【kiểu tóc ronaldo béo】Xếp hạng 20 toàn cầu, M&A Việt Nam chuẩn bị "bùng nổ"
Nhiều lực đỡ cho M&A
Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, mới đây Quốc hội Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng nhằm đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế. Việc thực thi các đạo luật và chính sách quan trọng này đang tạo ra một môi trường pháp lý hoàn thiện hơn, góp phần cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung và thị trường M&A nói riêng. Cùng với đó, tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn của Việt Nam cũng đang mở ra những cơ hội mới cho hoạt động M&A.
Một yếu tố khác đang thúc đẩy hoạt động M&A, đó là chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của Chính phủ. Mặc dù tiến trình này còn chậm và chưa đạt được kết quả như Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 432 DNNN được cổ phần hóa trong 2 năm 2014 và 2015 (bởi đến nay mới có 176 doanh nghiệp được CPH), song các cuộc IPO của các doanh nghiệp lớn trong các ngành như giao thông vận tải, viễn thông, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm… đang tạo nguồn hàng mới hấp dẫn đối với thị trường M&A. Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các DNNN theo chủ trương của Chính phủ cũng đang góp phần làm cho thị trường M&A trở nên phong phú và đa dạng hơn.
Bên cạnh đó, xu hướng trỗi dậy mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế cũng là yếu tố thúc đẩy thị trường M&A. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn M&A như một chiến lược quan trọng để tái cấu trúc, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức diễn đàn nhận định, hoạt động M&A đang đứng những cơ hội được mở ra từ việc nâng cao tốc độ tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước dựa trên cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chủ động hội nhập sâu rộng với thế giới qua việc ký kết và thực thi hàng loạt hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn, cũng như việc tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Xếp hạng 20 toàn cầu
Theo GS.TS Christopher Kummer, Chủ tịch Viện Sáp nhập, Mua lại và Liên kết (IMAA), trong năm nay, Việt Nam đã có bước tiến trong bảng xếp hạng hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp toàn cầu khi vươn lên xếp vị trí thứ 20. Trong khi đó năm ngoái, Việt Nam xếp thứ 24 trong vị trí toàn cầu với 339 thương vụ. Xét về quốc gia các công ty mục tiêu, 219 thương vụ đã được công bố gần đây có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam.
Xét về giá trị, Việt Nam xếp thứ 41 với hơn 2 tỷ USD. Trong khi năm trước, Việt Nam chỉ đạt hạng 55 về giá trị với 2,8 tỷ USD. Dự báo, nếu xu hướng này tiếp tục, giá trị M&A tại Việt Nam có thể lên tới 3,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, các thương vụ mua lại giữa doanh nghiệp Việt và nước ngoài vẫn còn ở mức tương đối thấp và chỉ 10 thương vụ mỗi năm. Ví dụ, Vinamilk tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Miraka, một nhà sản xuất sữa khô có trụ sở tại New Zealand.
Ông Christopher Kummer nhận định, thực trạng này cũng khó được cải thiện mặc dù sự thật là các công ty Việt Nam cũng có tương đồng về tài chính và quản lý với các công ty khác trên thế giới để mở rộng kinh doanh trên toàn cầu. Đặc biệt trong khu vực, tại những quốc gia như Lào, Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng hơn nhiều. Ví dụ, năm ngoái Tập đoàn Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Việt Nam có xu hướng dành nhiều sự quan tâm tới công ty bên Lào, khi nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty bảo hiểm Lane Xang Assurance Public (LAP) từ 40% đến 50%. Nhưng cũng ngoài khu vực châu Á, nhiều cơ hội có thể xuất hiện như việc tập đoàn FPT mua lại RWE IT hoạt động tại Slovakia SRO là một minh chứng.
Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc điều hành cao cấp Công ty tư vấn Recof Corporation (Nhật Bản) cho rằng Việt Nam sẽ là mục tiêu M&A của các tập đoàn từ Nhật Bản trong các lĩnh vực như ăn uống, bán lẻ, tài chính, tiêu dùng nhanh, du lịch, y tế, logistics…
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra của năm 2021
- ·Vụ chạy thận ở Hòa Bình: Khởi tố cựu giám đốc bệnh viện về tội danh gì?
- ·Bộ GTVT: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội Xuân 2019
- ·Đã kết luận sai phạm, vì sao đến nay vẫn không kỷ luật lãnh đạo HUD?
- ·Bamboo Airways phối hợp thực hiện các chuyến bay đặc biệt đưa người dân Bình Định từ TP HCM
- ·Băng bảo kê núp bóng tổ bốc xếp chợ Long Biên lĩnh án
- ·Vụ sửa điểm thi THPT ở Hà Giang: Động hoàn toàn không trong sáng
- ·Mức hình phạt nào sẽ dành cho những người sửa điểm thi tốt nghiệp THPT ở Sơn La
- ·Các công ty bán bảo hiểm xe máy lãi ‘khủng’: Thu về 765 tỷ, bồi thường chỉ 45 tỷ đồng
- ·Vụ khung sắt rơi làm 1 người tử vong: Hé lộ những lần đổi chủ của dự án
- ·Đoàn kết một lòng nhất định bứt phá thành công
- ·Giáp tết Nguyên Đán, liên tiếp bắt giữ hai vụ vận chuyển gần 60Kg pháo lậu
- ·Đội bóng Thái lần đầu tiết lộ câu chuyện phi thường trong hang Tham Luang
- ·Hé lộ đối tượng gây ra sai phạm về điểm thi cao bất thường ở Hà Giang
- ·Tập đoàn An Nông tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho gần 1.200 nông dân
- ·Thủ tướng: Quản lý làm sao để DNNN phát triển xứng tầm
- ·Tân Hiệp Phát thăm, tặng quà các gia đình liệt sỹ và thương binh tại Nghệ An, Hà Tĩnh
- ·Cách tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Bắc Ninh năm 2018 nhanh và chính xác nhất
- ·Nhiều chính sách, văn bản mới đáng chú ý có hiệu lực từ ngày 1/7/2021
- ·Sắp thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP tại 9 tỉnh, thành