【nhận định bóng đá indonesia hôm nay】Thể chế tài chính luôn hướng tới người dân, doanh nghiệp
Bám sát thực tiễn để xây dựng,ểchếtàichínhluônhướngtớingườidândoanhnghiệnhận định bóng đá indonesia hôm nay hoàn thiện pháp luật tài chính
Theo ông Hoàng Thái Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính), những năm qua, pháp chế tài chính đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế tài chính. Tuy nhiên, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính cũng đã bộc lộ không ít hạn chế, vướng mắc nhất định. Do đó, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị pháp chế, quy tụ tất cả những người làm công tác pháp chế của toàn ngành, để cùng nhìn lại những kết quả đạt được, cũng như đánh giá những khó khăn, vướng mắc để cùng trao đổi, tháo gỡ trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế nói chung, công tác pháp chế nói riêng tiếp tục được coi trọng và đã có vị thế mới. Bên cạnh những kết quả tích cực thì công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính thời gian qua cũng đã bộc lộ không ít hạn chế, vướng mắc nhất định. Trong khi đó, nhiệm vụ về xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính trong giai đoạn tới là hết sức quan trọng và nặng nề với yêu cầu ngày càng cao.
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung |
Đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thời gian qua đã được Lãnh đạo Bộ quan tâm, chỉ đạo sát sao, xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, luôn được quan tâm bố trí nguồn lực để thực hiện. Mặc dù số lượng văn bản QPPL mà Bộ Tài chính được giao chủ trì soạn thảo là rất lớn, nhiều nội dung phức tạp nhưng với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo cùng những định hướng và giải pháp đồng bộ đã giúp công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tài chính cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước.
Các văn bản QPPL được ban hành đã bám sát yêu cầu của thực tiễn, kịp thời đề xuất ban hành văn bản pháp luật tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, kiểm soát áp lực tăng giá, lạm phát, góp phần hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó linh hoạt với các thách thức do tình hình dịch Covid-19, thiên tai, những tác động không thuận của kinh tế thế giới... Kết quả, trong năm 2022, Bộ Tài chính đã hoàn thành 100% Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Theo đó đã trình Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và cho ý kiến đối với dự án Luật Giá (sửa đổi).
Trình Chính phủ số lượng lớn nghị định, quyết định Tính đến ngày 15/4/2023, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 1 nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 19 thông tư. Những tháng cuối năm 2023, Bộ Tài chính sẽ phải trình Chính phủ 35 đề án (21 nghị định, 3 quyết định và 11 đề án khác). Tính cả các đề án đã trình từ năm 2021, 2022 chuyển sang, dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành 39 nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 9 quyết định; đồng thời ban hành theo thẩm quyền 36 thông tư trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. |
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 48/55 đề án; các đơn vị trình Bộ ban hành 77 thông tư. Nhìn chung, công tác lập chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản QPPL của Bộ Tài chính đã bám sát với các chủ trương, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính và Lãnh đạo Bộ Tài chính. Nội dung chương trình/kế hoạch đều nêu rõ nhiệm vụ, sản phẩm đầu ra và phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng đơn vị chủ trì xây dựng soạn thảo gắn với tiến độ hoàn thành để làm cơ sở cho các đơn vị triển khai thực hiện.
Đổi mới mạnh mẽ hơn tư duy xây dựng chính sách
Năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục đổi mới, cải tiến về quy trình và linh hoạt cách làm trong công tác soạn thảo văn bản cũng như công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật cả trước, trong và sau quá trình soạn thảo văn bản. Đồng thời, chủ động rà soát các chính sách pháp luật tài chính thuộc phạm vi quản lý để đề xuất nội dung hoàn thiện thể chế tài chính; kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế. Bộ Tài chính xác định, việc hoàn thiện thể chế tài chính tiếp tục gắn và tạo cơ sở pháp lý cho cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng văn bản QPPL là tiếp tục tập trung nghiên cứu, rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi 13 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo theo lộ trình phù hợp, trước mắt là: Trình Quốc hội thông qua dự án Luật Giá (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023); phối hợp với các ủy ban của Quốc hội để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi) để trình Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Đặc biệt, trên cơ sở kết quả nghiên cứu rà soát các luật về thuế, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để trình Chính phủ trình Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh…
Hệ thống pháp luật về tài chính - ngân sách ngày càng được hoàn thiện Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ Tài chính là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, có số lượng văn bản trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền hàng năm rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, có tính phức tạp cao và tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp, nên công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật luôn được Lãnh đạo Bộ Tài chính coi đây nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành. Trung bình hàng năm, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 6 - 7 luật, nghị quyết, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 30 - 40 nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền 120 - 150 thông tư. Mặc dù số lượng văn bản mà Bộ Tài chính được giao chủ trì luôn rất lớn, nhiều nội dung phức tạp nhưng Bộ luôn hoàn thành Chương trình xây dựng pháp luật với tỷ lệ cao, thường là trên 95%. Hệ thống pháp luật về tài chính - ngân sách ngày càng được hoàn thiện, tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có nhiều chính sách để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn. Dự báo thời gian tới có những thuận lợi nhưng khó khăn, thách thức là rất lớn. Trong xây dựng và quản lý điều hành tài chính - ngân sách phải tích cực nhưng thận trọng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngành Tài chính tiếp tục quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối, chiến lược xây dựng và phát triển đất nước trong Cương lĩnh của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng, đặc biệt là Đại hội XIII của Đảng đề ra, trên cơ sở đó thể chế hóa vào hệ thống pháp luật tài chính. Đồng thời, hoàn thiện thể chế tài chính góp phần phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội. Người đứng đầu ngành Tài chính khẳng định, việc hoàn thiện thể chế tài chính sẽ tiếp tục gắn với cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Thể chế tài chính phải tiếp cận nhanh với các thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của việc hội nhập. Riêng về tài chính – ngân sách, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngân sách nhà nước một cách đồng bộ, bao gồm cả tái cơ cấu về thu cũng như chi ngân sách và quản lý nợ công. |
(责任编辑:World Cup)
- ·NIC Hòa Lạc
- ·Hàng loạt mặt hàng thuế suất cao giảm, đẩy số thu ngân sách Hải quan TPHCM giảm sâu
- ·Lào Cai áp dụng phương thức mới để vận chuyển hàng xuất nhập khẩu
- ·Được nộp phí cảng biển tại Hải Phòng bằng tải khoản cá nhân
- ·Phó thủ tướng yêu cầu xử nghiêm sai phạm phát triển điện gió, mặt trời
- ·30% năng lượng bị lãng phí mà doanh nghiệp không nhận ra
- ·Hải quan Hà Nội: Vẫn trực giải quyết thủ tục thông quan trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ
- ·Thái Nguyên: Thu nội địa 10 tháng đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng
- ·Thúc đẩy giảm nghèo đa chiều nhanh và bền vững ở Việt Nam
- ·Cục Thuế Cà Mau: Phấn đấu thu ngân sách vượt 20% dự toán năm 2019
- ·Đưa vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm KHCN, đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước
- ·EVN: Sẵn sàng điện cho kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa XIV
- ·Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
- ·Ngân hàng rao bán khối nợ hơn 50 tỷ đồng thuộc Cocobay Đà Nẵng
- ·VPBank bắt tay Amazon Web Services nâng tầm công nghệ ngân hàng số và trải nghiệm khách hàng
- ·Cảnh báo vi phạm sử dụng mã số mã vạch trong sản xuất, gia công
- ·Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
- ·Phú Thọ: Công khai 191 doanh nghiệp nợ thuế
- ·Chiêm ngưỡng sân khấu vinh danh các nhà khoa học kiệt xuất của Giải thưởng VinFuture 2023
- ·Tổng cục Thuế thông báo mẫu tem thuốc lá sản xuất trong nước