GSP 4,2%, Indonesia hưởng thuế GSP4,2%, Ecuador thuế cơ bản 12%.
Khu vực EU thu nhập đầu người cao, sản phẩm càng nhiều tiện ích càng được ưa chuộng, phân khúc thị trường cao cấp rộng, đủ dư địa các DN tôm Việt lựa chọn các hệ thống phân phối thuỷ sản vừa tầm cung ứng của mình.
Mỹ đứng thứ 2 về nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19,5%. Năm 2019, XK tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ ước đạt 646,6 triệu USD, tăng 1,4% so với năm 2018.
Từ đầu năm 2019, mặc dù tăng trưởng không cao nhưng XK tôm Việt Nam sang Mỹ duy trì được giá trị XK ổn định so với năm 2018. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam giai đoạn cuối năm 2019 tích cực hơn nhờ Mỹ có xu hướng giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong tháng 8/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Thông tin này giúp tạo thêm động lực cho các DN XK tôm Việt Nam sang Mỹ.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến Mỹ tăng thuế 25% đối với 250 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có sản phẩm tôm. XK tôm của Trung Quốc sang Mỹ càng thêm khó khăn, tạo cơ hội cho các nguồn cung đối thủ của Trung Quốc trên thị trường Mỹ trong đó có Việt Nam.
Đáng chú ý, mặt hàng tôm bao bột từ Việt Nam XK sang Mỹ cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc trên thị trường Mỹ. Năm 2019, XK tôm bao bột từ Việt Nam sang Mỹ tăng 52% về khối lượng và 49% về giá trị so với năm 2018.
XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản năm 2019 ước đạt trên 626 triệu USD, giảm 2% so với năm 2018. Trong cơ cấu tôm XK sang Nhật Bản, tôm chân trắng chiếm 58%, tôm sú 23,4% và tôm biển 18,7%.
XK tôm sang Nhật Bản năm 2019 chỉ giảm nhẹ so với năm 2018. Các Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản phần nào giúp duy trì ổn định giá trị XK tôm Việt Nam sang thị trường này.
Thế vận hội Olympics Tokyo 2020 sẽ thúc đẩy tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là tôm nên nhu cầu tiêu thụ tôm dự kiến tăng, tạo cơ hội cho các nhà XK tôm trên thế giới.
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Fimex Việt Nam lưu ý, nhìn tới năm 2020, không thể không lo về thời tiết, dịch bệnh tiềm ẩn trong nuôi tôm. Chắc chắn dịch bệnh vẫn còn đó vì chưa nghe cơ quan chức năng kết luận. Và nguy cơ này không nhỏ, nhất là vùng nuôi chính của ta nằm ở lưu vực các con sông, nơi nguồn nước cấp nuôi tôm chứa đầy rủi ro khó kiểm soát. Việc theo dõi tiến độ thả giống, tiến độ phát triển tôm nuôi song song việc lập các kế hoạch kinh doanh trung hạn nhằm giảm thiểu rủi ro. Bởi trong lĩnh vực nông nghiệp đầy rẫy nguy cơ khách quan, không thể bỏ trứng dồn trong một giỏ.
Với những lợi thế nêu trên, các doanh nghiệp XK tôm đang kỳ vọng năm 2020 tôm xuất sẽ bật lên thật khả quan./.
(责任编辑:La liga)
- ·Bàn học chống gù lưng tạo thói quen ngồi học đúng tư thế
- ·Những ngày tháng tư lịch sử…
- ·Lộc Quang tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính
- ·Giới thiệu bộ sách “Võ Nguyên Giáp
- ·'Ăn cơm trước kẻng' lại ngại chuyện ấy
- ·Thủ tướng dự Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên
- ·Dành khoảng 22 tỷ đồng chăm lo tết cho Nhân dân
- ·Tập trung thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện
- ·Chủ đầu tư kiến nghị điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư dự án Đường tỉnh 822B
- ·Huyện Vĩnh Lợi ra quân thực hiện Tết Quân dân năm 2024 tại xã Châu Thới
- ·Thủ tướng trình Quốc hội miễn nhiệm các ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam
- ·Bình Phước: Khai mạc trọng thể kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh khóa X
- ·Cử tri TP. Đồng Xoài quan tâm đến lĩnh vực quy hoạch, hạ tầng giao thông
- ·Giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 647,4 tỷ đồng
- ·Golden Land
- ·Chính phủ cấp cho Bạc Liêu gần 484 tấn gạo để phát cho dân dịp Tết
- ·Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
- ·Chỉ số PAPI 2023: Bạc Liêu xếp hạng 5/63 tỉnh, thành cả nước
- ·Thiệt hại lớn tại “thủ phủ tôm hùm của Việt Nam” do thủy sản chết hàng loạt
- ·Khởi tố, tạm giam 2 đối tượng tham ô tài sản