【tỷ lệ bóng đá tivi】Nguồn lực cho chính sách xã hội cần chặt chẽ, sát sao hơn
Sáng 24/3,ồnlựcchochínhsáchxãhộicầnchặtchẽsátsaohơtỷ lệ bóng đá tivi chủ trì cuộc họp sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, Thủ tướng cho rằng, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 lây lan hiện nay thì càng thấy thách thức lớn đối với lĩnh vực xã hội, khi mà phải phát triển song hành, hài hòa giữa kinh tế và xã hội.
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết với nhiều điểm sáng. Cụ thể, Nghị quyết đặt ra 26 chỉ tiêu, đến nay, có 24/26 chỉ tiêu đạt và vượt, trong đó 8 chỉ tiêu về đích trước 2 năm, 16 chỉ tiêu đạt vào năm 2020.
Đến nay, cả nước xác nhận được 9,2 triệu người có công, trong đó, trên 1,3 triệu người đang hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng. 99,5% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư địa phương.
Về chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo, bình quân hằng năm đã giải quyết việc làm trong nước cho 1,5 - 1,6 triệu người và đưa trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỷ lệ thất nghiệp luôn duy trì ở mức thấp, khoảng 2 - 2,2%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3,5%.
Phát triển bảo hiểm xã hội có sự đột phá, đến nay, chiếm khoảng 32% lực lượng lao động. Riêng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2019 có thêm gần 300.000 người tham gia, đưa tổng số người tham gia lên khoảng 574.000 người, bằng 10 năm thực hiện trước đó.
Đến hết năm 2019, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 85,3 triệu người, chiếm 90% dân số, cơ bản đã bao phủ toàn dân, vượt trước 4 năm so với mục tiêu Nghị quyết.
Về chính sách trợ giúp xã hội, hiện có gần 3% dân số được hưởng trợ cấp tiền mặt hàng tháng, trong đó có 1,65 triệu người cao tuổi.
Sau khi lắng nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, qua sơ kết cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt, nhiều điểm sáng trong chính sách người có công, an sinh xã hội. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Số lượng người có công ở Việt Nam rất lớn và được quan tâm liên tục. Diện bao phủ của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ người yếu thế trong xã hội ngày càng được mở rộng. Thu nhập của người lao động tăng.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, chính sách xã hội còn chưa bao phủ hết các đối tượng, triển khai chưa đồng bộ. Ở một số nơi, một số cấp chưa quyết liệt. Vẫn còn 2 chỉ tiêu cần phấn đấu hơn nữa để đạt được là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia.
“Vấn đề tổng kết vĩ mô rất quan trọng để rút ra những phương pháp, cách làm, chứ không phải chỉ thành tích, mà chính là cách làm thời gian tới làm sao tốt hơn” - Thủ tướng nói và chỉ ra trong bối cảnh mới, chúng ta đối diện nhiều thách thức như già hóa dân số, cuộc cách mạng 4.0, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu…, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 lây lan hiện nay, thì càng thấy thách thức lớn đối với lĩnh vực xã hội.
“Không thể nói chỉ phát triển kinh tế mà không phát triển xã hội, phải phát triển song hành, hài hòa giữa kinh tế và xã hội”, Thủ tướng nêu rõ việc tiếp tục kế thừa quan điểm của Nghị quyết Trung ương 5, nhấn mạnh quan điểm con người là trung tâm của quá trình phát triển, bảo đảm chính sách xã hội phải được xây dựng và triển khai thực hiện hài hòa với phát triển kinh tế. Đầu tư thực hiện chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm theo Nghị quyết Trung ương 5 là chính sách xã hội phải bảo đảm phát triển bao trùm, toàn diện, đặc biệt nâng cao chất lượng phát triển con người, tạo việc làm đầy đủ, việc làm tốt cho mọi người. Kiểm soát tốt hơn nữa phân hóa giàu nghèo, giảm bất bình đẳng xã hội, đạt bình đẳng giới. Ở Việt Nam, phải xóa bỏ hoàn toàn nghèo đói cho tất cả mọi người, ở mọi nơi, mọi thời điểm, tập trung giải quyết nhóm nghèo nhất, vùng nghèo nhất, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, dân tộc. An sinh xã hội phải phát triển toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, chỉ còn 3 quý nữa là hết năm 2020, Thủ tướng cho rằng, phải cố gắng tối đa thực hiện một số nội dung và nghiên cứu đề án về chính sách xã hội giai đoạn 2021 - 2030 để trình Ban Chấp hành Trung ương.
Thủ tướng cho rằng, phải cố gắng tối đa để thực hiện 2 chỉ tiêu chưa đạt được. Trước mắt, phát huy mọi nguồn lực chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả. Hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội. “Với thời điểm hiện nay, chúng ta cần suy nghĩ về một gói cứu trợ quốc gia về an sinh xã hội, có tính thiết thực với người lao động”, Thủ tướng nói. “Đây là giai đoạn có nhiều khó khăn, nếu không làm tốt khâu này bằng chính sách tài khóa và chính sách khác thì vấp phải sai lầm”.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đánh giá các chính sách trên từng lĩnh vực để có cơ sở đề xuất, bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế chính sách mới phù hợp. Tiếp tục nâng cao, mở rộng, thực hiện đầy đủ chính sách người có công, giải quyết tốt vấn đề tồn đọng. Phải bảo đảm không còn hộ nghèo có thành viên là người có công. Thủ tướng cũng lưu ý việc phát triển, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản.
Trợ giúp xã hội linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của người dân và cộng đồng sau thiên tai, thảm họa với tinh thần bảo đảm hỗ trợ kịp thời người yếu thế, thiệt thòi khắc phục rủi ro, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Trong bối cảnh cách mạng 4.0 và tình hình hiện nay đặt ra vấn đề đào tạo, sử dụng hiệu quả nhân lực có kỹ năng, chất lượng cao, phát triển thị trường lao động lành mạnh, đồng bộ, hiện đại và hội nhập.
Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế, hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lĩnh vực nông nghiệp, lao động phi chính thức. Quản lý nhà nước tốt hơn đối với các công ty bảo hiểm.
Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, cơ cấu lại nội dung sao cho nổi bật, nhất là phải nêu được các trở ngại về thể chế, chính sách, những mô hình, cách làm, vai trò của chính quyền địa phương, cơ sở. Một số vấn đề về tiêu chí xã hội cần toàn diện hơn như môi trường, đạo đức xã hội. Phân bổ nguồn lực cho các chính sách xã hội cần chặt chẽ, sát sao hơn, Thủ tướng lấy ví dụ về nhà ở xã hội hiện có tỷ lệ còn thấp, cần khắc phục. “Đây là vấn đề lớn, nhất là đối với giai cấp công nhân chúng ta” khi mà nhiều công nhân đi làm thuê suốt mà không có nhà ở.
Thủ tướng cho rằng, nên có hội nghị toàn quốc ở thời điểm phù hợp để tổng kết toàn diện các vấn đề chính sách xã hội để từ đó, lắng nghe thêm ý kiến, có chính sách xã hội 10 năm tới tốt hơn.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Kiểm tra sức khỏe bằng cách đứng một chân trong 10 giây
- ·Tăng trưởng xuất khẩu rau quả năm nay chưa bằng 1/4 năm trước
- ·Sức mạnh nội tại tạo đà cho thị trường bất động sản 2019
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Tỷ giá ngoại tệ ngày 3/1: USD tăng vọt vì bất ổn Trung Quốc
- ·Thay đổi để thúc đẩy thương mại điện tử
- ·Trung tướng Nguyễn Trung Thu và câu chuyện những người lính không tên trong danh sách của trung đoàn
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Rosée UK hợp tác phân phối 4 thương hiệu làm đẹp từ Châu Âu
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Thói quen khi uống cà phê tăng nguy cơ ung thư
- ·Sinh con từ người ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy
- ·Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Bộ Công an thông tin gì về Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh?
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·3 trường hợp sai thông tin tiêm vắc xin Covid
- ·Xuất khẩu tôm nỗ lực vươn tới mục tiêu 10 tỷ USD
- ·Nông sản vẫn chật vật vào siêu thị
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ·5 thói quen gây sâu răng và ảnh hưởng sức khỏe răng miệng