【u19 barca vs】Khả năng phát triển thương mại sản phẩm muối của Việt Nam là rất lớn
Phát triển ngành muối phải theo tín hiệu thị trường Nghịch lý ngành muối Để vị muối đừng thêm chát - Kỳ II: Cần quy hoạch tổng thể Để vị muối đừng thêm chát - Kỳ I: Tồn kho lớn |
Ngày 13/7,ảnăngpháttriểnthươngmạisảnphẩmmuốicủaViệtNamlàrấtlớu19 barca vs Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp báo cáo tổng quan phát triển ngành muối Việt Nam.
Điểm tên những hạn chế của ngành muối Việt Nam
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nghề làm muối của Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Đây được cho là ngành sản xuất có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Với diện tích sản xuất muối năm 2022 là 11.009 ha, năm 2017 diện tích đạt cao nhất 13.158 ha, năm 2018 diện tích đạt 13.074 ha…
Những người diên dân trên cánh đồng muối trắng |
Diện tích giảm dần trong những năm gần đây do thu nhập từ sản xuất muối thấp, người dân đã dần chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy hải sản hoặc chuyển sang làm nghề khác nên một số diện tích sản xuất muối bị bỏ hoang.
Đến nay, cả nước có 73 cơ sở chế biến muối tinh, muối trộn I ốt, muối sạch xuất khẩu... Trong đó, 13 sơ sở chế biến muối (chiếm 19,7%) đã đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công suất 15.000 - 22.000 tấn/năm và 01 cơ sở đã đầu tư 02 dây chuyền thiết bị đồng bộ nhập khẩu của Tây Ban Nha có công suất 200.000 tấn/năm.
Với vị trí địa lý là vùng biển trải dài dọc theo đất nước, Việt Nam được đánh giá là một nước có thể phát triển mạnh nghề muối. Tuy nhiên, do việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, phương pháp sản xuất chủ yếu thủ công, quy mô phân tán theo hộ diêm dân dẫn đến năng suất, chất lượng muối thấp.
Chất lượng và số lượng muối tại các đồng muối công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp hóa chất, do vậy vẫn phải nhập khẩu muối công nghiệp.
Chính vì những hạn chế trong sản xuất còn thủ công dẫn đến đời sống của những diêm dân vùng muối có thu nhập thấp và bấp bênh không ổn định.
Làm sao để hạt muối trở thành mặt hàng chủ lực?
Để thúc đẩy phát triển ngành muối, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 766/QĐ-BNN-KTHT ngày 24/02/2021 về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ngành muối giai đoạn 2021 - 2030.
Ngoài ra, Bộ đang triển khai xây dựng thí điểm Đề án nâng cao chất lượng và chuỗi giá trị ngành muối Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Đề án được thực hiên trên địa bàn 8 tỉnh là Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu.
Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết: Chúng ta có một thế mạnh đó là người dân chăm chỉ, cần cù và nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối có thể tạo ra nhiều sản phẩm muối phơi cát có nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Sản phẩm muối của Việt Nam đã chinh phục được thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,… với số lượng xuất khẩu tăng hàng năm. Sản phẩm muối ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển và vươn xa hơn, tuy nhiên, chúng ta cần có sự kết nối giữa các Bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân để tạo thành một chuỗi giá trị gắn kết.
“Chúng ta cần nâng tầm ngành muối thành mặt hàng chủ lực, phải nỗ lực để diện tích muối và sản lượng muối không bị tụt giảm hàng năm như hiện nay”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Mục tiêu phát triển ngành muối Việt Nam năm 2025 - 2030 hiện đại ngang tầm các nước khu vực, trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế vùng miền, đa dạng các phương thức sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các loại sản phẩm về muối, thỏa mãn nhu cầu muối trong nước, từng bước thay thế lượng muối nhập khẩu (khoảng 400-600 ngàn tấn/năm) và tiến đến xuất khẩu muối, nhất là muối phục vụ tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
Ông Hồ Xuân Vinh – Giám đốc công ty TNHH ABACA Việt Nam - cho rằng, muối là sản phẩm quan trọng trong cuộc sống, là sản phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày...
Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam đang đánh đồng sản phẩm muối mà chưa biết rõ đến chất lượng sản phẩm của từng loại. Đã có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất muối đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để đưa ra sản phẩm muối đa dạng với nhiều giá trị mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Nhưng hiện nay để người tiêu dùng tìm hiểu và chọn lựa những sản phẩm chất lượng vẫn đang là một bài toán khó.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vai trò rất quan trọng trong việc cùng đồng hành với các doanh nghiệp trong việc phát triển ngành muối và kiểm soát chất lượng sản.
Ông Hồ Xuân Vinh mong muốn trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là đầu mối để kết nối với các doanh nghiệp với các dự án muối để tiếp cận và phát triển nghề muối, xây dựng chuỗi giá trị nhằm ổn định thu nhập cho người nông dân, và tạo điều kiện để đẩy mạnh truyền thông, quảng bá những sản phẩm chất lượng, an toàn tới người tiêu dùng đồng thời bảo vệ vùng ven biển và an ninh nguồn nước.
Bên cạnh đó, ông Hồ Xuân Vinh cũng đề xuất Bộ có những hỗ trợ về chính sách tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện các quy định, tiêu chí để đảm bảo chất lượng muối, đồng thời quảng bá thương hiệu, tạo điều kiện cho việc vay vốn, thuê đất lâu dài để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất.
Giám đốc công ty TNHH ABACA Việt Nam bày tỏ mong muốn được chung tay với Bộ để phát triển ngành muối trong nước cũng như xuất khẩu.
Theo ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, để ngành muối được phát triển hơn cần bắt đầu từ đổi mới công nghệ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn và giá bán sản phẩm theo chất lượng của công nghệ đó. Phải có những thực tế từ công nghệ và nâng cao giá trị sản phẩm để nghề muối phát triển và không mai một theo thời gian.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Việc cần bảo tồn và phát triển nghề muối truyền thống, kết nối doanh nghiệp với diêm dân sản xuất muối để xây dựng và phát triển thương hiệu không chỉ trong nước mà tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài".
Do đó, trước tiên, cần quan tâm đến thu nhập của diêm dân hiện nay, nghề muối sẽ mai một nếu như giá trị của sản phẩm muối quá thấp, tiếp đến là tổ chức đào tạo, tập huấn, áp dụng các thiết bị máy móc công nghệ đến người sản xuất.
Bên cạnh đó, kết nối các doanh nghiệp và diêm dân để tiêu thụ sản phẩm ổn định, không bấp bênh. Đẩy mạnh công tác truyền thông, xây dựng diễn đàn chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong các vùng nguyên liệu. Tiến tới mục tiêu trong tương lại gần Việt Nam sẽ không phải nhập khẩu muối, thậm chí xuất khẩu muối sang các thị trường lớn.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tình sinh viên dở khóc, dở cười
- ·Bộ Y tế nghiêm cấm mọi hành vi thu phí, trục lợi từ tiêm vắc xin Covid
- ·Ông Lê Quốc Phong tái đắc cử Bí thư Đảng ủy Trung ương Đoàn
- ·Chặn đứng 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ
- ·Sốc vì vợ trốn chồng đi làm ngực
- ·Đảng ủy Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 6
- ·Quốc tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trong hai ngày 14 và 15/8
- ·Không để dịch Covid
- ·Thương cậu bé nghèo bị ung thư máu
- ·Tân Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh nguyện đem hết sức mình phục vụ Thủ đô
- ·Xin hãy cứu bé 2 tháng tuổi mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Khẩn trương tiêm vắc xin Covid
- ·Bộ trưởng Ngoại giao trả lời phỏng vấn về chuyến đi của Chủ tịch nước
- ·Chờ đợi Trịnh Thu Vinh tỏa sáng
- ·Đưa con về TP học: nhập khẩu thế nào?
- ·Lực lượng công an các cấp phải chủ động nắm chắc tình hình an ninh trật tự
- ·Huấn luyện cán bộ khung B
- ·Huyện Châu Thành: Thăm Tiểu đoàn 1
- ·Vào khách sạn với người lạ để trả thù người yêu
- ·Ra mắt Mô hình “Cổng rào an ninh đường thủy”