会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbdvn】Giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường Việt Nam ở mức thấp so với các thị trường khác!

【kqbdvn】Giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường Việt Nam ở mức thấp so với các thị trường khác

时间:2024-12-23 11:17:06 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:638次

Xung quanh diễn biến bán ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán trong nước,átrịbánròngcủakhốingoạitrênthịtrườngViệtNamởmứcthấpsovớicácthịtrườngkhákqbdvn phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư (SSI Research), Công ty cổ phần Chứng khoán SSI.

Giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường Việt Nam ở mức thấp so với các thị trường khác
Bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư (SSI Research), Công ty cổ phần Chứng khoán SSI.

PV:Khối ngoại đã bán ròng khá mạnh trên thị trường chứng khoán từ đầu năm tới nay. Bà có thể cho biết cụ thể hơn về diễn biến này? Ở các thị trường khu vực, cận biên khác thì thế nào, thưa bà?

Bà Hoàng Việt Phương:Giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường Việt Nam ở mức thấp so với các thị trường khác nếu tính cho 11 tháng năm 2023. Cụ thể, trong khu vực Đông Nam Á, xu hướng rút ròng nổi bật ở thị trường Thái Lan lên tới 5,4 tỷ USD so với mức rút ròng tại Việt Nam (-554 triệu USD), Indonesia (-877 triệu USD), Philippin (-855 triệu USD). Dòng tiền đầu tư toàn cầu năm 2023 vào mạnh các thị trường lớn như Mỹ và Nhật bản và rút mạnh ở thị trường Trung Quốc.

Với giá trị bán ròng gần 13 nghìn tỷ đồng, chi tiết thì khối ngoại bán ròng chỉ tập trung cục bộ ở 3 mã EIB (-5 nghìn tỷ đồng), VPB (-3 nghìn tỷ đồng) và MWG (-3,2 nghìn tỷ đồng). Trong khi đó ngược lại, khối ngoại mua ròng mạnh gần 900 tỷ đồng ở nhóm tài nguyên cơ bản trong tháng 11 và lũy kế mua ròng hơn 6 nghìn tỷ đồng ở nhóm này từ đầu năm. Khối ngoại cũng tiếp tục mua ròng ở các các nhóm khác như hóa chất, vật liệu xây dựng và dầu khí trong 2 tháng gần đây.

PV:Theo bà, đâu là nguyên nhân chính khiến khối ngoại bán mạnh?

Hoạt động tái cơ cấu danh mục của khối ngoại có thể tạo dư địa cho kỳ vọng về trung hạn khi dòng tiền đầu tư vào thị trường Việt Nam khi được hưởng lợi trở lại từ xu hướng chuyển dịch sang thị trường đang phát triển trong bối cảnh xu hướng cắt giảm lãi suất rõ ràng và mạnh mẽ hơn.

Bà Hoàng Việt Phương:Tại thị trường Việt Nam, khối ngoại bán ròng mạnh đến từ sự đảo chiều rút ròng từ các quỹ ETF và xu hướng rút ròng chung của các quỹ đầu tư đa quốc gia rút khỏi các thị trường mới nổi, trong khi nhóm quỹ chủ động ở Việt Nam gần như chỉ rút ròng nhẹ trong 4 tháng qua.

Nguyên nhân đến từ chênh lệch lãi suất thực của Mỹ và các quốc gia còn lại, bên cạnh chính sách tiền tệ của Việt Nam phân kỳ với chính sách tiền tệ của Mỹ và một phần đến từ hoạt động chốt lời sau giai đoạn mua ròng mạnh ở 3 tháng 11/2022, 12/2022 và tháng 1/2023 với tổng giá trị lên đến 32,5 nghìn tỷ đồng.

Cũng có thể thấy khối ngoại bán ròng từ đầu năm đến nay tập trung ở một số mã cổ phiếu nhất định và cũng phản ánh phần nào hoạt động tái cơ cấu danh mục.

Giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường Việt Nam ở mức thấp so với các thị trường khác
Tỷ trọng giao dịch của khối ngoại không lớn nên chỉ tác động tới tâm lý nhà đầu tư cá nhân. Ảnh minh họa.

PV: Trên thực tế, giao dịch khối ngoại không còn tác động quá nhiều tới dòng tiền trên thị trường. Vậy, theo bà, việc bán ròng của khối ngoại như vậy sẽ tác động thế nào tới TTCK nói chung?

Bà Hoàng Việt Phương: Từ đầu quý II/2023 đến nay, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại duy trì ổn định quanh ngưỡng 8% và có thể thấy sự tác động không lớn đến thị trường về mặt điểm số mà chỉ có tác động tâm lý đến các nhà đầu tư cá nhân trong nước khiến thị trường diễn biến thận trọng kéo dài.

Ở một góc nhìn khác, hoạt động tái cơ cấu danh mục của khối ngoại có thể tạo dư địa cho kỳ vọng về trung hạn khi dòng tiền đầu tư vào thị trường Việt Nam được hưởng lợi trở lại từ xu hướng chuyển dịch sang thị trường đang phát triển trong bối cảnh xu hướng cắt giảm lãi suất rõ ràng và mạnh mẽ hơn.

PV: Nhiều ý kiến và nhiều nhà đầu tư nước ngoài qua tiếp xúc cho rằng, kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn là điểm sáng, cơ hội đầu tư trên TTCK Việt Nam vẫn tiềm năng… Bà nghĩ sao về việc khối ngoại sẽ quay lại khi lãi suất USD giảm và tỷ giá bớt căng thẳng? Đâu là các yếu tố có thể giúp TTCK Việt Nam thu hút vốn ngoại trong thời gian tới?

Bà Hoàng Việt Phương: Một xu hướng rõ ràng của giao dịch khối ngoại, không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia đang phát triển nói chung kể từ giữa năm 2023 là việc bị rút ròng, khi dòng tiền quay ngược trở lại thị trường Mỹ (bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu hay quỹ tiền tệ).

Điểm sáng của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đến từ môi trường vĩ mô ổn định (tỷ giá và lạm phát được kiểm soát), chính sách tiền tệ thuận lợi (mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp trong lịch sử), tiêu dùng trong nước vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển khi cơ cấu dân số vẫn trong giai đoạn vàng và dòng vốn FDI tích cực nhờ xu hướng chuyển dịch và lợi thế từ câu chuyện Trung Quốc +1.

Đối với kỳ vọng trong thời gian tới, hiện tại tỷ trọng phân bổ tài sản vào các quỹ cổ phiếu đang ở mức tương đương với trung bình 5 năm (khoảng 55%), cho thấy dòng tiền vào cổ phiếu vẫn có khả năng bứt phá, đặc biệt từ việc tái cơ cấu từ các quỹ tiền tệ (vào ròng lên tới 1,3 nghìn tỷ USD trong năm 2023) nếu xu hướng cắt giảm lãi suất từ các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Khi đó, thị trường mới nổi (và cả Việt Nam) chắc chắn sẽ được hưởng lợi phần nào.

Điểm sáng của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đến từ môi trường vĩ mô ổn định (tỷ giá và lạm phát được kiểm soát), chính sách tiền tệ thuận lợi (mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp trong lịch sử), tiêu dùng trong nước vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển khi cơ cấu dân số vẫn trong giai đoạn vàng và dòng vốn FDI tích cực nhờ xu hướng chuyển dịch và lợi thế từ câu chuyện Trung Quốc +1.

Tuy nhiên, để có thể thu hút dòng vốn quỹ ngoại một cách dài hạn hơn, bên cạnh việc được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để có thể kích hoạt một lượng vốn Quỹ ETF và chủ động, thị trường chứng khoán nên phát triển một cách sâu rộng hơn, bao gồm: Đẩy mạnh số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn nhằm đa dạng hóa các ngành nghề niêm yết và từ đó các doanh nghiệp cũng sẽ giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng; tăng tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư tổ chức (bao gồm cả quỹ hưu trí) để giúp thị trường ổn định hơn.

PV: Xin cảm ơn bà!

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Kết hôn rồi anh vẫn chu cấp tiền cho bạn gái cũ
  • Khi người cao tuổi tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
  • Huyện Long Mỹ: Tôn vinh 12 người cao tuổi tham gia hệ thống chính trị giai đoạn 2019
  • Vận động xây dựng, sửa chữa 3.119 nhà tình nghĩa, tình thương
  • Giờ tôi phải làm gì để con khỏi chết đây?
  • Chủ tịch nước tiếp Đoàn Hội đồng An ninh quốc gia Mông Cổ
  • Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang có Chủ tịch mới
  • Đảm bảo chi đúng chế độ, đúng đối tượng
推荐内容
  • Xem bói xong, mẹ không cho cưới
  • Thăm, chúc mừng nhân dịp Lễ phật Đản 2564
  • Hành trình tiếp nối truyền thống Long An trung dũng kiên cường
  • 'Những bông hoa' trong vườn Bác
  • Người lao động muốn nghỉ Tết sớm so với lịch quy định
  • Khai mạc Hội chợ triển lãm công nghiệp