【soi keo liver】Hải Phòng, Thanh Hoá có thể được thu thêm một số loại phí, lệ phí
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình Quốc hội cơ chế đặc thù cho ác tỉnh,ảiPhòngThanhHoácóthểđượcthuthêmmộtsốloạiphílệphísoi keo liver thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế. |
Chính phủ đề xuất cho Hải Phòng, Thanh Hoá được thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn trong 5 năm.
Sáng 22/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội tờ trình dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.
Đã được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, các cơ chế, chính sách của 4 địa phương trình Quốc hội đều được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng đảm bảo tương quan với các cơ chế, chính sách mà Quốc hội đã cho áp dụng tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM và thành phố Đà Nẵng.
Cụ thể, về chính sách dư nợ vay, tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghệ An được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Thành phố Hải Phòng, tỉnh Thanh Hóa được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh, thành phố được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách của các tỉnh, thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định.
Về ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu từ tăng thu trên địa bàn các tỉnh, thành phố, Chính phủ đề xuất đối với Hải Phòng, hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Thành phố không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (phần còn lại sau khi thực hiện thưởng vượt thu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước) và các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% quy định tại Luật Ngân sách nhà nước so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, nhưng không vượt quá tổng số tăng thu ngân sách Trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước và ngân sách Trung ương không hụt thu. Việc xác định số bổ sung có mục tiêu trên cơ sở tổng các khoản thu, không tính riêng từng khoản thu.
Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghệ An: Hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu của hàng hóa xuất, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu), nhưng không vượt quá tổng số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu so với thực hiện thu năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu, để thực hiện các dự ánđầu tưkết cấu hạ tầng của địa phương.
Đối với tỉnh Thanh Hóa, hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao nhưng không vượt quá số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với thực hiện năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu để đầu tư hình thành tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được ngân sách trung ương hoàn lại thuế giá trị gia tăng) để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tếNghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn.
Về định mức chi thường xuyên, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này.
Thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí
Theo đề xuất của Chính phủ, HĐND thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa quyết định áp dụng trên địa bàn các loại phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí trừ án phí, lệ phí Tòa án.
Ngân sách thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa được hưởng 100% số thu tăng thêm do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, thành phố.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nội dung thí điểm là phí tham quan di tích trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thu đầy đủ vào ngân sách nhà nước (sau khi trừ chi phí được trích để lại cho đơn vị sự nghiệp công lập để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ thu phí theo quy định của Luật phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn). Ngân sách địa phương được bố trí đầu tư tương ứng số thu phí tham quan nộp vào ngân sách nhà nước để thực hiện đầu tư trùng tu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.
Việc thí điểm chính sách phí, lệ phí phải đảm bảo có lộ trình phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển của địa phương; không gây ra tiêu cực, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh; bảo đảm sự thống nhất của thị trường, không cản trở lưu thông hàng hóa, dịch vụ; công khai, minh bạch, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, tờ trình nêu rõ.
Ngân sách tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Thừa Thiên Huế còn được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của Tỉnh.
Riêng thành phố Hải Phòng thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Sau khi ngân sách Thành phố bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền, HĐND thành phố Hải Phòng được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách Thành phố và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chính quyền, Đảng, đoàn thể do thành phố quản lý theo hiệu quả công việc với mức không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý. Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của Thành phố do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định.
Ngoài ra, 4 tỉnh nói trên còn được thí điểm một số chính sách đặc thù về quản lý đất đai và quản lý sử dụng rừng, quản lý quy hoạch..
Dự thảo Nghị quyết nêu trên quy định thống nhất về hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 và được thực hiện trong 5 năm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo Quốc hội.
(责任编辑:World Cup)
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Bác thợ nề lạc đường vì 'quá chén', Giám đốc công an tỉnh xử lý bất ngờ
- ·Bị vứt bỏ ở bãi rác, 29 năm sau cậu bé tìm được cha mẹ ruột
- ·Năm 2017, giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·Thêm quá nhiều gia vị vào mì hoành thánh, khách bị chủ nhà hàng đánh mắng
- ·Vợ mang tivi cũ bán đồng nát, chồng hốt hoảng báo công an
- ·Kêu gọi 2.000 doanh nghiệp cam kết sử dụng điện tiết kiệm
- ·Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- ·Ninja Mart hòa chung không khí Tết cùng ‘Chuyến xe may mắn, gắn kết niềm vui’
- ·Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online
- ·Quý I: SHS đạt lợi nhuận 40 tỷ đồng
- ·Cuộc sống 'không như mơ' của người phụ nữ trúng số 4.588 tỷ đồng
- ·Qua Nhật du học, chàng trai kiếm được bộn tiền cùng bạn gái xinh đẹp
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Tiết kiệm tiền, cả nhà 8 người thuê khách sạn hạng sang ở hàng trăm ngày
- ·Cô gái Hà Nội tìm được bạn thất lạc 23 năm nhờ mạng xã hội
- ·Nên chính thức hóa giao dịch buổi chiều
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Còn 29 điểm xe dù, bến cóc hoạt động tại Hà Nội