【kết quả giải hạng 2 ý】Bảo hộ công dân, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Công dân Việt Nam từ Myanmar làm thủ tục nhập cảnh tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, rạng sáng 5/12/2023. Ảnh tư liệu: Văn Điệp/TTXVN |
Liên quan đến công tác bảo hộ công dân, ngư dân Việt Nam ở nước ngoài, trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội phục vụ cho hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 18/3 tới, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, từ năm 2022, hoạt động đi lại quốc tế cũng như của công dân Việt Nam ra nước ngoài đã phục hồi hoàn toàn, nhu cầu đi lao động, học tập, du lịch của người dân tăng nhanh.
Bảo đảm an toàn cho công dân ở vùng chiến sự
Thống kê cho thấy, trong năm 2022 có hơn 3,82 triệu lượt công dân Việt Nam ra nước ngoài và đến năm 2023 con số này đã lên đến gần 10,1 triệu. Việc gia tăng số lượng công dân Việt Nam ra nước ngoài với các mục đích khác nhau cho thấy mức độ hội nhập cao của ta, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo những vấn đề phức tạp phát sinh, đặt ra nhiều thách thức cho công tác lãnh sự và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài. Trong khi đó, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là các cuộc xung đột Nga - Ukraine, Israel - Hamas, Myanmar..., đòi hỏi các cơ quan liên quan phải thường xuyên theo dõi, nắm tình hình và sẵn sàng thực hiện công tác bảo hộ công dân.
Bám sát các chủ trương, chính sách và quy định của Đảng, Nhà nước, công tác bảo hộ công dân, pháp nhân, ngư dân Việt Nam ở nước ngoài đã được triển khai hiệu quả, đạt nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt là đã xử lý tốt các vụ việc nghiêm trọng, xảy ra trên quy mô lớn, có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và tài sản của công dân ta ở nước ngoài, được dư luận trong và ngoài nước công nhận, đánh giá cao, thể hiện trách nhiệm, chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước ta đối với công dân Việt Nam.
Ngay sau khi xảy ra xung đột tại Ukraine, Bộ Ngoại giao đã triển khai đồng bộ, quyết liệt việc vận động chính trị - ngoại giao với các nước liên quan, chỉ đạo sâu sát các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ukraine, Nga và các nước lân cận thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân, bảo đảm an ninh, an toàn cho bà con; huy động và phối hợp với các hội đoàn, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước lân cận hướng dẫn, tổ chức cho bà con sơ tán ra khỏi vùng chiến sự và sang các nước lân cận.
Đến nay, đã tổ chức sơ tán cho trnê 6.000 người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi xung đột, trong đó đưa khoảng 1.700 người về Việt Nam bằng đường hàng không. Điểm nổi bật trong chiến dịch này là ta đã hỗ trợ, giúp đỡ không chỉ công dân Việt Nam (người có quốc tịch Việt Nam) mà cả người gốc Việt cùng thân nhân, gia đình (có quốc tịch nước ngoài), thể hiện tính nhân văn và chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Cuối tháng 10/2023, tình hình tại khu vực bang Shan, bắc Myanmar diễn biến phức tạp, giao tranh dữ dội giữa chính quyền quân sự và các nhóm sắc tộc thiểu số khiến các cơ sở giải trí tại khu vực biên giới đóng cửa, hàng trăm công dân ta mắc kẹt, mất an ninh, an toàn và cần được giải cứu. Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan, báo cáo xin chủ trương của Chính phủ và làm việc với các đối tác nước ngoài để triển khai hỗ trợ, bảo hộ công dân, đưa số công dân đang bị mắc kẹt tại khu vực bắc Myanmar về nước.
Sau hai đợt sơ tán, ta đã đưa về nước tổng cộng 1.398 công dân. Các công dân này đến từ 62/63 địa phương trên cả nước. Ngoài ra, đã hỗ trợ sơ tán 6 công dân nước ngoài theo đề nghị của các nước. Ta đã cơ bản giải quyết hết nhu cầu của các công dân cần được sơ tán tại khu vực Laukkai, phía bắc bang Shan, Myanmar. Cho đến nay, chưa ghi nhận trường hợp công dân bị thương hay tử vong do xung đột tại Myanmar.
Bảo hộ công dân bị lừa đảo, cưỡng bức lao động
Các công dân Việt Nam từ Philippines về đến sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN |
Trong năm 2022, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại trực tiếp tham gia nhiều vụ giải cứu công dân ta từ các cơ sở giam giữ người bất hợp pháp; trao đổi với các cơ quan chức năng trong nước tiếp nhận gần 1.400 công dân. Theo nhận định của các cơ quan đại diện, con số này mới chỉ phản ánh một phần số lượng công dân Việt Nam bị cưỡng bức lao động tại đây.
Trong năm 2023, hiện tượng này tiếp tục lan rộng ra các nước khác trong khu vực. Bộ Ngoại giao đã phối hợp với cơ quan chức năng sở tại ở Campuchia, Philippines, Thái Lan, Lào, Myanmar tiến hành giải cứu, bảo hộ, hỗ trợ đưa khoảng 1.500 công dân về nước.
Vấn đề công dân ta bị lừa đi làm việc, cưỡng bức lao động đã diễn ra từ năm 2020 và là vấn đề hết sức phức tạp bởi nhiều lý do, từ chính sách của các nước cho phép mở các sòng bài, cơ sở đánh bạc trực tuyến (chủ yếu là lừa đảo trực tuyến), việc di chuyển dễ dàng qua biên giới bất hợp pháp giữa các nước, tình trạng thiếu việc làm, cả tin của công dân ta, đặc biệt là thanh, thiếu niên ở các vùng sâu, vùng xa. Bộ Ngoại giao đã nhiều lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị các giải pháp ngăn chặn.
Trên cơ sở đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai nhiều giải pháp, trong đó, chủ động nắm bắt tình hình công dân lao động bất hợp pháp, bị cưỡng bức lao động tại các nước, phối hợp với cơ quan chức năng sở tại giải cứu, bảo hộ công dân. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trước các chiêu trò dụ dỗ, lôi kéo, lừa đảo đi lao động bất hợp pháp tại nước ngoài. Đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cường quản lý hoạt động xuất, nhập cảnh của công dân. Đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người và di cư trái phép. Bộ Ngoại giao cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác truyền thông, cảnh báo dưới nhiều hình thức về tình trạng lừa đảo đi làm “việc nhẹ lương cao”...
Đối với ngư dân hoạt động tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã nhiều lần giao thiệp và có công hàm phản đối các nước có hành động can thiệp, khống chế, tịch thu trái phép tài sản các tàu cá Việt Nam hoạt động hợp pháp trên vùng biển Việt Nam, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo này, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bệnh nhân thứ 17 cho thấy lỗ hổng quá lớn của 'bộ lọc' sân bay trong phòng dịch
- ·Phân làn xe tải sẽ góp phần giảm ùn tắc trầm trọng ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội
- ·Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Còn nhiều việc phải làm để vượt qua khó khăn, thử thách
- ·Thủ tướng: Hoàn thiện chính sách phát hiện, thu hút nhân tài cho nền công vụ
- ·Thủ tướng chỉ đạo cấp bách khống chế Dịch tả lợn châu Phi
- ·Chủ tịch TP.HCM chỉ đạo 'nóng' về sự cố đứt cáp ngầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh
- ·Bến xe Miền Đông mới gặp khó vì nạn ‘xe dù bến cóc’, hạ tầng thiếu thốn
- ·Điều chó nghiệp vụ tìm kiếm người mất tích trong vụ sạt lở Thuỷ điện Kà Tinh
- ·Hy hữu: Máy bay bị bung cửa, hơn 3,4 tấn vàng và kim cương rơi xuống đất
- ·Ngoại trưởng Hàn Quốc thích phở, bánh mì, nói về nữ thần tượng Kpop người Việt
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm một số cơ sở y tế miền núi Quảng Trị
- ·Mâu thuẫn chuyện đổ rác, hai người đàn ông lấy súng cao su bắn nhau bị thương
- ·Hàng loạt vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được chuyển đến cơ quan điều tra
- ·Thuê tư vấn độc lập giám định sự cố đứt cáp ngầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh
- ·Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid thứ 50 đều có kết quả xét nghiệm âm tính
- ·Gặp Tổng Bí thư, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam
- ·Chủ tịch nước: TP.HCM cần một cơ chế thuận lợi để phát triển năng động hơn
- ·Phân làn xe tải sẽ góp phần giảm ùn tắc trầm trọng ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội
- ·Hé lộ nguyên nhân ban đầu của vụ cháy nhà hàng Sive beer nổi tiếng ở Hải Phòng
- ·Phút thư thái của Chủ tịch nước và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc bên nhà sàn Bác Hồ