会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua bong da giao huu】Cổ phiếu ngành Thép có tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư?!

【ket qua bong da giao huu】Cổ phiếu ngành Thép có tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư?

时间:2025-01-09 09:37:28 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:536次

cổ phiếu thép

Các doanh nghiệp thép cần hoàn thiện,ổphiếungànhThépcótiếptụchấpdẫnnhàđầutưket qua bong da giao huu nâng cao chuỗi giá trị để giảm áp lực cạnh tranh.

Trong 1 năm, giá cổ phiếu Thép tăng trung bình 46%

Theo Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinbankSC), năm 2016, nhờ giá thép thế giới phục hồi mạnh và việc Chính phủ áp thuế tự vệ tạm thời, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến một năm bùng nổ của các doanh nghiệp ngành Thép.

Tính trung bình, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành đã tăng trưởng 14,34% và 81,65%, giúp giá cổ phiếu chung tăng trưởng 91%. Trong quý II/2017, ngành Thép tiếp tục thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư khi sản phẩm tôn mạ được áp thuế tự vệ chính thức. Điều này tiếp tục đem lại cơ hội cho cổ phiếu thép tăng trưởng trong năm nay.

Tại "Hội thảo Đối thoại ngành Thép: Triển vọng 2017 – 2020" vừa mới tổ chức, Tổng Giám đốc VietinbankSC Khổng Phan Đức cho biết, nhìn chung, doanh nghiệp toàn ngành Thép đều có sự phục hồi rõ rệt, với lợi nhuận sau thuế năm 2016 đều đạt tăng trưởng so với năm 2015. Ông Đức cũng tổng hợp thêm, trong 1 năm trở lại đây, cổ phiếu ngành Thép đạt mức tăng giá trung bình 46%.

Ông Võ Nguyễn Khoa Tuấn, Giám đốc Nghiệp vụ đầu tư Dragon Capital cũng cho rằng, hiện tại, chỉ số P/E ngành Thép vẫn ở mức tương đối thấp.

“Nhiều nhà đầu tư không thật sự hiểu rõ về sự hoạt động của các doanh nghiệp thép. Tuy giá thép thế giới biến động mạnh, nhưng các doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim đều vẫn duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận ổn định”, ông Tuấn nói.

Đại diện Dragon Capital lấy ví dụ, trong giai đoạn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân của HPG đạt 29,5%, cao hơn mức tăng 29% của VNM. Trong khi đó, HSG và NKG đều ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận rất ấn tượng trong 3 năm trở lại đây. Lợi thế này có được nhờ việc hoàn thiện chuỗi giá trị, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, cải thiện biên lợi nhuận gộp. Mức ROE của các doanh nghiệp thép Việt đều trên 20%/năm, vượt trội khi so với các doanh nghiệp thép khác trong khu vực.

Ngành Thép sẽ có sự phân hóa theo chuỗi giá trị

Trong giai đoạn 2017-2020, sản lượng sản xuất và tiêu thụ vẫn được dự báo tăng trưởng trung bình 12%/năm. Theo TS. Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, Bộ Công thương đã có quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép đến năm 2035. Trước mắt năm 2020, để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, sản lượng thép sản xuất ước cần đạt 22-26 triệu tấn thành phẩm, 18 triệu tấn phôi và 8 triệu tấn gang. Trong năm 2017, sản lượng thép thành phẩm ước tăng trưởng 12% so với năm 2016.

Tính đến 2016, Việt Nam đã ký kết 12 FTA song phương và đa phương, đang đàm phán 4 FTA và đang xem xét 1 FTA, ngành Thép Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng với ngành Thép thế giới. Theo các cam kết về thuế quan của các FTA đã ký kết, thuế suất nhập khẩu trung bình của thép và các sản phẩm thép vào Việt Nam sẽ chỉ dao động ở mức 0,69% - 7,55% trong giai đoạn 2015-2018 và sẽ tiếp tục giảm trong giai đoạn tiếp theo. Do đó, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ ngày càng lớn, để tiếp tục tồn tại và phát triển cần phải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh.

Để đối mặt với áp lực cạnh tranh trên, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện, nâng cao chuỗi giá trị; đồng thời, ngành Thép sẽ có sự phân hóa rõ rệt. Theo đó, các doanh nghiệp hoàn thiện được chuỗi giá trị như HPG, HSG, hay NKG sẽ bật lên mạnh mẽ, chống chịu rủi ro tốt hơn so với các doanh nghiệp thương mại, hoặc gia công thép đơn giản.

Cụ thể hơn, cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp thép Việt sẽ có 3 hướng đi chính là: Tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình sản xuất khép kín; đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt và biên lợi nhuận cao như ống thép, tôn mạ; mở rộng mạng lưới bán hàng, nâng cao năng lực quản trị.

Theo ông Võ Nguyễn Khoa Tuấn, việc áp thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá là một chính sách hoàn toàn đúng đắn của Chính phủ Việt Nam. Cuối 2015, giữa 2016, sản lượng tôn mạ Trung Quốc ước tính chiếm 50% thị phần tại Việt Nam. Vì vậy, việc áp thuế là cần thiết tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể có thời gian đầu tư công nghệ, nguồn lực để cạnh tranh với thành phẩm Trung Quốc./.

Duy Thái

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
  • Mở sân chơi cho sinh viên cả nước tập xây dựng thương hiệu cá nhân trực tuyến
  • Vinamilk – 10 năm liền góp mặt trong top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất
  • Tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trên 10% mỗi năm
  • Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
  • Cần Thơ nêu lý do giấy phép lái xe không tích hợp được vào ứng dụng VNeID
  • Sử dụng chữ ký số cá nhân còn mới mẻ với nhiều người dân
  • Sơn La phát động Cuộc thi Tìm hiểu về Chuyển đổi số năm 2023
推荐内容
  • Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
  • Chưa có lối thoát cho doanh nghiệp công nghệ Mỹ làm ăn tại Trung Quốc
  • VinFuture 2023 ghi nhận nhiều đề cử về ứng dụng trí tuệ nhân tạo
  • 8,5% tổ chức tín dụng dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022
  • Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
  • Quản trị Internet trong kỷ nguyên thông minh