会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng tây】Đại biểu đề nghị thông qua Luật BHXH sau cải cách tiền lương!

【bảng xếp hạng tây】Đại biểu đề nghị thông qua Luật BHXH sau cải cách tiền lương

时间:2024-12-24 02:12:58 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:921次

Chiều 27/3,ĐạibiểuđềnghịthôngquaLuậtBHXHsaucảicáchtiềnlươbảng xếp hạng tây tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, nhiều đại biểu đã nêu ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần trong dự Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Phương án 1Phương án 2

Người lao động được chia làm hai nhóm:

Nhóm 1tiếp tục được áp dụng hưởng BHXH một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động: Người lao động tham gia BHXH trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 01/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Nhóm 2:Người lao động tham gia BHXH từ ngày luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định này.

Không nhất thiết chờ người lao động mất việc làm mới hỗ trợ tín dụng

Nhấn mạnh việc rút BHXH một lần là câu chuyện rất lớn, đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) bày tỏ cơ bản ủng hộ phương án 1 nhưng đề nghị bổ sung làm rõ các vấn đề liên quan.

“Tôi đề nghị khi xem xét các trường hợp rút BHXH thì cần có quy trình đánh giá thêm việc rút BHXH một lần theo phương án này đã thực sự đáp ứng nhu cầu tài chính trước mắt của người lao động chưa? Chúng ta có sự kiểm soát. Nếu thấy thực sự không còn con đường nào khác thì chúng ta sẽ quyết định việc cho hay không cho rút bảo hiểm”, bà Hạnh nói.

Tuy nhiên, nữ đại biểu tỉnh Bình Định mong muốn để người lao động có thêm cơ hội cân nhắc có nên rút BHXH một lần hay không. Nếu trong trường hợp bất khả kháng thì Nhà nước phải tính toán phương án hỗ trợ như chính sách về tín dụng cho người lao động có thời gian đóng BHXH tại khoản 2 Điều 7 trong dự thảo. 

Hiện nay, dự thảo chỉ quy định có chính sách hỗ trợ tín dụng cho người lao động trong thời gian đóng BHXH bị mất việc làm. Tuy nhiên trong thực tiễn, nhiều người lao động rất cần tiếp cận chính sách tín dụng. Mục đích của của chính sách tín dụng trong trường hợp này là để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia BHXH.

lytiethanh.jpeg
Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định)

“Theo tôi, không nhất thiết chờ đến khi người lao động mất việc làm mới có chính sách hỗ trợ tín dụng cho họ, mà ngay khi người lao động phát sinh nhiều vấn đề cấp bách khác như đau ốm đột xuất hoặc có nhu cầu đột xuất trước mắt. Có thể tính toán chính sách tín dụng hỗ trợ, không để họ phải đến con đường rút BHXH”, đại biểu Hạnh phân tích.

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) lại không đồng tình với phương án 1, vì tạo “hai lát cắt” giữa người tham gia trước và sau khi luật có hiệu lực trong cùng một điều khoản.

“Hiện, có khoảng 17 triệu người, tức khoảng 38% lao động có thời gian đóng BHXH dưới 20 năm. Chúng ta không có gì đảm bảo rằng đối tượng này sẽ không tiếp tục rút BHXH một lần. Còn người bắt đầu tham gia BHXH từ sau ngày 1/7/2025 lại không được rút một lần”, bà Hoa Ry nói.

Nhắc lại quan điểm của Nghị quyết 28/2018 của Trung ương khóa 12, quy định phù hợp để giảm rút BHXH một lần theo hướng tăng quyền lợi, bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng hưu trí, nữ đại biểu tỉnh Bạc Liêu cho rằng phương án 2 “quán triệt sát hơn”.

tranthihoary.jpeg
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry 

Đại biểu băn khoăm, nếu không phân tích rõ nguyên nhân rút BHXH một lần thì thể hiện điều khoản chính sách chưa đáp ứng được mong muốn và tâm tư nguyện vọng chính đáng của người lao động.

Nhấn mạnh rút BHXH một lần nhiều nhất là giai đoạn dịch Covid-19 để giải quyết vấn đề cuộc sống trước mắt, đại biểu cho rằng, nếu đây là nguyên nhân chính thì cần giữ chân người lao động, và cho rút 50%. Đồng thời hỗ trợ cho vay thông qua ngân hàng chính sách để giúp họ vừa có điều kiện tham gia BHXH, vừa giải quyết được khó khăn về kinh tế.

"Đây mới là cơ chế phù hợp hơn, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của người lao động. Bởi ngoài cơ chế chính sách, còn cần tôn trọng quyền lợi chính đáng của người lao động", đại biểu Hoa Ry nói.

Nhận thấy còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ chưa chọn phương án nào chính thức để đảm bảo trình tại kỳ họp 7 vào tháng 5 tới đây nên bà Hoa Ry đề nghị cân nhắc thời điểm thông qua luật.

Cân nhắc thông qua dự luật sau khi cải cách tiền lương

Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) cho rằng, dự luật cần có quy định cụ thể về mức lương hưu thấp nhất phải ở mức nào, vì luật năm 2014 quy định mức lương hưu thấp nhất bằng mức lương cơ sở. Còn theo dự luật mới, Chính phủ đã bỏ quy định này.

“Nếu chúng ta chỉ tính tăng số lượng người tham gia BHXH mà không chú trọng đến chất lượng an sinh như vậy sẽ không bền vững. Ví dụ các đối tượng người hoạt động không chuyên trách, chủ hộ kinh doanh cá thể khi đến tuổi nghỉ hưu thì lương hưu thấp…”, nữ đại biểu tỉnh Tuyên Quang băn khoăn.

Theo bà Thúy, vấn đề này rất quan trọng để bảo đảm mức sàn an sinh tối thiểu. Vì vậy, đại biểu đề nghị ban soạn thảo cần cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất được quy định tại khoản 5 điều 56 luật 2014.

mathithuy.jpeg
Đại biểu Ma Thị Thúy

Đại biểu cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ cân nhắc thông qua dự án luật này sau khi cải cách tiền lương. Tức là, nên thông qua tại kỳ họp thứ 8, tháng 10/2024 thay vì thông qua tại kỳ họp thứ 5 này. Vì cải cách tiền lương là một chính sách lớn, khó, phức tạp, tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực, nhóm hoạt động khác nhau trên toàn xã hội. 

Do đó, cần có thời gian triển khai cải cách tiền lương để điều chỉnh, xử lý các vấn đề phát sinh nếu có cho phù hợp với thực tiễn. 

“Cần cân nhắc thời điểm thông qua Luật BHXH trước hay sau cải cách tiền lương cho phù hợp, khả thi, tránh vừa thông qua luật lại phải rà soát, sửa đổi ngay”, bà Thúy đề nghị.

Đề nghị lấy ý kiến Đại biểu Quốc hội về phương án rút BHXH một lần

Đề nghị lấy ý kiến Đại biểu Quốc hội về phương án rút BHXH một lần

Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị cho phép lấy ý kiến Đại biểu Quốc hội bằng phiếu về quy định rút BHXH một lần nhằm bảo đảm dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể và bảo đảm thận trọng, trách nhiệm trong xử lý vấn đề này.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Hòa nhạc Giáo dục hay sứ mệnh truyền lửa đam mê nhạc hàn lâm của SSO?
  • Cần làm gì để ngăn chặn lộ dữ liệu cá nhân?
  • Sinh viên trải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại ký túc xá
  • Hải Phòng thu hút thêm 400 triệu USD vốn đầu tư Hàn Quốc
  • Tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Bình Phước năm 2018 nhanh và chính xác nhất
  • Trao hỗ trợ đại úy Trần Hoàng Ngôi bị đứt lìa 2 chân khi làm nhiệm vụ
  • Công ty thiết kế chip ARM bắt tay đối thủ Intel, chuẩn bị tham gia đợt IPO lớn nhất ngành bán dẫn
  • Quảng Bình đầu tư 100 tỷ đồng khắc phục sự cố sạt lở bờ biển
推荐内容
  • Vứt bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt
  • 164 triệu hồ sơ người dùng Zing nằm trong vụ rò rỉ lớn nhất lịch sử
  • Gấp rút lập và công bố danh sách ứng cử viên
  • Hiểu biết pháp luật, nâng cao về bình đẳng giới
  • Chi 250 triệu đi du lịch Maldives, cô gái Sài Gòn chê bai 'thiên đường biển' không thương tiếc
  • Nuôi xe điện hay xe xăng tốn hơn?