【lịch thi đấu bống đá hôm nay】Căng thẳng Mỹ
Đây là nhận định của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tại cuộc toạ đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2018,ăngthẳngMỹlịch thi đấu bống đá hôm nay diễn ra ngày 10/10.
Tỷ giá USD/VND có thể tiếp tục biến động mạnh
Với mức tăng trưởng tích cực 6,88% của quý 3, nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô của VEPR cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 6,7% của năm 2018 do Quốc hội đề ra hầu như chắc chắn sẽ thực hiện được. Nhiều khả năng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng hơn 6,8% trong năm nay, vào khoảng 6,84%. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ đang diễn ra, tương lai của nền kinh tế Việt Nam còn rất bất định trước các cú sốc từ thị trường thế giới. Bên cạnh đó, VEPR cũng cho rằng chỉ tiêu lạm phát bình quân dưới 4% sẽ đạt được nếu không có cú sốc lớn nào về giá năng lượng trong qúy 4.
Về diễn biến tỷ giá, đồng USD ngày càng mạnh lên khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục nâng lãi suất, khiến cho tỷ giá VND/USD sẽ tiếp tục có những biến động tương đối mạnh như thời gian qua. Việc tiếp tục sử dụng dự trữ ngoại hối hoặc nâng lãi suất để ổn định giá trị VND trong ngắn hạn đều có thể dẫn tới những rủi ro cho nền kinh tế.
Theo TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, trong quý 3 thặng dư thương mại đạt hơn 2 tỷ USD, đồng thời lượng vốn FDI tiếp tục giải ngân khá đã góp phần cùng với chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giữ cho tỷ giá hối đoái không thay đổi quá mạnh. Tuy nhiên, theo số liệu từ Công ty chứng khoán HSC, NHNN đã phải bán ra hơn 3,7 tỷ USD từ tháng 7 tới hiện tại để ổn định tỷ giá. Trong thời gian tới, nếu đồng USD tiếp tục tăng giá, việc NHNN phải tiếp tục bán ra ngoại tệ hoặc nâng lãi suất để giữ giá đồng nội tệ có thể xảy ra.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Đức Thành cũng đánh giá, lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn tương đối mỏng tính theo tuần nhập khẩu, nên việc can thiệp có quy mô hạn chế. Tiếp đó, việc tăng lãi suất sẽ dẫn tới những hệ lụy cho doanh nghiệp trong năm 2019 và 2020. Vì vậy, việc chủ động giảm giá VND một cách khéo léo giữa mức mất giá của CNY so với USD là cần thiết để Việt Nam thích ứng trong cuộc chiến tranh thương mại.
Xa hơn nữa, Việt Nam cần nhanh chóng cải cách chuyển đổi thể chế theo hướng tạo lập nền kinh tế thị trường đầy đủ để tránh những đối xử bất lợi theo cách Mỹ đang muốn tạo ra tiền lệ với Trung Quốc. Có thể nói, cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay chính là cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy cải cách để chủ động cải thiện tình trạng của chính mình đối với hai nước.
Về mặt vĩ mô, Việt Nam cần tranh thủ nỗ lực tạo thêm dư địa chính sách để tăng sức chịu đựng trước những rủi ro sắp tới từ môi trường toàn cầu. Đó là việc tiếp tục giảm thâm hụt ngân sách, tăng thặng dư thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh và thủ tục hành chính, sắp xếp lại bộ máy nhà nước và chống tham nhũng, v.v…, VEPR khuyến nghị.
Lạm phát đáng lo hơn tăng trưởng
Bình luận tại cuộc toạ đàm, các chuyên gia cũng đưa ra nhiều góc nhìn khác nhau về bức tranh và triển vọng kinh tế vĩ mô. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá, 3 quý đầu năm, số doanh nghiệp (DN) mới không tăng cao như năm trước, nhưng số DN ngừng hoạt động tăng rất cao. Điều này cho thấy những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện Nghị quyết 35 chưa mang lại hiệu ích tích cực như thông điệp. Hơn nữa, trong khi chúng ta tích cực tham gia các FTA, thì DN trong nước ít tận dụng được cơ hội so với DN FDI.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhìn nhận, do kinh tế dựa nhiều vào FDI, nên những biến động hiện nay trên thị trường thế giới như Mỹ tăng lãi suất, có thể khiến dòng vốn vào Việt Nam bị ảnh hưởng. Hiện nay, xuất khẩu của DN FDI chiếm tỷ trọng lớn (72%) trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng giá trị gia tăng ở mức thấp.
Nhận định về dòng vốn nước ngoài, PGS.TS Phạm Thế Anh cho biết tín hiệu ban đầu là lần đầu tiên trong nhiều năm, FDI 9 tháng đầu năm đã chậm lại. Tuy nhiên, điều này cũng chưa đủ để kết luận về xu hướng của FDI trước tác động trên thị trường tài chính thế giới. Ông Phạm Thế Anh lưu ý cần theo dõi sát dòng vốn gián tiếp trên thị trường chứng khoán, bởi khi Mỹ tiếp tục tăng lãi suất, dòng vốn gián tiếp sẽ có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi, nền tảng vĩ mô yếu. Trong khi đó, Việt Nam vẫn là nền kinh tế có nền tảng vĩ mô chưa vững chắc, lại trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nhất định bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Một vấn đề khác được đề cập là quan ngại về lạm phát. "Xu hướng những năm tới, chúng ta sẽ không phải lo ngại nhiều về tăng trưởng mà quan tâm tới lạm phát hơn. Đây mới là vấn đế đáng lo ngại, không chỉ ở Việt Nam mà trên quy mô toàn cầu. Giá nguyên vật liệu, lương thực, dầu mỏ đang phục hồi mạnh. Ngay cả Nhật, trước đây lạm phát âm nay cũng đã tăng 1%. Ở các nước phát triển, hầu hết các quốc gia mất giá tiền mạnh, tạo ra vòng xoáy lạm phát lớn", PGS.TS Phạm Thế Anh phân tích./.
Hoàng Yến
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chủ động ứng phó với áp thấp có khả năng mạnh lên thành bão
- ·Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
- ·Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn có Tổng giám đốc mới
- ·Chiều nay, giá xăng trong nước có thể giảm
- ·Thông tin mới về vụ 'mất tích' bí ẩn của Chủ tịch huyện Quốc Oai
- ·Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên 'chất' Vinamilk
- ·Giá xăng trong nước ngày mai có thể giảm nhẹ
- ·Người dân thay đổi cách đón Tết, doanh nghiệp chuẩn bị hàng hoá thế nào?
- ·Thanh Hóa: 50 tấn cá chết ở vịnh đảo Ngọc do thủy triều đỏ
- ·Những lô dừa tươi Việt Nam đầu tiên có mặt tại thị trường Trung Quốc
- ·Ban chỉ đạo 389 Bộ KH&CN được đánh giá cao về chống buôn lậu, gian lận thương mại
- ·Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank
- ·Vì sao giá 1 tấn cau tươi bằng cả lượng vàng?
- ·Vì sao giá 1 tấn cau tươi bằng cả lượng vàng?
- ·Du khách Trung Quốc bị chém đẹp gần 80 triệu đồng cho 2kg tam thất
- ·Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn: Đây là thời điểm doanh nhân thể hiện bản lĩnh
- ·Vingroup đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên
- ·Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Chỉ duy nhất EVN được mua
- ·Bộ GTVT thông tin về việc nâng cấp, sửa chữa đường băng tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất
- ·Quảng Bình tiêu hủy bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ