【ket qua bong da vilich】Biến đổi khí hậu tác động đến toàn cầu
Chỉ tính riêng ô nhiễm không khí đã làm chết hơn 7 triệu người trên toàn cầu mỗi năm,ếnđổikhhậutcđộngđếntoncầket qua bong da vilich nếu thống kê đầy đủ thì biến đổi khí hậu sẽ gây ra thiệt hại khó lường, nhất là những nước nghèo.
Ảnh minh họa.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, chỉ riêng nắng nóng đã gây áp lực lên cơ thể con người và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm. Ngoài các bệnh dịch như bệnh tả, sốt rét lan tràn do tình trạng nóng lên của Trái đất làm đảo lộn các hình thái thời tiết, lũ lụt, sạt lở, động đất, núi lửa… sẽ gây thiệt hại nặng nề đến toàn cầu. Chỉ tính riêng ô nhiễm không khí đã làm chết hơn 7 triệu người trên toàn cầu mỗi năm.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định, đã đến lúc các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu phải thảo luận các nguy cơ đối với sức khỏe con người. Ông Ghebreyesus cho rằng: “Rõ ràng, sức khỏe là lý do thuyết phục nhất để chúng ta hành động chống biến đổi khí hậu”. Đây cũng là nội dung quan trọng được nhiều nước ủng hộ tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28).
Bà Yseult Gibert, một bác sĩ Canada nhấn mạnh: “Không phải ai cũng biết khủng hoảng khí hậu chính là khủng hoảng y tế. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chúng ta do tình trạng ô nhiễm không khí. Phổi yếu sẽ gây áp lực cho hệ tim mạch, những mạch máu bị xơ vữa và tim. Biến đổi khí hậu cũng làm tăng bệnh dịch và tình trạng kháng thuốc”.
Giới khoa học nêu lên một điển hình, châu Phi là một trong những châu lục phải đối phó với hạn hán ngày càng nghiêm trọng và những cơn bão xảy ra thường xuyên hơn, đe dọa nguồn lương thực thiết yếu cho hàng trăm triệu người. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết nền nhiệt tăng 10C tương ứng với việc giảm 3% sản lượng nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Cơ quan này dự báo năng suất cây trồng ở châu Phi cận Sahara sẽ giảm từ 5-17% vào năm 2050, mặc dù dân số tăng nhanh.
Nhiệt độ tăng cao đồng nghĩa phần lớn khu vực châu Phi đang phải vật lộn giữa hạn hán ngày càng nghiêm trọng và những cơn bão dữ dội xảy ra thường xuyên hơn, đe dọa nguồn lương thực thiết yếu cho hàng trăm triệu người.
Các nhà khoa học, quan chức chính phủ và nông dân đang khôi phục các loại cây trồng bị bỏ quên và tăng năng suất nông nghiệp trong cuộc đua giúp châu Phi thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu. Nhưng chỉ có số ít quỹ tài trợ và hầu như không có nguồn vốn tư nhân nào hỗ trợ cho các nông dân, những người sản xuất ra phần lớn lương thực của lục địa.
Enock Chikava, Giám đốc tạm quyền Quỹ Bill và Melinda Gates cho biết tăng năng suất vật nuôi và cây trồng ở châu Phi là một trong những biện pháp dễ dàng nhất để cắt giảm khí thải, bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã và giúp đỡ nông dân. Nhưng chỉ có 1,7% nguồn tài chính khí hậu toàn cầu dùng để hỗ trợ các nông dân sản xuất quy mô nhỏ, những người sản xuất khoảng 80% lương thực ở châu Phi và châu Á. Do vậy, các nhà lãnh đạo châu Phi và châu Á cho biết họ rất mong muốn tăng đáng kể nguồn tài trợ này cho nông dân.
Trong một diễn biến liên quan, tại COP28 nhiều quốc gia đề xuất loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, tuy nhiên vấp phải phản ứng quyết liệt của Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC) vì lý do lợi nhuận. Chủ tịch COP28 Sultan al-Jaber kêu gọi các nước tích cực hơn, linh hoạt và chấp nhận thỏa hiệp để đạt được thỏa thuận giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, bao gồm 1 thỏa thuận đầu tiên về loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Có lẽ điểm sáng duy nhất tại COP28 là 130 quốc gia cam kết tăng gấp 3 năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân, cắt giảm sử dụng than và hạn chế phát thải khí metan (loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh).
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres hối thúc các nước phát triển thực hiện đầy đủ các cam kết trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Chỉ có như vậy mới có cơ hội kịp thời khắc phục biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng gay gắt.
Hãng tin Belga của Bỉ cho hay, các công trình nghiên cứu mới đây cho thấy hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây thiệt hại trung bình cho nền kinh tế toàn cầu mỗi năm là 143 tỉ USD, tương đương 136 tỉ euro. |
HN tổng hợp
(责任编辑:La liga)
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Lễ xuất quân Chương trình “Học kỳ trong Quân đội”
- ·Chủ động kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin
- ·Bí thư Huyện ủy Châu Thành làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Toàn bộ nhân viên Coteccons được thưởng ít nhất 10 tháng lương
- ·Lợi nhuận quý II/2021 tăng 75%, cổ phiếu Vicostone (VCS) về gần đỉnh lịch sử
- ·‘Lớn nhanh’ như MCD Việt Nam
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·Xác định 135 nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế 2021
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Apax Holdings của Shark Thủy rót 475 tỷ đồng vào dự án bất động sản
- ·Thẩm định quy hoạch vùng đầu tiên của cả nước
- ·Quản lý nhà, đất công vụ, trụ sở làm việc vào nội dung giám sát tối cao
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·Quảng Ninh chủ động thích ứng an toàn với Covid
- ·Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Long Tân (huyện Dầu Tiếng): Phối hợp tổ chức “Phiên chợ 0 đồng”
- ·Cho phép chở khách trên tuyến đường sắt Hà Nội
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Hành trình kết nối sinh viên tiêu biểu với cộng đồng, cơ quan, doanh nghiệp