【số liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá adelaide united gặp melbourne city】Học sinh sử dụng điện thoại di động: Lợi bất cập hại
Không chỉ có chức năng gọi hay nhắn tin, với chiếc điện thoại di động (ÐTDÐ) được kết nối mạng, các em học sinh có thể chơi game, kết nối facebook, tải và nghe nhạc... ÐTDÐ đang lấy đi khá nhiều quỹ thời gian học tập, sự tập trung của học sinh. Tình trạng học sinh sử dụng ÐTDÐ đi kèm những hệ luỵ phát sinh đang là hồi chuông báo động đối với gia đình, nhà trường và xã hội.
Không chỉ có chức năng gọi hay nhắn tin, với chiếc điện thoại di động (ÐTDÐ) được kết nối mạng, các em học sinh có thể chơi game, kết nối facebook, tải và nghe nhạc... ÐTDÐ đang lấy đi khá nhiều quỹ thời gian học tập, sự tập trung của học sinh. Tình trạng học sinh sử dụng ÐTDÐ đi kèm những hệ luỵ phát sinh đang là hồi chuông báo động đối với gia đình, nhà trường và xã hội.
Trào lưu sử dụng ÐTDÐ trong học sinh bắt đầu từ khoảng 5 năm trở lại đây. Mới đầu chỉ phổ biến ở học sinh THPT và gần đây học sinh THCS, kể cả tiểu học cũng sử dụng. Trao đổi với nhiều phụ huynh về việc trang bị cho con ÐTDÐ khi tới trường, phần lớn đều cho rằng, ÐTDÐ sẽ giúp phụ huynh tiện liên lạc, trao đổi trong quá trình đưa đón con em. Ðồng thời, ÐTDÐ cũng hữu ích trong việc kiểm soát thời gian học tập cũng như sinh hoạt của các em khi cha mẹ không ở bên...
Tuy nhiên, học sinh đã và đang sử dụng ÐTDÐ với mục đích và ý thức không đúng mong muốn của cha mẹ, chính điều này đã dẫn đến không ít hệ luỵ.
Chị Nguyễn Thị Hồng Vân có con học ở Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân (Ðầm Dơi) chia sẻ: “Gia đình cho cháu sử dụng ÐTDÐ chủ yếu để tiện việc liên lạc đưa đón đi học. Chính vì vậy, chỉ mua máy có chức năng phục vụ việc nghe, gọi chứ không mua máy hiện đại để con có thể sử dụng các tính năng khác”.
Chị Hồng Vân là một trong số ít phụ huynh nhận thức được vấn đề lợi và hại của học sinh khi sử dụng ÐTDÐ. Thực tế cho thấy, đa số phụ huynh đều không hiểu biết đầy đủ về công nghệ, tác hại của ÐTDÐ cũng như có cách quản lý chặt chẽ việc sử dụng ÐTDÐ của con em mình. Nhiều gia đình vì chiều con nên sắm cho con em mình những chiếc điện thoại hiện đại, đắt tiền, đầy đủ chức năng như một điều kiện khích lệ để con học tốt hơn... Ðiều đó có thể vô tình đẩy các em bước vào những cạm bẫy, tiếp cận cái xấu, gây mất an toàn khi sử dụng.
Cô La Thị Như, giáo viên Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân, cho biết: “ÐTDÐ làm cho các em thiếu tập trung trong giờ học. Các em lén lút truy cập mạng trên ÐTDÐ trong giờ ra chơi, thậm chí trong giờ học cũng chăm chăm vào ÐTDÐ. Một số em không chú tâm vào bài học, thậm chí ngủ trong giờ học. Khi hỏi ra mới biết, do vào buổi tối các em mải mê lên mạng xã hội cho đến khuya, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ vào buổi sáng hôm sau”.
Ngoài ra, từ ÐTDÐ hiện đại, các em dễ dàng truy cập vào những trang mạng đồi truỵ, tải và xem phim, tranh ảnh xấu mà không bị bất kỳ sự kiểm soát nào. Nhiều học sinh còn tự quay và phát tán những hình ảnh không lành mạnh, thông tin chưa được kiểm chứng của người khác và cả của chính mình để chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường, với cộng đồng mạng. Nhiều thầy, cô giáo còn báo động một hiện tượng xuất hiện ngày càng nhiều, đó là tình trạng học sinh dùng ÐTDÐ như một công cụ để quay cóp, tìm tài liệu lời giải cho các bài văn, toán được giao về nhà, rồi cùng chuyển cho nhau chép.
Hiện nay, có nhiều trường đã đưa ra nhiều quy định, biện pháp xử lý các em học sinh cố tình sử dụng ÐTDÐ trong giờ học. Thầy Trương Hùng Mạnh, Phó Bí thư Ðoàn Trường THPT Thái Thanh Hoà, chia sẻ: “Từ đầu năm học, nhà trường đã đưa ra quy định nghiêm cấm sử dụng ÐTDÐ những trường hợp nào cố tình sử dụng khi phát hiện sẽ tịch thu điện thoại, hạ hạnh kiểm và mời phụ huynh đến giải quyết”.
Tuy nhiên, pháp luật không cấm học sinh sử dụng ÐTDÐ. Trong khi đó, ngành giáo dục cũng chỉ quy định cấm học sinh không được sử dụng ÐTDÐ trong giờ học. Vì vậy, nhà trường chỉ kiểm soát được việc sử dụng ÐTDÐ của học sinh trong thời gian lên lớp. Còn khi các em ra khỏi cổng trường, nhiệm vụ này hoàn toàn có thể bị bỏ ngỏ bởi không phải gia đình nào cũng có điều kiện để giám sát chặt chẽ".
Ðể hạn chế những mặt tồn tại, bất cập từ việc sử dụng ÐTDÐ, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục ý thức học sinh khi sử dụng ÐTDÐ. Nhà trường cần đẩy mạnh giáo dục để các em thấy được sự nguy hại của ÐTDÐ nếu không được sử dụng đúng mục đích. Thầy cô cũng nên hướng dẫn học sinh biết về văn hoá giao tiếp qua điện thoại. Với các bậc phụ huynh, chỉ nên trang bị ÐTDÐ cho con khi thực sự cần thiết. Gia đình dù có điều kiện cũng nên sắm cho con mình loại ÐTDÐ chủ yếu phục vụ mục đích nghe - gọi, hỗ trợ việc liên lạc, trao đổi thông tin. Bởi vì, ở lứa tuổi của các em, tư duy, tính cách hình thành chưa đầy đủ, dễ bị tác động bởi các ngoại lực xấu. Việc trang bị ÐTDÐ ở độ tuổi của các em giống như “con dao hai lưỡi”, nếu không biết cách sử dụng có thể bị “đứt tay” bất cứ lúc nào./.
Phạm Duy
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhà báo Lệ Huyền: Tôi sợ nhất là 'bệnh nhạt'
- ·Hoàn cảnh thương tâm của một tân sinh viên
- ·Bánh bao: Vỏ trắng hóa chất, nhân đồ ôi thiu
- ·Điều kiện để được nâng lương trước thời hạn và thường xuyên
- ·Quảng Ninh: Nghiên cứu giảm tốc độ tối đa trên cầu Bạch Đằng đảm bảo ATGT
- ·Ra mắt bản đồ thế giới đầu tiên về diện tích rừng Trái Đất
- ·Tin vắn 24
- ·Xây dựng nông thôn mới ở Long Hưng: Đích đến còn xa
- ·Tiêu thụ hải sản khó khăn, Bộ NN&PTNT đưa ra khuyến cáo
- ·Vụ rượu độc làm chết 6 người: Triệu tập giám đốc Công ty 29 để điều tra
- ·Chuyến đi bí mật của Ngoại trưởng Mỹ tới Triều Tiên qua lời kể phóng viên
- ·Tàu SE7 trật bánh vì va phải đá
- ·Cấp trùng 1 triệu thẻ bảo hiểm y tế: Do không kiểm tra chéo
- ·Phù phép nhớt thải thành nhớt ‘xịn’
- ·Đến bao giờ mới hết nắng hanh trong kì nghỉ Tết
- ·Trao giải cuộc thi “Máy tính cho cộng đồng thay đổi cuộc sống”
- ·Việt Nam còn khoảng 75 đến 130 con voi
- ·Hơn 100 người tìm kiếm thầy hiệu trưởng bị nước cuốn
- ·Bắt trọn những xu hướng du lịch được dự báo 'làm mưa làm gió' năm 2019
- ·Bão Nari mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động gần Biển Đông