【các trận giao hữu hôm nay】Quản lý, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp phù hợp thông lệ quốc tế
Bộ Tài chính đề nghị doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ,ảnlýpháttriểnthịtrườngtráiphiếudoanhnghiệpphùhợpthônglệquốctếcác trận giao hữu hôm nay đúng hạn nợ lãi, gốc trái phiếu | |
Lấy lại niềm tin, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp | |
Quốc hội yêu cầu đánh giá kỹ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ | |
Tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp an toàn, lành mạnh và minh bạch |
TS. Nguyễn Trí Hiếu |
Ông đánh giá như thế nào về việc ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP cũng như tác động của Nghị định này tới thị trường trái phiếu DN?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Có thể nói, trong 10 năm vừa qua, thị trường vốn đã có sự tăng trưởng tốt. Đến quý 1/2022, thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu đạt 135% GDP năm 2021. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 5 năm vừa qua tăng trưởng hàng năm đạt 30-40%. Đó là sự phát triển đáng kể.
Rất tiếc là vào năm 2022, thị trường TPDN rơi vào khủng hoảng với những đại án như Tân Hoàng Minh, Louis, Vạn Thịnh Phát... khiến thị trường chao đảo, làm mất niềm tin của nhà đầu tư. Bên cạnh vấn đề nhà đầu tư mất niềm tin, hiện rất nhiều nhà đầu tư đầu tư trái phiếu của doanh nghiệp đang trong tình trạng bị điều tra nên không biết có thể được nhận lại tiền hay không. Tất cả những vấn đề đó là một cú đập mạnh vào thị trường trái phiếu.
Nghị định 65/NĐ-CP được ban hành nhằm sửa đổi, điều chỉnh Nghị định 153/2020/NĐ-CP vốn có nhiều lỗ hổng, thiếu sót và không phù hợp với điều kiện mới. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định 65 lại siết chặt quá vì thế làm tê liệt thị trường chứng khoán, TPDN, nhưng tôi cho rằng điều đó không đúng. Nghị định 65 không siết chặt thị trường TPDN, mà ngược lại, Nghị định này giúp thị trường được điều chỉnh phù hợp với môi trường tài chính của Việt Nam, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và sẽ tạo điều kiện để thị trường bền vững hơn. Tuy nhiên, Nghị định 65 cũng vẫn còn thiếu sót và hiện đang được sửa đổi, bổ sung.
Đâu là những điểm cốt lõi để có thể khẳng định Nghị định này không làm tê liệt thị trường, thưa ông?
TS Nguyễn Trí Hiếu: Nghị định 65 nhấn mạnh mục đích phát hành trái phiếu. Mục đích phát hành trái phiếu phải được nói lên một cách rất rõ ràng trong những bản cáo bạch về việc phát hành trái phiếu. Điều này chưa được đề cập đến trong các văn bản trước đó. Nghị định 65 cũng cho phép các DN phát hành được mua lại trái phiếu trước hạn trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, trừ trường hợp nếu doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án phát hành, không đúng quy định thì bắt buộc phải mua lại trái phiếu. Đó là điểm mới và hiện tại nó đang trở thành vấn đề cho rất nhiều nhà phát hành đã phát hành sai quy định. Tại Nghị định này, quy định điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đã chặt chẽ hơn so với Nghị định 153 nhằm tăng cường sự nghiêm túc của vấn đề đầu tư vào TPDN riêng lẻ. Cùng với đó, một điểm mới đáng chú ý là trong hồ sơ chào bán phải có xếp hạng tín nhiệm, nhưng hiện quy định này chỉ áp dụng với những DN phát hành tổng giá trị trái phiếu mệnh giá trong mỗi 12 tháng phải lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính; hoặc mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán phải lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu.
Cùng với các điểm mới nói trên, Nghị định 65 cũng có những quy định về hồ sơ phát hành gồm mục đích sử dụng, điều kiện, thời hạn, tỷ lệ, phương pháp tính giá chuyển đổi nếu là trái phiếu chuyển đổi. Đặc biệt, những chỉ tiêu về tài chính của DN phát hành phải nêu trong bản cáo bạch: vốn chủ sở hữu, tổng nợ vay trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và các chỉ tiêu an toàn tài chính khác… Một quy định khiến tôi rất tâm đắc là Nghị định cũng có quy định về vai trò của người đại diện chủ sở hữu, hay nói cách khác là người đại diện pháp lý của nhà đầu tư... Tóm lại, Nghị định 65 đã có nhiều quy định để tăng cường tính minh bạch. Dưới góc nhìn bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư thì đây là những điều kiện rất tốt, bảo đảm sự an toàn nhiều hơn cho nhà đầu tư. Nhưng dưới góc nhìn của các nhà phát hành thì đây là sự siết chặt. Có thể có những quy định siết chặt hơn so với trước, nhưng những điều chỉnh, bổ sung của Nghị định 65 là cần thiết để thiết lập thị trường TPDN phát triển bền vững, ổn định.
Bên cạnh những điểm tích cực này, theo ông, cần những giải pháp gì để thị trường năm 2023 và một số năm tới sẽ hồi phục?
TS Nguyễn Trí Hiếu: Tất cả những điều chỉnh, bổ sung tại Nghị định 65 là điều kiện cần thiết để tạo lập thị trường ổn định. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không phải chỉ nhìn vào những quy định như thế để thấy rằng quyền lợi của họ đã được bảo đảm. Vấn đề hiện tại không phải chỉ là điều chỉnh quy định pháp luật mà là nhà đầu tư mất niềm tin, mà khi nhà đầu tư vẫn còn mất niềm tin thì sẽ không thể tạo lập được một thị trường bền vững. Do đó, các quy định cần phải được tiếp tục thay đổi. Bên cạnh đó, cần giải pháp tạo lập niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường. Đây là vấn đề cốt lõi để nhà đầu tư trở lại thị trường.
Muốn vậy, thay đổi pháp lý thôi chưa đủ, thị trường đang trong vòng xoáy đi xuống, chính vì thế Chính phủ cần ra tay hỗ trợ mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Tôi đề nghị Chính phủ cần có chương trình hoãn nợ quốc gia cho các nhà phát hành trong 1 năm, khi mà trái phiếu của họ đến hạn để các DN vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, ưu đãi này không áp dụng cho tất cả các nhà phát hành, chỉ áp dụng cho những nhà phát hành làm đúng quy định.
Đâu là nội dung của Nghị định 65 theo ông cần phải tiếp tục được điều chỉnh?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Đó là xếp hạng tín nhiệm. Sở dĩ cần đề cao xếp hạng tín nhiệm là vì trình độ hiểu biết của các nhà đầu tư ở Việt Nam có hạn. Những vấn đề như phân tích tín dụng, bóc tách báo cáo tài chính, phân tích khả năng đầu tư, thanh toán, dòng tiền, lợi nhuận, xu hướng phát triển, khả năng trả nợ của DN trong những năm tới... cần phải có một bên thứ ba chuyên nghiệp hỗ trợ... Ở Việt Nam hiện có 2 đơn vị, sắp tới có thể có thêm một công ty nữa. Hãy tận dụng những đơn vị xếp hạng tín nhiệm này. Tôi đề nghị, tới đây cần áp dụng quy định xếp hạng tín nhiệm cho tất cả các đợt phát hành TPDN, không kể quy mô của đợt phát hành. Tất cả mọi đợt phát hành phải qua xếp hạng tín nhiệm.
Chúng ta không thể đi tìm một văn bản hoàn hảo vì tất cả những văn bản pháp luật đều đi theo thời gian, đi theo sự phát triển của thị trường tài chính. Tôi mong muốn Nghị định 65+1 tới đây sẽ phải nói đến vai trò của người đại diện pháp lý của nhà đầu tư. Nghị định 65 đã nói đến nhưng theo tôi phải quy định rõ hơn trách nhiệm cũng như quyền lợi của người đại diện pháp lý cho chủ sở hữu để phát huy vai trò của họ trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và góp phần ổn định thị trường TPDN. Tuân thủ các quy định của Nghị định 65 cùng với những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN tại nghị định sửa Nghị định 65 kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường TPDN có sự phục hồi trong năm tới.
Trân trọng cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mở lại đường bay nội địa: Giá vé máy bay cao ‘ngất ngưởng’
- ·Sào Lưới trước mùa mưa bão
- ·Đổi thay làng cá Hố Gùi
- ·Giao thông nông thôn: Thông nhưng chưa thoáng
- ·Giá USD trong nước tiếp tục tăng, tạo kỷ lục mới
- ·Cơ quan khí tượng quốc gia cảnh báo thời tiết nguy hiểm trong tháng Năm
- ·Hành trình 10 năm Phân bón Cà Mau
- ·Linh hoạt trong thanh, kiểm tra thuế
- ·Sửa đổi, bổ sung Nghị định 86/2012/NĐ
- ·Khai thác thủy sản đổ ra biển 8.700 tấn rác nhựa mỗi năm
- ·Năm 2020, hơn 2.800 vụ vi phạm hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý
- ·Ngư dân trúng mùa cá khoai
- ·Ý nghĩa các hoạt động Tháng ba biên giới
- ·Công bố nhãn hiệu chứng nhận “Cá thòi lòi Đất Mũi – Cà Mau”
- ·Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh, an toàn
- ·Năm 2024, Bình Phước dự kiến trồng khoảng 406.670 cây xanh phân tán
- ·Khai thác an toàn và câu chuyện chuyển đổi nghề
- ·Tích cực giải ngân vốn đầu tư công
- ·Xử lý website giả mạo Trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe
- ·Sức sống mới ở làng biển Đá Bạc