【hang 2 mexico】Doanh nghiệp Việt phải nâng cao năng lực
IFC nâng hạn mức tài trợ thương mại hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam | |
Thay đổi,ệpViệtphảinângcaonănglựhang 2 mexico đa dạng phương thức kinh doanh để tăng khả năng chống chịu | |
Cảnh báo doanh nghiệp tại Thụy Điển lừa đảo doanh nghiệp Việt | |
Đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga |
Ông đánh giá như thế nào về tác động của dịch Covid-19 tới sản xuất công nghiệp trên thế giới nói chung và đặc biệt là đối với Việt Nam nói riêng?
Dịch bệnh là thách thức của chuỗi sản xuất toàn cầu hiện nay. Nước nào phát triển các chuỗi sản xuất trong nước đủ mạnh thì sẽ hạn chế tối đa tác động của các sự cố trong quá trình sản xuất, đặc biệt là thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, tôi cho rằng chỉ có thể hạn chế được tối đa thôi chứ không thể tránh khỏi bởi hiện nay các quốc gia và các ngành hàng sản xuất phụ thuộc vào nhau rất nhiều, không có quốc gia nào có thể tổ chức được chuỗi sản xuất độc lập.
Với Việt Nam, tác động điển hình có thể kể đến là ngành điện tử và ngành ô tô. Hiện nay với hai ngành này, các sản phẩm linh kiện phụ tùng có hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao, mang tính chất đặc thù của các hãng, của các tập đoàn đa quốc gia. Các ngành có kết cấu của chuỗi cung ứng phức tạp như ngành ô tô hay điện tử, mỗi tập đoàn đa quốc gia lại có hệ thống cung ứng với các nhà cung cấp đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt của hãng. Việc thay thế khi đứt chuỗi cung ứng rất khó khăn.
Đối với các ngành khác có tính chất chuỗi cung ứng đơn giản hơn như dệt may, da giày thì có thể tính toán tìm được nguồn cung ứng khác. Tùy đặc điểm của DN sản xuất, nếu DN chỉ đơn thuần gia công các nguyên liệu sản xuất theo chỉ định của nhà mua thì có thể thay thế vật liệu đơn giản hơn. Còn với DN sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh, sản xuất trên cơ sở thương hiệu của DN thì việc tìm kiếm và thay thế nguồn cung sẽ khó khăn hơn.
Bên cạnh những tác động tiêu cực, dịch Covid-19 có mở ra cơ hội nào cho sản xuất công nghiệp của Việt Nam không, thưa ông?
Cơ hội rất nhiều. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Trung-Mỹ cộng thêm dịch Covid-19, các tập đoàn đa quốc gia đã nhìn thấy rõ ràng phải có chiến lược "Trung Quốc cộng 1". Tất cả bỏ vào một "giỏ" Trung Quốc là rủi ro rất lớn cho các tập đoàn đa quốc gia.
Ví dụ, có khoảng 100 DN trong 500 DN hàng đầu thế giới nằm ở Vũ Hán (Trung Quốc), khi dịch bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi sản xuất của các tập đoàn. Để tránh rủi ro, họ sẽ phải chuyển dịch bớt các hệ thống cung ứng ra khu vực xung quanh. Trung Quốc là công xưởng chế tạo của thế giới nhưng Trung Quốc cũng là trung tâm tiêu dùng hàng đầu thế giới, thị trường tiêu dùng tiềm năng trong tương lai.
Sắp tới, Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng dịch vụ là nhiều khi thu nhập đầu người ngày càng cao. Các công xưởng sản xuất sẽ dịch chuyển dần ra khỏi Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam có một vị trí địa lý rất thuận lợi sát Trung Quốc, dân số trẻ, chính trị ổn định, chính sách thu hút đầu tư thân thiện... Nếu Việt Nam triển khai triệt để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tôi nghĩ sẽ có cơ hội rất lớn trong thu hút đầu tư.
Để tận dụng được cơ hội dịch chuyển đầu tư vào sản xuất công nghiệp của Việt Nam cũng như về dài lâu tránh được tình trạng bị động về nguồn cung nguyên phụ liệu như hiện nay, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ được nhận định là giải pháp quan trọng. Xin ông cho biết, Bộ Công Thương có tính toán như thế nào để đẩy mạnh lĩnh vực này?
Việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ là chính sách nhất quán của Đảng và Chính phủ cũng như Bộ Công Thương trong quá trình phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ là ngành thâm dụng vốn, thâm dụng công nghệ, không phải ngành gia công thông thường. Trong khi đó, DN Việt Nam xuất phát điểm thấp, năng lực sản xuất rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất trong nước cũng như chuỗi sản xuất toàn cầu.
Ở góc độ thu hút đầu tư như đã đề cập, phải nói thêm rằng, song song với thu hút đầu tư phải nâng cao năng lực của DN trong nước lên mới tận dụng được sự lan tỏa của thu hút đầu tư. Muốn làm được điều này, sự nỗ lực tự thân của DN là quan trọng nhất nhưng không thể thiếu "bàn tay" hỗ trợ của Chính phủ. Bộ Công Thương cũng đang thiết kế các chính sách để làm sao hỗ trợ các DN nâng cao năng lực.
Bộ Công Thương có xây dựng các kịch bản khôi phục sản xuất sau khi dịch bệnh được kiểm soát không, thưa ông?
Hiện nay, chuỗi sản xuất phụ thuộc toàn cầu. Có thể khi dịch chấm dứt ở nơi này lại bùng phát ở nơi kia. Ví dụ, NK 100 linh kiện chỉ cần 1 linh kiện NK ở thị trường có dịch cũng bị gián đoạn. Hiệu nay, yếu tố biến động nhiều nhất là không biết thời gian dịch bệnh thế nào, bao giờ kết thúc. Đầu vào không xác định được thì khó xác định các kịch bản tiếp theo.
Ở thời điểm hiện tại, quan trọng là các biện pháp và nguồn lực của Việt Nam có gì để hỗ trợ cho các DN. Trong thời gian này, DN phải duy trì nhà xưởng, công nhân, tốn chi phí mà hoàn toàn không có doanh thu. Những biện pháp hỗ trợ cần triển khai cấp bách, đặc biệt là với các ngành có nhiều lao động như dệt may, gia giày, tổng số lao động lên tới hơn 6 triệu người. Nếu không giúp DN vượt qua khó khăn thì thậm chí sẽ còn gây ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội.
Xin cảm ơn ông!
Theo kết quả quả khảo sát ảnh hưởng của dịch Covid - 19 đối với tình hình sản xuất kinh doanh của DN do Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện mới đây: Để hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, các DN đề xuất 3 giải pháp trước mắt, mong Chính phủ ưu tiên tập trung hỗ trợ. Một là Chính phủ thực hiện chính sách riêng đối với các DN bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, để DN được giảm thuế Thu nhập DN, thuế Giá trị gia tăng và các loại thuế khác và cho phép miễn lãi suất đối việc nộp chậm thuế, đồng thời cho phép miễn đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dịch bệnh (đề xuất này chiếm 42,9% số ý kiến DN trả lời). Hai là hỗ trợ vốn vay ưu đãi với DN bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch (chiếm 41,2% ý kiến). Ba là giảm lãi suất các khoản vay hiện tại, khoanh nợ và giãn thời gian trả nợ vay (29,2%). Bên cạnh đó, các DN cũng đề cập đến các giải pháp khác như Chính phủ thực hiện các gói kích cầu, mở cửa thông quan để nhập nguyên liệu đầu vào, cung cấp thông tin minh bạch, tạo niềm tin cho người dân và DN, giảm giá điện nước... |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Bộ Công Thương tập trung hỗ trợ DN Việt giải quyết khó khăn Ngay từ khi dịch Covid-19 xảy ra, Bộ Công Thương đã kịp thời đề xuất giải pháp với cơ quan có thẩm quyền, trực tiếp là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công Thương hiện đang tập trung các giải pháp hỗ trợ DN, trước mắt là DN Việt Nam vì DN FDI có tiềm lực mạnh và hỗ trợ từ các quốc gia có đại diện ở Việt Nam. Ngược lại, các DN của Việt Nam vẫn là những DN còn nhỏ, siêu nhỏ nên cần sự hỗ trợ. Với các DN trong nước, nhất là những DN sản xuất công nghiệp, đầu vào làm nguyên liệu cho sản xuất là vấn đề được quan tâm. Sự chia sẻ, hỗ trợ của Bộ Công Thương là huy động sản phẩm ngay tại thị trường nội địa có thể làm đầu vào cung cấp nguyên liệu cho DN Việt Nam. Mặt khác, Bộ Công Thương yêu cầu toàn bộ các thương vụ của Việt Nam ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tìm những nguồn hàng thay thế nguồn hàng mà DN Việt Nam đang tương đối phụ thuộc. Tuy nhiên, cũng phải lường trước không dễ dàng làm được điều đó và nếu làm được thì giá của nguyên liệu đầu vào có thể cao hơn so với các nguyên liệu mà hiện nay DN Việt Nam đang NK để phục vụ cho sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Về dài lâu, các DN cũng phải thích nghi với tình huống đó vì dịch ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các thị trường có quan hệ hợp tác đồng thời cũng là thế mạnh XK của Việt Nam như Nhật Bản, EU... Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Trương Văn Cẩm: Cơ hội để doanh nghiệp trong nước đa dạng hóa nguồn nguyên liệu Việc xảy ra dịch Covid-19 khiến khâu cung ứng nguyên liệu cho DN dệt may bị ảnh hưởng không ít. Để ứng phó với tình huống xấu nhất, một số DN dệt may, da giày đang tính đến phương án nhập nguyên phụ liệu từ các quốc gia khác như: Ấn Độ, Bangladesh, Brazil... nhằm bù đắp nguồn nguyên liệu thiếu hụt cho sản xuất. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là việc chuyển đổi nguồn nguyên liệu qua quốc gia khác không hề đơn giản, đặc biệt so sánh lợi thế về đơn giá, phía bạn hàng Trung Quốc luôn thấp hơn so với các nước khác nên sẽ rất khó cạnh tranh. Dù vậy nhìn ở góc độ lạc quan, đây cũng là cơ hội để DN trong nước tiếp tục đa dạng hóa nguồn nguyên phụ liệu từ các thị trường khác. Điều này các DN Thái Lan, Ấn Độ hay Indonesia đã triển khai từ lâu nhằm giảm tỷ lệ phụ thuộc nguyên liệu từ Trung Quốc. Để giải quyết khó khăn trong giai đoạn hiện nay, ngoài sự chủ động của DN nhất thiết phải có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà nước. Một số khó khăn mà DN đang cần sự tiếp sức là cần có nguồn vay ưu đãi, các gói hỗ trợ để tiếp cận công nghệ mới; những chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ… Uyển Như (ghi) |
(责任编辑:La liga)
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·Bổ sung 50 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai tại Đà Nẵng
- ·Bổ sung gần 25 tỷ đồng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tại Tiền Giang
- ·Mưa lũ khắp nơi, nhiều hồ thủy điện phía Bắc, miền Trung buộc phải xả lũ
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Không sử dụng tiền phạt vi phạm giao đầu tư xây dựng công trình
- ·Ngân hàng đồng loạt công bố lãi suất cho vay rẻ
- ·Đã xuất cấp 597 tỷ đồng hàng dự trữ cứu trợ
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Tổng cục Hải quan đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·Bản tin kinh tế tối 31/8: Tiền gửi tiết kiệm tăng; xử lý vi phạm điện mặt trời
- ·Đưa quan hệ chính trị song phương Việt Nam
- ·Doanh nghiệp TT&TT đầu tư hơn 114 triệu USD ra nước ngoài trong 8 tháng
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Cổ phiếu đang giá hơn 1,2 triệu/cp, nhân viên VNG sắp được mua giá 10.000 đồng
- ·Hỗ trợ địa phương phát triển nông nghiệp và nông thôn
- ·Cổ phiếu đang giá hơn 1,2 triệu/cp, nhân viên VNG sắp được mua giá 10.000 đồng
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Gần 700 nghìn USD để cải thiện môi trường tại Vĩnh Long