【nhận định bóng đá keo nha cai】Mỹ không thể thắng Trung Quốc nếu chỉ tấn công mà không lo phòng thủ
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 11/10,ỹkhôngthểthắngTrungQuốcnếuchỉtấncôngmàkhônglophòngthủnhận định bóng đá keo nha cai Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ tin tưởng, Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ phải thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề thương mại, đồng thời cho rằng, chính sách của ông đã dồn Bắc Kinh vào chân tường khi làm nền kinh tế thứ hai thế giới này suy yếu. Cùng ngày, Nhà Trắng thông báo ông Trump có thể gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng sau.
Mỹ đã áp thuế đối với khối lượng hàng hóa trị giá 250 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc và đe dọa sẽ làm điều tương tự với số hàng hóa còn lại nếu Bắc Kinh không chịu lùi bước. Thế nhưng, tác động ban đầu của những biện pháp này lại khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong tháng 8 tăng kỷ lục.
Điều này đặt ra câu hỏi, liệu cách tấn công dồn dập trên mọi “mặt trận” của ông Trump có thực sự giúp nước Mỹ chiến thắng Trung Quốc để duy trì ngôi vị “Cường quốc số Một thế giới”?
Thế kỷ 21: Hợp tác hay đối đầu?
Cho đến giờ phút này, những quyết định gây chấn động nhất và để lại tác động lâu dài nhất mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra có lẽ là chính sách với Trung Quốc.
Bởi hơn bất cứ vấn đề nào mà nước Mỹ đang phải đối mặt, những chính sách đó sẽ quyết định thế kỷ 21 này là thế kỷ của hợp tác hay là thế kỷ của sự đối đầu kiểu “Chiến tranh Lạnh” giữa 2 nền kinh tế lớn mạnh nhất hành tinh, Mỹ và Trung Quốc.
Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh giữa Nga và Mỹ, thế giới chưa từng chứng kiến một cuộc cạnh tranh toàn diện nào đúng nghĩa giữa 2 cường quốc. Nhờ đó, kinh tế thế giới đã phát triển rực rỡ và mở ra một kỷ nguyên hợp tác thương mại, văn hóa, du lịch toàn cầu. Nhưng cũng có thể nói, tất cả những điều đó xảy ra trong một môi trường mà nước Mỹ ở đỉnh cao độc tôn về quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa.
Và kỷ nguyên đó có lẽ đang ở hồi kết.
25 năm trước, Trung Quốc chỉ đóng góp chưa đầy 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Ngày nay, con số đó là 15%, đứng thứ hai sau Mỹ với 24%. Sẽ là không nói quá khi cho rằng, trong vòng 1 thập nữa hoặc hơn thế một chút, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt quy mô của Mỹ.
Hiện đã có 9 trong số những công ty công nghệ giá trị nhất thế giới đặt trụ sở tại Trung Quốc. Bắc Kinh cũng trở nên vô cùng năng nổ trên trường quốc tế với việc tăng cường chi tiêu quốc phòng và gia tăng những hoạt động viện trợ nước ngoài, giao lưu văn hóa quốc tế.
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc về đầu tư cơ sở hạ tầng cho hàng chục nước thậm chí còn lớn hơn ít nhất 7 lần (khi chưa tính đến điều chỉnh lạm phát của hàng chục năm qua) so với Kế hoach Marshall mà Mỹ từng triển khai sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II cho hàng loạt nước với mục đích tạo ảnh hưởng toàn cầu.
Linh cảm của ông Trump về Trung Quốc
Linh cảm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về Trung Quốc phần nhiều là chính xác. Bắc Kinh đã tận dụng tự do thương mại và ham muốn của Mỹ về việc đưa Trung Quốc, thị trường tỷ dân vô cùng hấp dẫn, gia nhập hệ thống toàn cầu.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng đúng khi đẩy lùi Trung Quốc và cố gắng có quan điểm thương mại khác biệt với Bắc Kinh một cách cơ bản.
Nhưng linh cảm không làm nên một đại chiến lược.
Nếu Washington tư duy chiến lược hơn, họ đã kết đồng minh với châu Âu, Nhật Bản và Canada trong lĩnh vực thương mại và cho Trung Quốc thấy một mặt trận thống nhất, một thế trận đảm bảo Bắc Kinh sẽ phải chấp nhận thua cuộc.
Nếu tư duy chiến lược hơn, Washington cũng đã ủng hộ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như là một cách để các nước ở khu vực này có sự lựa chọn thay thế cho hệ thống kinh tế của Trung Quốc.
Nhưng đáng tiếc, nước Mỹ không những không thực hiện những điều đó mà còn có hàng loạt các sáng kiến và lời hùng biện trái ngược nhau.
Thực tế, chính quyền của Tổng thống Donald Trump dường như bị chia rẽ về vấn đề rộng lớn hơn của quan hệ Mỹ - Trung.
Một bên là những người giống như Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, muốn sử dụng các cuộc đàm phán khó khăn và thuế quan để tìm cách có được một thỏa thuận tốt hơn với Trung Quốc trong khi vẫn nằm trong khuôn khổ cơ bản của hệ thống quốc tế.
Bên kia là những người giống như Cố vấn thương mại Peter Navarro, muốn rằng Mỹ và Trung Quốc ít hòa nhập với nhau hơn. Không nghi ngờ gì về việc điều này đồng nghĩa với việc kinh tế thế giới vụ lợi hơn và trật tự thế giới căng thẳng hơn.
Sự chia rẽ tương tự cũng xuất hiện giữa các nhà địa chính trị, ở đó Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ) có thiên hướng “diều hâu” hơn, nghĩa là cứng rắn hơn với Bắc Kinh, còn Bộ Ngoại giao lại tỏ ra dễ hòa giải hơn.
Tấn công và phòng thủ
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence mới đây đã có một bài phát biểu “tấn công” vào Trung Quốc như muốn tuyên bố “Chiến tranh Lạnh” kiểu mới với Bắc Kinh.
Việc gọi Trung Quốc là kẻ thù sẽ đem đến một sự thay đổi chấn động trong chiến lược của Mỹ và chắc chắn sẽ kích hoạt một loạt phản ứng từ phía Trung Quốc. Điều đó có thể dẫn đến một thế giới chia rẽ, bất ổn và kém thịnh vượng.
Nhưng tất cả những gì mà thế giới có thể làm lúc này cũng chỉ là mong chính quyền của ông Trump đã suy nghĩ thấu đáo về sự nguy hiểm của cách tiếp cận đối đầu kiểu “Chiến tranh Lạnh” như thế với Trung Quốc.
Lịch sử đã cho thấy nếu Trung Quốc giờ đây thực sự là đối thủ chính của Mỹ cạnh tranh vị thế siêu cường, thì cách tốt nhất để giải quyết thách thức đó không dựa nhiều vào các “ngón đòn” thuế quan hay đe dọa quân sự mà chủ yếu là việc phải hồi sinh sức mạnh nội tại.
Nước Mỹ thắng thế trước Liên bang Xô Viết (Liên Xô) không phải vì Washington đã tham chiến ở Việt Nam hay tài trợ cho phe đối lập ở Nicaragua mà vì nước Mỹ đã có một mô hình kinh tế chính trị về cơ bản là năng động và năng suất hơn. Nỗi sợ bị Liên Xô “vượt mặt” đã thúc đẩy nước Mỹ xây dựng hệ thống đường cao tốc liên bang, đưa con người lên Mặt Trăng và tài trợ vô cùng hào phóng cho các dự án khoa học công nghệ.
Cựu Giám đốc Google ở Trung Quốc Kai-Fu Lee mới đây đã viết một cuốn sách nhận định rằng, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thắng trong cuộc đua làm chủ công nghệ trí tuệ nhân tạo, thứ công nghệ cực kỳ quan trọng của thế kỷ 21. Ông chỉ ra rằng, các công ty của Trung Quốc cực kỳ sáng tạo, đổi mới, trong khi chính quyền ở Bắc Kinh cũng sẵn sàng đặt cược lớn vào khoa học công nghệ về dài hạn, khiến các doanh nghiệp càng có thêm động lực và quyết tâm.
Thuế quan và những cuộc phô diễn sức mạnh quân sự của Mỹ có thể hữu ích ở thời điểm này nhưng chỉ dừng lại ở mức độ chiến thuật chứ không giải quyết được thách thức cốt lõi đối với Washington.
Nước Mỹ đang rất cần phải xây dựng lại cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống giáo dục, chi tiền nhiều hơn cho nghiên cứu khoa học cơ bản và giải quyết những “rối loạn chức năng” chính trị đang khiến mô hình của nước Mỹ kém thuyết phục hơn với thế giới. Nếu Trung Quốc thực sự là mối đe dọa thì đó mới là cách đáp trả tốt nhất của nước Mỹ./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vẫn cao hơn thế giới gần 15 triệu đồng/lượng
- ·Rào cản bủa vây TikTok
- ·Giả mạo Facebook Hiệp hội Bất động sản rao bán đất
- ·DKRA Vietnam liên tục được vinh danh trong nửa đầu năm 2019
- ·Sau Thành Bưởi, 21 nhà xe bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải không thời hạn
- ·Nga tổ chức chiến dịch kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phátxít
- ·Các hãng vận tải đối mặt tình trạng cảng ùn tắc do khủng hoảng Biển Đỏ
- ·Cận cảnh chung cư nghiêng ở Sài Gòn bị đề nghị tháo dỡ khẩn cấp
- ·Giá heo hơi hôm nay 8/9/2023: Nối tiếp đà tăng
- ·Xuất khẩu của Hàn Quốc tiếp tục xu hướng phục hồi mạnh
- ·5 địa chỉ spa Nha Trang chất lượng, uy tín
- ·Điều kiện cần để du lịch Hoàng Mai, Nghệ An ‘cất cánh’
- ·Premier Sky Residenes mang ‘bí mật hạnh phúc’ đến từng cư dân
- ·Choáng với sự xa hoa bên trong tòa nhà cao nhất Singapore
- ·Xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ
- ·ĐHCĐ Vinaconex Không có chuyện tẩu tán tiền về An Quý Hưng
- ·Mưu toan trỗi dậy của ISIS
- ·Tạm dừng nghiên cứu lấy đất công viên Cầu Giấy làm bãi đỗ xe
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo để phát triển ngành nông nghiệp hiện đại
- ·Bất động sản TP.HCM nửa cuối 2019 ấm nóng trở lại