【xem lại bóng】Cơm bụi sinh viên
Bao nhiêu cũng "tiệu thụ" hết
Không cần phải thức khuya dậy sớm,ơmbụisinhviêxem lại bóng tầm 7 -8 giờ sáng anh Thắng, chủ một quán cơm sinh viên ở phố Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội mới đi chợ mua thực phẩm chuẩn bị cho cửa hàng cơm bình dân của mình. Tại chợ đầu mối Phùng Khoang (Hà Đông, Hà Nội), các tiểu thương ở đây ai cũng quen mặt anh Thắng vì chính anh là "bạn hàng" thường xuyên khi họ muốn giải quyết số hàng tồn trong ngày. Với anh Thắng, mở quán cơm sinh viên được nhiều năm nên anh Thắng rất có kinh nghiệm mua các loại thức ăn giá rẻ.
Cả khu chợ không còn ồn ào, náo nhiệt như sáng sớm. Những đống rau muống, rau ngót, bắp cải, cà chua.... được đổ đầy trên nền đất cát bẩn. Những tiểu thương này nhanh tay nhặt những mớ rau đã dập nát, quấn đầy bùn đất vứt ra bên cạnh. Anh Thắng lượn vè vè xe máy đến thẳng đống rau nát. "Anh mua chúng với giá rẻ chỉ bằng một phần ba giá rau bình thường. Thậm chí, nhiều hôm anh "vớ bở" bởi được cho không vì rau đã quá nát, lại bám đầy đất cát nên chúng chẳng thể bán cho ai" - Mai Linh, sinh viên trường Đại học Hà Nội từng làm thuê cho quán ăn của anh Thắng kể.
Tại chợ đầu mối Cầu Lủ (Thanh Xuân, Hà Nội) thực phẩm được bày bán la liệt ở ven sông Tô Lịch với đủ mặt hàng từ rau, củ, quả đến thịt, cá, tôm với giá rất phải chăng. Đi kèm với giá phải chăng đó là những đống cá tôm đã chết trắng, trương bụng, ruồi bâu đen đỏ với giá bán 30.000 đồng/kg. Khi được hỏi mua làm cho quán cơm sinh viên với số lượng lớn thì giá chỉ còn 20.000 đồng/kg. Chị Vòng bán cá ở chợ Cầu Lủ cho biết: “Hầu hết những mớ cá ươn đều được bán buôn cho các quán cơm sinh viên. Có bao nhiêu các ông chủ này cũng lấy hết vì giá thành quá rẻ...”.
Nhiều tiểu thương ví những quán cơm sinh viên là những cái thùng nước gạo. Bao nhiêu thứ ế ẩm, bèo nhèo, đều được những "cái thùng" này tiêu thụ hết |
Nhiều tiểu thương ví những quán cơm sinh viên là những cái "thùng nước gạo". Bao nhiêu thứ ế ẩm, bèo nhèo, đều được những "cái thùng" này tiêu thụ hết. "Các quán cơm sinh viên thường xuyên lấy thịt lợn ế của anh về làm món thịt rang và lấy thịt lợn xề để làm giả thịt bò với giá giao động từ 50.000 – 70.000 đồng/kg. Ngoài ra, còn có những miếng thịt mỡ vụn vặn cũng được xay ra bán kèm với giá rẻ hơn 1 nửa" - anh Hải, chủ hộ kinh doanh thịt lợn ở chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết.
Không chỉ thịt lợn, cả các loại gà vẫn nhập cho quán cơm sinh viên cũng khiến ta rùng mình. Theo các tiểu thương, quán ăn sinh viên chủ yếu nhập hai loại gà công nghiệp và gà đông lạnh. Gà công nghiệp giá từ 70.000 đồng/kg đến 80.000 đồng/kg, gà đông lạnh được nhập lậu giá 40.000 đồng đến 45.000 đồng/kg. Mua rẻ nhưng khi chế biến thành những món như gà rán thì lại càng đắt khách.
"Cơm bụi" = bẩn
Nguyễn Khánh Hiền, sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội từng làm thêm ở một quán ăn sinh viên gần trường kể. "Khu bếp chế biến rộng hơn 1m2 nên xoong chảo, thịt cá, rau quả... mua về nằm la liệt dưới sàn. Khu bếp cũng là nơi trung gian với khu vệ sinh, kề bên là thùng chứa thức ăn để gần nơi chứa đồ thừa bốc mùi nồng nặc, ruồi đậu khắp nơi..." - Hiền kể.
Những tảng thịt ôi thiu ở chợ được nhập về qua bàn tay điêu luyện của các chủ hàng trở thành món ngon hấp dẫn. Chỉ cần tẩy rửa, khử mùi, tẩm ướp với bột màu và cho vào chảo mỡ chiên vàng trông rất hấp dẫn, khách hàng khó mà phân biệt được thật giả. Sau đó chủ quán dùng lại chảo dầu đen kịt chiên tiếp cá thu, cánh và đùi gà. Phần mỡ dư thừa lại tiếp tục được tận dụng để xào rau muống, rau cải và dưa muối...
Những tảng thịt ôi thiu ở chợ được nhập về qua bàn tay điêu luyện của các chủ hàng trở thành món ngon hấp dẫn. |
Nhân viên trong quán đều không đeo bao tay khi chế biến món ăn. Có khi nhân viên vừa cạo rửa cắt gọt củ quả xong liền chuyển sang dùng tay bọc thịt để làm chả lá nốt. Phần lớn các loại rau, củ đều chỉ được rửa qua loa rồi cho vào chế biến. "Có lần mình rửa nồi nấu canh rau ngót thì thấy đọng ở đáy nồi là một lớp cát. Mình vừa rửa vừa thấy ghê ghê, biết bao bạn sinh viên đã ăn canh từ chiếc nồi này"- Khánh Hiền kể.
Đặc biệt, để không lãng phí, các chủ quán thường tận dụng lại thức ăn thừa. Ngoài việc đem trộn chung thức ăn dư ngày hôm trước với thức ăn mới chế biến, nhiều chủ quán còn biến món ăn dư thành món ăn... mới. Cà chua, hành tây, dứa hư hỏng cũng thường được các quán đưa vào chế biến món ăn.
Đoạn đường Đức Diễn (Cầu Diễn, Hà Nội) vô cùng bụi bặm nhưng một số chủ quán vô tư phơi những khay cơm thừa để chế biến cơm rang. Chỉ cần qua một vào thao tác chế biến tinh xảo chúng đã có những cái tên mĩ miều: cơm rang hải sản, cơm rang bò, cơm rang thập cẩm và được bán cho các "Thượng đế sinh viên" chỉ với giá 20 nghìn đồng.
Rất nhiều quán cơm sinh viên bình dân hiện đang bán với giá chỉ từ 10 đến 15 nghìn đồng/suất gồm cả thịt và cá. Nếu tính theo giá thị trường hiện nay thì những ông chủ, bà chủ này lỗ to. Nhưng trên thực tế, người bán hàng cơm luôn tìm được lối thoát bởi thực phẩm họ mua chỉ toàn thực phẩm giá rẻ "như cho'.
Ngọc Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Dịch sởi bùng phát tại 56 tỉnh thành: Người dân nên chủ động phòng tránh
- ·Đưa kịch sử Việt đến với khán giả trẻ
- ·Video binh lính Ukraine ngụy trang thành 'người vô hình' giữa rừng cây
- ·Ngân hàng Nhà nước thông tin về báo cáo ngoại hối mới công bố của Mỹ
- ·Nữ đại gia 70 tuổi vừa bị bắt: Từng vay số vàng 'khủng' 81 nghìn lượng
- ·Gần 700 thí sinh tham gia OLP’23 và ICPC Asia Hue City
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 9, lớp 12 theo chương trình mới
- ·Giá vàng hôm nay 29/2/2024: Vàng trong nước đồng loạt tăng vùn vụt
- ·Đón loạt nhà đầu tư lớn đổ bộ, bất động sản Kon Tum tỉnh giấc
- ·Trao giải thưởng và khai mạc triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng
- ·Dịch vụ thuê cây cảnh ‘hốt bạc’ ngày Tết
- ·Nga lần đầu đánh chặn bom dẫn đường GLSDB của Mỹ ở Ukraine
- ·VietinBank công bố tài khoản tiếp nhận ủng hộ Quỹ Vắc
- ·Việt Nam chịu ảnh hưởng thế nào nếu lạm phát ở Mỹ và các nước tăng cao?
- ·Xổ số Vietlott: Long An lần đầu tiên có tỷ phú Vietlott, trúng 3,29 tỷ đồng
- ·Hơn 600 học viên nhận bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I
- ·Không nhất thiết cho con “đua” vào trường điểm
- ·EC ủng hộ dự án đồng euro kỹ thuật số do ECB đề xuất
- ·Chính thức khởi công FLC Legacy Kon Tum, dự án đô thị cao cấp đầu tiên của Tập đoàn FLC
- ·Ấm áp những suất diễn nghĩa tình