【aston villa – leicester】Nhiều ưu đãi đặc biệt về tài chính phát triển khoa học công nghệ
Dành hàng nghìn tỷ đồng cho Quỹ Phát triển KHCN
Cử tri Quảng Ngãi đề nghị Bộ Tài chính cần nghiên cứu cơ chế để tạo nguồn lực tài chính cho hoạt động KHCN. Đây là lĩnh vực quan trọng, có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời Luật KHCN (năm 2013) đã khẳng định rõ mức chi ngân sách hàng năm cho KHCN từ 2% trở lên và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KHCN.
Theo Bộ Tài chính, triển khai thực hiện Luật KHCN và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về KHCN, trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ KHCN trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách tài chính cho việc thúc đẩy phát triển hoạt động KHCN tương đối đầy đủ, đồng bộ.
Cụ thể, về cơ chế khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào KHCN, tại Nghị định số 95/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KHCN, tất cả các doanh nghiệp trích tối đa 10% lợi nhuận trước thuế để hình thành Quỹ Phát triển KHCN. Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ KHCN ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn về nội dung chi và quản lý Quỹ Phát triển KHCN của doanh nghiệp. Từ đó, tạo khung pháp lý cho việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp đầu tư cho KHCN.
Căn cứ trên cơ sở báo cáo tài chính năm 2016, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017, tổng số trích lập Quỹ Phát triển KHCN của 31 tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2017 ước thực hiện là 2.276 tỷ đồng, số sử dụng trong năm là 1.483 tỷ đồng. Dự kiến năm 2018, số trích lập quỹ là 2.403 tỷ đồng, số sử dụng là 902 tỷ đồng.
Về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi của các đơn vị sự nghiệp KHCN, Chính phủ đã ban hành nghị định quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KHCN công lập, trong đó đã quy định rõ quyền tự chủ của tổ chức KHCN trong việc huy động, sử dụng nguồn tài chính và phân phối kết quả tài chính tương ứng với các mức độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động của tổ chức KHCN công lập.
Nhìn chung, theo Bộ Tài chính, các cơ chế về huy động nguồn lực và quản lý tài chính trong lĩnh vực KHCN đã được ban hành tương đối đầy đủ. So với các lĩnh vực khác, các quy định quản lý tài chính KHCN đã có những ưu đãi đặc biệt, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phù hợp với đặc thù của hoạt động KHCN.
Tuy vậy, để thực sự tạo bước đột phá trong phát triển KHCN, tạo ra sản phẩm hữu ích cho xã hội, Bộ Tài chính cho rằng, cần phối hợp với các chính sách đổi mới trong tổ chức quản lý hoạt động KHCN (thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ) như: Ban hành các tiêu chí đánh giá, phê duyệt nhiệm vụ KHCN cụ thể, rõ ràng; đổi mới cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm cao đối với tổ chức KHCN công lập, theo đó đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn lực để tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, cần tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm được xác định trong Chiến lược phát triển KHCN, các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách và những lĩnh vực công ích do Nhà nước quy định.
Chi cho KHCN đã cơ bản đảm bảo tỷ lệ 2% tổng chi NSNN
Về bố trí NSNN hàng năm cho KHCN, Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian qua, cùng với nguồn chi đầu tư phát triển, nguồn chi NSNN cho KHCN trong chi quốc phòng, an ninh, đặc biệt là chi từ nguồn ưu đãi thu nhập tính thuế của các doanh nghiệp theo quy định của Luật KHCN, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (phần giảm thu NSNN do thực hiện chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp để lập Quỹ Phát triển KHCN của các doanh nghiệp), tổng chi cho lĩnh vực KHCN đã cơ bản đảm bảo tỷ lệ 2% tổng chi NSNN.
Năm 2018, Bộ Tài chính và Bộ KHCN đã trình cấp có thẩm quyền bố trí chi thường xuyên năm 2018 cho KHCN đạt khoảng 0,81% tổng chi NSNN, tăng khoảng 8,5% so với dự toán năm 2017.
Đặc biệt là trong bối cảnh cân đối chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2018 gặp nhiều khó khăn (sau khi loại trừ chi từ nguồn vốn ngoài nước, chi hỗ trợ kinh phí cải cách tiền lương, chi thường xuyên cơ bản không tăng so với dự toán năm 2017), chi thường xuyên cho KHCN của ngân sách trung ương vẫn được ưu tiên bố trí tăng 8,1% so với dự toán năm 2017. Chi thường xuyên cho KHCN của ngân sách địa phương năm 2018 tăng 9,5% so với dự toán năm 2017.
Với mức bố trí như trên, dự toán chi thường xuyên năm 2018 cho KHCN cơ bản đảm bảo chi cho các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia, cấp bộ, cấp cơ sở, chi hoạt động thường xuyên theo chức năng của các bộ, cơ quan trung ương và bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Phát triển KHCN quốc gia, Quỹ Đổi mới KHCN quốc gia và các nhiệm vụ chi KHCN của địa phương.
Đối với nguồn chi đầu tư phát triển của NSNN cho KHCN, vấn đề này liên quan đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nên Bộ Tài chính đề nghị bộ này có báo cáo trả lời cụ thể gửi đến cử tri./.
Minh Anh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam" cho bà Victoria Kwakwa
- ·Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ 6 liên tiếp
- ·Nghệ thuật sân khấu hoá từ sách giúp trẻ em dễ tiếp thu kiến thức
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- ·Thế giới lãng phí gần 1 tỷ tấn thực phẩm mỗi năm
- ·100% mẫu điều hòa mới 2017 của LG sử dụng công nghệ Inverter
- ·Giảm 50% vé bay nội địa cho khách mua vé tuyến Việt Nam
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Viettel đổi SIM 4G miễn phí tại hơn 1.600 điểm
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị thẩm tra thuyết giảng của Thích Chân Quang
- ·Nhật Bản thúc đẩy các biện pháp nhằm tăng cường an ninh kinh tế
- ·Bảo vật quốc gia 'Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung' có gì đặc biệt?
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam" cho bà Victoria Kwakwa
- ·Lạm phát của Eurozone dự kiến ở mức 5,8% trong năm 2023
- ·Bắc Bộ có mưa rào và dông, nguy cơ sạt lở đất ở vùng núi cao
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Nghệ sĩ opera Ngô Hương Diệp giành hai giải thưởng âm nhạc quốc tế