【nhận định atletico madrid】Việt Nam đứng thứ 4 trong Top 10 thị trường chứng khoán tăng tốt nhất 3 tháng qua
Đây là thông tin được ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết khi trao đổi với phóng viên TBTCO về diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam dù chịu nhiều khó khăn từ đại dịch Covid-19.
* PV: Dù chịu tác động của đại dịch Covid-19,ệtNamđứngthứtrongTopthịtrườngchứngkhoántăngtốtnhấtthánhận định atletico madrid tuy nhiên, về cơ bản TTCK Việt Nam vẫn biến động trong sự ổn định chung. Theo ông, đâu là những nguyên nhân chính từ kinh tế vĩ mô đã hỗ trợ TTCK Việt Nam được xem là điểm sáng của khu vực? Trước những nỗ lực của cơ quan quản lý, TTCK duy trì hoạt động ổn định, thanh khoản trên thị trường ngày càng được cải thiện. Về cơ bản các giải pháp đưa ra đã có tác dụng hỗ trợ và trấn an tâm lý cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư. Ông Trần Văn Dũng
- Ông Trần Văn Dũng: Trong những tháng đầu năm, TTCK Việt Nam đã chứng kiến những đợt giảm điểm mạnh do tác động của dịch bệnh Covid-19, khi kết thúc quý I/2020, chỉ số VN-Index giảm 33% so với giá trị cuối năm 2019. Tuy nhiên, từ quý II đến nay, mặc dù dịch Covid-9 quay lại đợt 2 nhưng TTCK Việt Nam vẫn có sự hồi phục tích cực. Điều này được bắt nguồn từ những yếu tố hỗ trợ trong và ngoài nước.
Đầu tiên, phải kể đến đó là Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, dẫn đến những thiệt hại về người và tài sản được giảm thiểu, nền kinh tế được phục hồi. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý TTCK cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp…
Cùng với đó, thời gian qua, TTCK còn nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo đó, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước trong 3 quý đầu năm có nhiều điểm sáng, xuất khẩu khả quan, thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát được kiểm soát. Triển vọng kinh tế nước ta trong quý IV được các tổ chức quốc tế đánh giá khá tốt (IMF, World Bank, ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng từ 1,6% - 3% trong năm 2020).
Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt các dự án quy mô lớn, trọng điểm sẽ có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nói chung và phát triển các doanh nghiệp nói riêng.
Nhiều doanh nghiệp sẽ có tiềm năng phát triển nếu tận dụng được các cơ hội dịch chuyển đầu tư, đồng thời xử lý tốt những thách thức trong bối cảnh triển khai các hiệp định thương mại và đầu tư quốc tế mới được phê chuẩn (EVFTA, AVIPA).
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong 9 tháng đầu năm có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ nét, số công ty có lãi giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019 nhưng vẫn chiếm 86%.
Việc Kuwait được nâng hạng Emerging Markets, Việt Nam có thể sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong đợt phân loại lại thị trường MSCI Frontier Markets vào tháng 11, cũng sẽ là động lực thu hút dòng vốn từ các quỹ theo dõi chỉ số cận biên vào TTCK Việt Nam;
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục bán ròng trên thị trường cổ phiếu nhưng tốc độ đã chậm lại so với những tháng diễn ra dịch bệnh Covid đợt 1;
Ngoài ra, trong thời gian qua, các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, đầu tư vàng trở nên kém hấp dẫn hơn do các ngân hàng giảm lãi suất và đà tăng của giá vàng chững lại, dẫn đến dòng tiền nhàn rỗi đã được đầu tư vào TTCK, góp phần tăng sức mua trên TTCK.
Bên cạnh những yếu tố nội tại trong nước, sự phục hồi kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu trong quý III vừa qua cũng là một trong những động lực khiến TTCK Việt Nam tăng trưởng.
Việt Nam là một trong 10 TTCK phục hồi nhanh nhất thế giới trong 3 tháng qua. |
* PV: Bên cạnh các yếu tố vĩ mô, thì một nguyên nhân quan trọng được các thành viên thị trường đánh giá cao là các chỉ đạo, giải pháp, biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và cơ quan quản lý liên quan tới TTCK. Ông cho biết các giải pháp hỗ trợ thị trường đã được triển khai trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh tác động?
- Ông Trần Văn Dũng: Từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh Covid-19, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Chính phủ, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg, cùng với việc thực hiện giãn cách xã hội trong vòng 15 ngày kể từ ngày 01/4/2020 đã giúp cho Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh. Bên cạnh đó, các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ đã giúp cho TTCK Việt Nam từ đầu tháng 4 đến nay có những phiên tăng điểm tích cực.
Để hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh lên TTCK, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước điều hành TTCK trên nguyên tắc duy trì hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn, minh bạch trên cơ sở tôn trọng quy luật quan hệ cung cầu, chuẩn bị tốt trước mọi tình huống và thực hiện các giải pháp kịp thời.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ TTCK và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong thời gian qua Bộ Tài chính đã ban hành các chính sách miễn, giảm phí, lệ phí và giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán.
Cụ thể: giảm 50% 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán, hiệu lực từ ngày 07/5/2020 đến hết ngày 31/12/2020 (Thông tư số 37/2020/TT-BTC ngày 07/5/2020); giảm giá và miễn hoàn toàn không thu đối với 15 loại dịch vụ chứng khoán (Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18/3/2020) và kéo dài thời hạn giảm và miễn giá dịch vụ được quy định tại Thông tư số 14/2020/TT-BTC đến hết ngày 30/6/2021 (Thông tư số 70/2020/TT-BTC ngày 17/7/2020).
Ngoài ra, UBCKNN đã có nhiều biện pháp hỗ trợ thị trường như cắt giảm các thủ tục hành chính (giảm thời gian xử lý hồ sơ mua cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp từ 7 ngày xuống còn 1 ngày), tạo điều kiện cho doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ; hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức Đại hội đồng cổ đông trực tuyến; chỉ đạo 02 Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) xây dựng các kịch bản điều hành TTCK trong mọi tình huống.
Trước những nỗ lực của cơ quan quản lý, TTCK duy trì hoạt động ổn định, thanh khoản trên thị trường ngày càng được cải thiện. Về cơ bản các giải pháp đưa ra đã có tác dụng hỗ trợ và trấn an tâm lý cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư.
* PV: Quả thực sẽ rất khó để định lượng chính xác, nhưng hiệu quả thì nhìn thấy khá rõ trên thị trường. Nếu có thể, ông có thể cho biết một số kết quả vượt trội của công tác điều hành thị trường cũng như kết quả thị trường trong tương quan với các thị trường khu vực và thế giới?
- Ông Trần Văn Dũng: Trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 tác động sâu rộng đến kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam, TTCK Việt Nam vẫn trụ vững. Với những nỗ lực từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý trên TTCK, TTCK Việt Nam được duy trì hoạt động ổn định, các công ty chứng khoán đã tận dụng tối đa giao dịch từ xa và sẵn sàng cho hệ thống giao dịch chứng khoán kể cả trong trường hợp Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn bị phong tỏa trên diện rộng. Trong khi đó trên thế giới, chỉ trong vòng 01 tuần từ 09/3-16/3 TTCK Mỹ đã phải 3 lần kích hoạt cơ chế tạm ngừng giao dịch, trong ngày 12/3 có đến 10 quốc gia ngoài Mỹ kích hoạt cơ chế tạm dừng giao dịch và đặc biệt, ngày 17/3/2020, Philippine đã quyết định tạm ngừng TTCK để đối phó với dịch bệnh.
Có thể nói, các giải pháp từ cơ quan quản lý TTCK Việt Nam đưa ra đã có tác dụng hỗ trợ và trấn an tâm lý cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư. Thanh khoản của thị trường luôn được duy trì ở mức khá cao, ngay cả khi dịch bệnh đang bùng phát mạnh trên thế giới và Việt Nam thì thanh khoản thị trường liên tiếp duy trì ở mức trung bình khoảng 6.000 tỷ đồng/phiên. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, trên thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân đạt 6.330 tỷ đồng/phiên, tăng 36% so với bình quân năm 2019, trên thị trường trái phiếu, giá trị giao dịch bình quân đạt 9.863 tỷ đồng/phiên, tăng 7,1% so với bình quân năm 2019.
Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phục hồi nhanh và mạnh nhất thế giới. Theo thống kê của IndexQ, tính đến ngày 06/11, chỉ số VN-Index đã tăng 11,7% và đứng thứ 4 trong danh sách 10 TTCK có mức tăng tốt nhất trong 3 tháng vừa qua.
* PV: Đâu là định hướng và giải pháp của cơ quan quản lý sẽ triển khai để hỗ trợ TTCK phát triển ổn định trong bối cảnh tác động khó khăn của dịch bệnh vẫn rất khó lường trên thế giới và sự phục hồi của kinh tế vĩ mô và sức khỏe của doanh nghiệp còn nhiều thách thức, thưa ông?
- Ông Trần Văn Dũng: Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, triển vọng kinh tế toàn cầu khó dự đoán sẽ tác động tới định hướng chính sách phát triển kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Trong giai đoạn tới, cơ quan quản lý TTCK sẽ tục tập trung các giải pháp nhằm mục tiêu chính là phát triển TTCK theo chiều sâu, nâng cao sức chịu đựng của thị trường trước các yếu tố bên ngoài.
Cụ thể, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển TTCK, trong đó: tập trung soạn thảo, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định hướng dẫn Luật Chứng khoán năm 2019; phối hợp triển khai Đề án thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo lộ trình và mô hình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2019; nỗ lực triển khai Đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” được phê duyệt theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ hướng tới cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý sẽ tiếp tục nghiên cứu cắt giảm thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp; đồng thời, tăng cường kỷ cương, kỷ luật thị trường, bảo đảm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của TTCK.
Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên (frontier market) lên thị trường mới nổi (emerging market) theo đánh giá của MSCI và FTSE.
Ngoài ra, sẽ hoàn thiện sớm gói thầu công nghệ thông tin, nghiên cứu triển khai số hóa các tài sản tài chính trên TTCK, áp dụng các công nghệ tài chính mới (Fintech); chuẩn hóa hoạt động mở tài khoản trực tuyến (e-contract); xác thực khách hàng trực tuyến (eKYC).
* PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mức phạt nào cho cơ sở sử dụng hình ảnh đội tuyển Việt Nam để kinh doanh bao lì xì?
- ·'Ngôi nhà mơ ước' đầu tiên được trao tặng tại Yên Bái
- ·NÀY MÙA THU
- ·Mẹ đơn thân bất lực lo cứu con trai ung thư
- ·PV GAS thu xếp nguồn vốn vay cho Dự án Kho chứa LNG Thị Vải
- ·Nghiệt ngã chồng vừa mất, vợ nhập viện cấp cứu vì u não
- ·Trao hơn 14 triệu đồng đến 2 vợ chồng cùng mắc ung thư
- ·Cha nghèo rơi nước mắt chăm con ung thư
- ·Thu giữ lượng lớn bóng đèn led, mic karaoke không rõ nguồn gốc
- ·Trường hợp không được cấp GCNQSDĐ
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 22/5: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều và tối có mưa rào
- ·Con hao mòn vì ung thư, mẹ bất lực chỉ biết xuống tóc cầu an
- ·Vợ chồng thợ xây bất lực nhìn u ác tính “gặm nhấm” con thơ
- ·Cho mượn đất 22 năm, muốn đòi cũng khó?
- ·Hiệp định EVFTA sẽ giúp thêm 0,1 – 0,8 triệu người thoát nghèo vào năm 2030
- ·Con trai duy nhất mắc cùng lúc nhiều bệnh, mẹ đơn thân cầu cứu
- ·Em Nguyễn Tấn Cường nhận 120 triệu đồng chỉ sau 24 tiếng kêu gọi
- ·Tết trung thu và những điều thú vị
- ·Tài xế tông hàng loạt xe máy ở quận 1 khai gì
- ·Bạn đọc thắp lên hy vọng cho bé Hà Thị Hương Cúc