【kết quả trận đấu dortmund】Cơ chế giám sát chặt chẽ tài chính DNNN
Trong cuộc hội thảo mới đây về Tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), đại diện Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài chính đã hoàn thiện và trình Chính phủ dự thảo Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, vấn đề minh bạch hóa hoạt động của DN, đặc biệt về tài chính là hết sức quan trọng. Về vấn đề này, Chính phủ đã nhận thức rõ và đang quyết liệt thực hiện việc minh bạch, tách rõ vấn đề kinh doanh với thực hiện nhiệm vụ công ích.
Trên thực tế, các quy định hiện hành về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN còn bất cập, chưa thực sự tạo cơ chế hiệu quả để kịp thời phát hiện và cảnh báo cho chủ sở hữu doanh nghiệp về những nguy cơ, dấu hiệu rủi ro về tài chính.
Dự thảo Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước với những nội dung cụ thể về giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại DN; giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn của DN; giám sát tình hình kinh doanh của DN cũng như các chính sách đối với người lao động trong DN, trong đó có các nội dung về chi phí tiền lương, thu nhập của người lao động, người quản lý điều hành DN. Đặc biệt, các DN hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... ngoài việc thực hiện các nội dung giám sát tài chính chung như trên còn phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Không chỉ giám sát gián tiếp bằng các báo cáo tài chính, thống kê, báo cáo kết quả giám sát DN của chủ sở hữu, còn thực hiện theo phương thức giám sát trực tiếp. Việc kiểm tra, thanh tra được thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất của phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra đối với DN.
Điểm đáng chú ý trong Quy chế mới này đó là cơ chế giám sát tài chính đặt biệt. DN có thể được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt nếu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm hoặc phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau: Kinh doanh thua lỗ có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định; Có số lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu; Có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5.
DN báo cáo không đúng sự thật tình hình tài chính của DN làm sai lệch lớn đến kết quả kinh doanh (báo cáo lãi hoặc hòa vốn trong khi thực chất bị lỗ) cũng sẽ bị giám sát đặc biệt.
Riêng đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, các tổ chức tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán sẽ thực hiện giám sát tài chính đặc biệt.
Trong quy trình giám sát đặc biệt của chủ sở hữu, phải trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý trong trường hợp DN đã thực hiện các yêu cầu của chủ sở hữu và cơ quan quản lý tài chính DN mà kết quả hoạt động kinh doanh không được cải thiện.
Nếu DN 2 năm liên tục thuộc diện giám sát đặc biệt không còn lỗ, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo giám sát theo Quy chế sẽ được đưa ra khỏi danh sách giám sát đặc biệt. Nếu 2 năm liên tục vẫn thua lỗ, phải thực hiện chuyển đổi chủ sở hữu hoặc giải thể, phá sản theo quy định.
Đối với DN có vốn Nhà nước, việc giám sát tài chính thể hiện cụ thể qua chế độ báo cáo nghiêm ngặt. Định kỳ 6 tháng và 1năm, người đại diện phần vốn Nhà nước tại DN là công ty cổ phần, công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên có vốn góp chi phối của Nhà nước lập báo cáo giám sát theo các nội dung quy định tại Quy chế. Định kỳ 6 tháng và 1 năm, người đại diện phần vốn Nhà nước tại DN là công ty cổ phần, công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước chiếm tỷ lệ từ 25% đến dưới 51% vốn điều lệ hoặc có giá trị tuyệt đối từ 50 tỷ đồng trở lên lập báo cáo giám sát theo các nội dung quy định tại Quy chế.
Đối với DN là công ty cổ phần, công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên có tỷ lệ vốn góp của Nhà nước dưới 25% vốn điều lệ hoặc có giá trị tuyệt đối dưới 50 tỷ đồng thì người đại diện phần vốn tại DN thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm theo quy định và gửi báo cáo cho chủ sở hữu trước ngày 31-3 hàng năm.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đến năm 2025, Tập đoàn Novaland thu hút hàng ngàn nhân sự
- ·Quảng Trị: Sẽ thay thế đường dây trung áp xuống cấp khiến người dân bất an
- ·Thủ tướng phê duyệt thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
- ·Nhìn lại một năm vận hành thị trường điện cạnh tranh
- ·Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho hoạt động đo lường
- ·Đổi mới công tác đào tạo đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan
- ·Bàn giao 5 căn nhà đại đoàn kết tại huyện Hớn Quản
- ·Top 5 công việc lương tháng 100 triệu tại Việt Nam
- ·Sau nhiều lần lỡ hẹn, đường sắt Cát Linh
- ·Chú trọng chuyển giao công nghệ mới
- ·Quản lý thị trường xử phạt hành chính online
- ·“Sân chơi” công nghiệp hỗ trợ
- ·Hà Nội rét thấu xương, giá rau tăng chóng mặt
- ·Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn do Covid
- ·Nâng cao hiệu quả quản lý đất đai
- ·Tiểu thương chỉ cách nhận biết chuối nhúng hóa chất để ép chín
- ·Phân phối xăng E5: Kinh nghiệm hay của Quảng Ngãi
- ·Đồng Nai: Nhiều giải pháp để hoàn thành thu ngân sách quý II
- ·Thủ tướng ký quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
- ·Cục Hải quan Lạng Sơn: Tích cực khơi thông hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa