【ketqua 1.net】Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ nhãn hiệu, phát triển tài sản trí tuệ
Cần nhận thức rõ hơn về bảo hộ nhãn hiệu
Theăngcườnghỗtrợdoanhnghiệpbảohộnhãnhiệupháttriểntàisảntrítuệketqua 1.neto ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), doanh nghiệp Việt Nam hiện ngày càng có ý thức hơn về vai trò của tài sản trí tuệ và đã thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp. Về vấn đề này, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã có đánh giá thực trạng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, đánh giá hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ hiện có của Nhà nước dành cho doanh nghiệp đối với hoạt động này.
Cục đã tổ chức được nhiều hoạt động như tuyên truyền, tập huấn tại Cục Sở hữu trí tuệ và các địa phương về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nước và nước ngoài; tổ chức hội thảo chuyên đề giới thiệu Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu; xây dựng bộ phận tư vấn; xây dựng tài liệu hướng dẫn trên website; triển khai các dự án hỗ trợ đăng ký ra nước ngoài cho một số chỉ dẫn địa lý như thanh long Bình Thuận, vải thiều Lục Ngạn, cà phê Buôn Mê Thuột, Chè Thái Nguyên, mì chũ Bắc Giang…
Qua đó, nhận thức của doanh nghiệp đã được nâng cao, lượng đăng ký nhãn hiệu thông qua Hệ thống Madrid trong 5 năm qua tăng (năm 2020 tăng 150% so với năm 2015, số quốc gia được chỉ định cũng tăng và danh mục hàng hóa, dịch vụ đa dạng hơn).
Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam ý thức được vai trò của tài sản trí tuệ, thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp tại thị trường trong nước, nhưng tại thị trường nước ngoài còn rất ít doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc đăng ký. Chính vì vậy đã xảy ra nhiều trường hợp một số tài sản trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam bị mất tại nước ngoài do có cá nhân, tổ chức khác đăng ký trước, như câu chuyện của cà phê Trung Nguyên, cà phê Buôn Mê Thuột…
Chuyện về gạo ST25 bị chiếm đoạt nhãn hiệu ở nước ngoài rộ lên trong thời gian gần đây như một “hồi chuông cảnh báo” với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cần quan tâm hơn nữa đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu không chỉ ở thị trường trong nước mà cả ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tốn không ít chi phí và công sức để giành lại thương hiệu vốn thuộc về mình. Gần 20 năm trước Cafe Trung Nguyên đã buộc phải mua lại thương hiệu của chính mình với rất nhiều tiền để đưa lại thương hiệu về với chủ và tiếp tục quá trình chinh phục thị trường cafe Mỹ.
Lý giải thực trạng trên doanh nghiệp lúng túng khi bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài, theo lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, một trong những nguyên nhân là do cơ quan chức năng chưa triển khai được tư vấn chuyên sâu hơn, đặc biệt là chưa có kênh riêng cung cấp thông tin về tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài cũng như kết nối các thông tin về các thị trường tiềm năng, hệ thống cảnh báo về việc đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài. Đồng thời, chưa kết hợp để lồng ghép hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ về đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài vào các hoạt động có liên quan của các bộ, ngành, địa phương để thành chuỗi hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, có nguyên nhân do nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu nói riêng và phát triển thương hiệu nói chung còn hạn chế. Doanh nghiệp không đăng ký vì cho rằng chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tốn kém. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc một số thương hiệu Việt Nam đã bị “mất bản quyền” tại thị trường nước ngoài.
Để góp phần khắc phục tình trạng các doanh nghiệp không quan tâm đúng mức và không đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng, các sở khoa học và công nghệ tỉnh, thành phố với chức năng và năng lực của mình cần đẩy mạnh áp dụng các giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Qua đó giúp các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và kịp thời đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm kinh doanh.
Ảnh minh hoạ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·"Việt Nam nên đánh thuế hàng xa xỉ, ôtô ngoại đến 500%"
- ·MIK Group “kiến tạo” mô hình căn hộ chuẩn quốc tế tại The Continental
- ·Bài học quý báu cho Việt Nam trong hành trình phát triển công nghệ số Make in Vietnam
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo thông qua Google Voice
- ·Thuốc: Khó quản từ gốc đến ngọn
- ·BSR – Mảnh ghép quan trọng trong “bức tranh” kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi
- ·Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- ·Đánh bại hàng Trung Quốc
- ·Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- ·Tin tặc tấn công các ứng dụng hội nghị truyền hình để đánh cắp dữ liệu tại Web3
- ·Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam
- ·Vai trò của ESG và phát triển bền vững trong kinh doanh: Từ lý thuyết đến thực tiễn
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Xử phạt Công ty Cổ phần Pymepharco do vi phạm về an toàn thực phẩm và lĩnh vực y tế
- ·Công ty TNHH Nhân lực Hùng Anh bị xử phạt 90 triệu đồng
- ·Gà thải dùng cho gia súc nhập về bán trong siêu thị
- ·Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- ·Nghiên cứu mới từ Mỹ: Chế độ ăn nhiều đường có thể khiến tế bào lão hóa nhanh hơn