【kqbd gh clb】Phấn đấu đến 2020, 100% gia đình người có công có mức sống cao hơn địa bàn cư trú
Hội nghị có sự tham dự của nhiều đồng chí lãnh đạo,ấnđấuđếngiađìnhngườicócôngcómứcsốngcaohơnđịabàncưtrúkqbd gh clb nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đến dự và phát biểu chỉ đạo. 97% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn địa bàn dân cư Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong những năm qua, nhà nước đã ban hành và quan tâm bố trí nguồn lực để thực hiện nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi người có công (NCC). Theo đó, hệ thống chính sách ngày càng được hoàn thiện và mở rộng đối tượng, dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nhưng mức hỗ trợ ngày càng tăng. Đến nay, đã thực hiện chính sách ưu đãi đối với hơn 9 triệu NCC với cách mạng. Trong đó, gần 1,2 triệu liệt sĩ; 127.000 Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH); trên 800.000 thương binh (TB), bệnh binh (BB); hàng trăm nghìn người bị địch bắt tù đày, người nhiễm chất độc hóa học; hàng nghìn người được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND), Anh hùng lao động trong kháng chiến. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa được phát triển rộng khắp trong cả nước, với nhiều chương trình sinh động, thiết thực như: Quỹ đền ơn đáp nghĩa; nhà tình nghĩa; sổ tiết kiệm tình nghĩa…Sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, xã hội được nhân lên, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, tiếp tục làm sáng ngời đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Tại hội nghị này,Thủ tướng đã bày tỏ trân trọng và vinh danh đối với 700 NCC tiêu biểu đại diện cho hàng triệu NCC trên cả nước, đặc biệt là 18 Mẹ VNAH, trong đó có mẹ Hoàng Thị Khuê, mẹ Nguyễn Thị Lác, mẹ Nguyễn Thanh Tùng... đại diện cho hàng trăm nghìn Mẹ VNAH trong cả nước về dự hội nghị. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chi lãnh đạo Đảng, nhà nước trao bằng khen cho những người có công tiêu biểu về dự hội nghị. Ảnh: Anh Tuấn Thủ tướng khẳng định, với sự nỗ lực chăm lo của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, cùng với sự cố gắng vươn lên của chính mình, đời sống vật chất, tinh thần của NCC ngày càng được cải thiện. Đến nay, 97% số gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư nơi cư trú. “Mặc dù vậy, chúng ta chưa thể bằng lòng với những kết quả đạt được khi còn nhiều TB, BB vẫn bị những vết thương dày vò, nhiều liệt sỹ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính và vẫn còn những người, những gia đình chưa được hưởng đầy đủ ưu đãi... Đây là những điều day dứt trong lòng người thân và trong mỗi chúng ta”, Thủ tướng nói. Do đó, Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân nguyện tiếp tục chăm lo chu đáo để đời sống vật chất, tinh thần của NCC ngày càng đầy đủ và tốt đẹp hơn. Phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Hoàn thiện chính sách pháp luật về ưu đãi người có công Cũng tại hội nghị, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, xác định việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu, mội là thực hiện nghiêm Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 22/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về công tác chăm sóc NCC với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ. Hai là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi NCC theo hướng mở rộng đối tượng, tăng mức hỗ trợ, bảo đảm công khai, minh bạch và phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Ba là, bố trí tăng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa nguồn lực xã hội, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa Pháp lệnh và các chính sách ưu đãi NCC với cách mạng, quan tâm chăm lo y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, nhà ở... trước hết là đối với những người, những gia đình còn nhiều khó khăn trong cuộc sống. Bốn là, làm tốt hơn nữa công tác tu bổ, tôn tạo mộ, nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công; đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; nhanh chóng giải quyết hồ sơ tồn đọng. Phấn đấu đến năm 2020, giải quyết cơ bản hồ sơ đề nghị xác định người có công còn tồn đọng. Năm là, phát triển sâu rộng các phong trào ''Đền ơn đáp nghĩa'', ''Uống nước nhớ nguồn'', "Xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng''… với nhiều chương trình phong phú, thiết thực, để cùng chung tay với nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần NCC và gia đình họ. Sáu là, thường xuyên động viên, khích lệ, kịp thời biểu dương khen thưởng các thương binh, bệnh binh, gia đình người có công phát huy truyền thống tốt đẹp, nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn, tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng tại hội nghị, báo cáo về công tác chăm sóc NCC, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, đến nay việc xác nhận các đối tượng NCC với cách mạng cơ bản đã hoàn thành với hơn 9 triệu người. Nhiều chế độ ưu đãi được bổ sung so với trước như chế độ trợ cấp người phục vụ đối với Mẹ VNAH còn sống tại gia đình; trợ cấp người phục vụ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống tại gia đình... Bên cạnh đó, phong trào đền ơn đáp nghĩa được phát triển rộng khắp trong cả nước, chỉ tính riêng từ năm 2007-2017, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Trung ương đã vận động được trên 46 tỷ đồng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của địa phương vận động được gần 5.524 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thì chưa thể hài lòng với những kết quả này: “Chúng ta không bao giờ tự cho phép mình được ngưng nghỉ, hay tự hài lòng về kết quả chăm sóc NCC. Rất nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt và lâu dài cần được tổ chức thực hiện thật tốt với tất cả lòng tri ân chân thành, với những tình cảm cách mạng sâu sắc đối với những hy sinh to lớn mà hàng triệu NCC đã mang lại cho cuộc sống, xã hội hôm nay”, Bộ trưởng nói. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, công tác chăm sóc NCC tiếp tục là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài, là tình cảm, lương tâm và trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi người dân đất Việt. Giải quyết chính sách ưu đãi người có công và gia đình người có công cần phải được đổi mới và tăng cường./.
Mai Đan
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 11/2015
- ·Vừa tăng thêm 4,8%, giá điện Việt Nam đắt hay rẻ so với khu vực?
- ·1/3 dự án bất động sản tại TP.HCM bị tắc nghẽn do vấn đề tài chính
- ·Đầu tuần sau, các cửa hàng SJC tại Đà Nẵng mở cửa trở lại?
- ·Tết Nguyên đán, phạm nhân được hưởng tiêu chuẩn ăn gấp 5 lần ngày thường
- ·VPBank tiếp tục thăng hạng về giá trị thương hiệu, đạt 1,35 tỷ USD
- ·Cuộc đua 'ai lỗ nhiều nhất' của chuỗi cửa hàng tiện lợi nước ngoài ở Việt Nam
- ·Đề xuất 6 nhóm hành vi bị coi là thao túng thị trường chứng khoán
- ·EVNGenco 1 quyên góp 500 triệu hỗ trợ đồng bào miền Trung
- ·Khám phá Hòn Mấu
- ·Người mẹ nghèo tha thiết có việc làm, kiếm tiền chữa bệnh cho con
- ·Khám phá 2 danh thắng của Sa Pa được công nhận kỷ lục Việt Nam
- ·Vàng 999 có phải là vàng nguyên chất?
- ·Giá vàng hôm nay 11/10: Tạm dứt chuỗi ngày đi xuống
- ·Lũ lụt: Chủ tịch UB TƯ MTTQ trao 1 tỷ đồng cho nạn nhân vụ sạt lở Hòa Bình
- ·Chiều nay, giá xăng dầu trong nước có thể quay đầu tăng mạnh
- ·Giá vàng hôm nay 10/10: Liên tiếp suy giảm, về sát ngưỡng 2.600 USD/ounce
- ·Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp ở Bắc Giang bị hoãn xuất cảnh vì nợ thuế
- ·Cả nước chung tay đẩy lùi dịch covid
- ·Mua bán đất bằng giấy viết tay, trường hợp nào được làm sổ đỏ?