【du doan macao】Gần 53 nghìn cơ sở giáo dục cập nhật dữ liệu giáo viên
Ảnh minh họa: Giờ học của học sinh trường THCS Đội Cung,ầnnghìncơsởgiáodụccậpnhậtdữliệugiáoviêdu doan macao thành phố Vinh, Nghệ An.Ảnh: Bích Huệ/TTXVN
Đây là lần đầu tiên một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về đội ngũ giáo viên được xây dựng và đưa vào sử dụng, cung cấp thông tin về đội ngũ đầy đủ, chính xác, kịp thời; làm cơ sở cho cơ quan quản lý ra các quyết định về chính sách hiệu quả, khắc phục tối đa những bất cập hiện nay như thừa thiếu, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cho nhà giáo.
Thông tin về cơ sở dữ liệu này, ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cho biết: Đây là cơ sở dữ liệu lưu trữ đầy đủ thông tin của đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên toàn quốc, phục vụ thông tin quản lý về đội ngũ cho các cơ quan quản lý giáo dục.
Đến nay, cơ sở dữ liệu đã được triển khai tại 63 Sở Giáo dục và Đào tạo, 710 Phòng Giáo dục và Đào tạo, 52.900 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông trên cả nước. Mỗi đơn vị được cấp một tài khoản quản trị để quản lý và sử dụng hệ thống. Dữ liệu đội ngũ được cập nhật từ các cơ sở giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ thẩm tra và duyệt dữ liệu từ các nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thẩm tra và duyệt dữ liệu của phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thẩm tra và phê duyệt dữ liệu của các địa phương.
Theo ông Nguyễn Sơn Hải, với dữ liệu hiện tại, các cấp quản lý có thể tra cứu, khai thác được các thông tin về số lượng đội ngũ của từng cấp học theo từng tỉnh, thành phố, quận, huyện và nhà trường; theo chuyên ngành đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giới tính, dân tộc, đảng viên, trình độ ngoại ngữ, tin học. Cơ sở dữ liệu này cũng cho phép thống kê kết quả đánh giá theo chuẩn đến từng tiêu chí và tra cứu hồ sơ chi tiết của từng nhân sự. Đặc biệt, hệ thống chỉ ra được thực trạng thừa - thiếu giáo viên theo định mức, theo môn học của từng trường học, quận/huyện và tỉnh/thành phố.
Là đơn vị trực tiếp khai thác cơ sở dữ liệu đội ngũ giáo viên, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết: Mặc dù đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện nhưng cơ sở dữ liệu đã phục vụ rất tốt cho một số nhiệm vụ phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với một số bộ, ngành khác trong thời gian qua như thiết kế bảng lương mới cho đội ngũ nhà giáo; thu thập dữ liệu về bình đẳng giới; thống kê số lượng đảng viên trong đội ngũ giáo viên…
Ông Hoàng Đức Minh chia sẻ: Trước đây, khi chưa có cơ sở dữ liệu, hoạt động thống kê đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện thông qua niên giám hàng năm, thường cuối năm sau mới có số liệu thống kê của năm trước. Điều này gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý. Bức tranh dữ liệu ngành được xây dựng sẽ giúp các cơ quan quản lý ra quyết định quản lý chính xác và kịp thời.
Dựa trên cơ sở dữ liệu đội ngũ, hiện nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đang giao Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục xây dựng báo cáo thực trạng giáo viên của từng địa phương để gửi Bộ Nội vụ, các địa phương và báo cáo Chính phủ trước năm học mới.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chia sẻ: Trách nhiệm của ngành Giáo dục là chủ động thống kê đầy đủ thực trạng đội ngũ để đề nghị ngành Nội vụ có kế hoạch tuyển dụng sát với yêu cầu thực tế và ban hành, tham mưu ban hành các chính sách phù hợp.
Ở góc độ khai thác nguồn dữ liệu, Bộ trưởng cho rằng, cần khai thác có hiệu quả để không chỉ giải quyết bài toán thừa - thiếu giáo viên ở từng địa phương mà còn phục vụ cho công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ, điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm. Muốn khai thác tốt thì nguồn dữ liệu được kê khai từ cơ sở giáo dục phải chính xác, tránh sai sót trong quá trình nhập liệu, tiến tới việc chuẩn hóa dữ liệu, nhập liệu, khai báo.
Bộ trưởng đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng công cụ dự báo nhu cầu giáo viên từ cơ sở dữ liệu đội ngũ. Việc này hiện đang được giao cho một nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện. Theo Bộ trưởng, việc thể hiện được con số dự báo tăng hay giảm số lượng giáo viên cho từng cơ sở giáo dục sẽ giúp các địa phương chủ động bố trí giáo viên, các trường sư phạm chủ động điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo, Bộ chủ động điều chỉnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Cũng theo Bộ trưởng, việc kê khai theo từng trường như hiện nay mới chỉ là bước một của cơ sở dữ liệu đội ngũ, tới đây, mỗi giáo viên phải có mã số định danh riêng để chính giáo viên sẽ là người kê khai, bổ sung các thông tin cần thiết hay thay đổi thông tin nếu có.
TheoTTXVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bộ trưởng KH&ĐT: Sáng tạo và hiệu quả, hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng năm 2024
- ·Vietnam protests violations of its sovereignty over Hoang Sa
- ·PM asks for detailed plans to hit set targets
- ·2,000 delegates expected for APEC SOM 2
- ·Thủ tướng: Đề cương về Văn hóa Việt Nam tiếp tục được Đảng ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả
- ·Việt Nam, Russia enhance communication co
- ·Land issue to be thoroughly inspected: city leader
- ·Only 25% of workers covered by social insurance
- ·Hoạt động của hợp tác xã chuyển biến tích cực
- ·Writing contest on Việt Nam
- ·Lưu lượng nước tại các hồ thủy điện ở mức thấp, 11 nhà máy thủy điện dừng hoạt động
- ·Alcohol abuse on table at NA meeting
- ·President set to pay State visit to China
- ·NA Chairwoman receives Australian, New Zealand ambassadors
- ·Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm
- ·VN welcomes Monsanto 'guilty' verdict
- ·New forest law excludes disadvantaged groups
- ·VN President’s visit to China to strengthen relations
- ·Lào Cai: Điều động, bổ nhiệm Chánh văn phòng tỉnh uỷ giữ chức Bí thư huyện Bảo Yên
- ·ASEAN foreign ministers fret over Korean Peninsula situation