【soi kèo góc bóng đá hôm nay】Đại biểu Quốc hội: Ngành Tài chính đi đầu trong cải cách
Cải cách để đảm bảo nguồn thu
Đại biểu cho rằng, công tác trong chỉ đạo thực hiện (thu ngân sách), cả hệ thống chính trị từ Trung ương xuống tỉnh, huyện, xã đều vào cuộc một cách thường xuyên, quyết liệt. Coi thu ngân sách là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu chủ yếu của cấp ủy và hệ thống chính quyền các cấp.
“Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu đã sâu sát cơ sở, lắng nghe cầu thị, hành động quyết liệt phục vụ và phát triển. Ngành Tài chính có rất nhiều cải cách trong thủ tục hành chính như thực hiện kê khai tính thuế nộp thuế, hoàn thuế, nay là hoàn thuế điện tử, tiến tới là kiểm tra, thanh tra tại trụ sở của cơ quan Thuế làm cho thời gian nộp thuế giảm xuống còn 1/3 so với trước đây. Đồng thời, làm mạnh và làm quyết liệt trong công tác thanh tra, kiểm tra chống nợ đọng thuế; làm cho số nợ đọng thuế có khả năng thu giảm cả số tuyệt đối và số tương đối qua các năm”- đại biểu nhấn mạnh.
Ông Trần Quang Chiểu cũng đánh giá một cách cách nổi bật khác trong lĩnh vực Tài chính liên quan đến cải cách thủ tục hải quan. “Ngành Hải quan thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, thực hiện kiểm tra sau thông quan là chính, nên số giờ thông quan hiện nay phụ thuộc cơ bản vào thời gian kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành...”- đại biểu phân tích.
“Ngành tài chính là một ngành đi đầu trong cải cách, làm cho số thu ngân sách hàng năm đều đạt và việc dự toán. Tất nhiên trong tổ chức chỉ đạo thực hiện vẫn còn một số tồn tại nhất định như dư luận và báo chí đã nêu. Song, tôi cho rằng đó thuộc về con người cụ thể hay đơn vị nào cụ thể mà thôi. Vì thế, nguyên nhân gốc rễ về chính sách tài khóa và trước hết là chính sách thu ngân sách”- đại biểu đoàn Nam Định nhận xét.
Bên cạnh việc đánh giá cao nỗ lực của ngành Tài chính trong cải cách hành chính, thu ngân sách, đại biểu cũng đề nghị cần phân tích rõ vì sao những năm vừa qua, đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước, song, năm 2017 thu ở cả ba khối doanh nghiệp nhà nước, đầu tư nước ngoài và ngoài quốc doanh đều không đạt? Tại sao mức huy động từ thuế, phí trên GDP nhiều năm không đạt chỉ tiêu Đại hội Đảng, thậm chí có năm rất thấp, như năm 2018 dự toán còn thấp hơn năm 2017?
“Tồn tại trên thuộc về công tác chỉ đạo thực hiện hay thuộc về chính sách tài khóa, mà trực tiếp là chính sách thu về tài chính”- đại biểu đặt vấn đề.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng bất cập trên do ban hành chính sách thu. “Nghiên cứu chính sách thu hiện hành và thực tế giám sát, thời gian vừa qua chúng ta ban hành nhiều chính sách thu để thực hiện mục tiêu phát triển. Đến thời điểm hiện nay và giai đoạn tới một số chính sách không còn phù hợp, nếu không muốn nói là kìm hãm phát triển”- đại biểu nhấn mạnh.
Cải cách chính sách thu
Để khắc phục tồn tại trên, đại biểu nêu tám giải pháp. Thứ nhất, mở rộng diện đối tượng chịu thuế đối với thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường, thuế Tài nguyên, thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp và đặc biệt là các khoản thu từ đất đai.
Thứ hai, sửa đổi chế độ ưu đãi với hàng hóa chịu thuế Giá trị gia tăng theo hướng giảm các đối tượng không chịu thuế và đối tượng chịu thuế suất 5% và tiến tới đưa về một mức thuế suất thay vì ba mức như hiện nay...
Thứ ba, bỏ chế độ ưu đãi theo đối tượng là dự án cụ thể và ưu đãi theo quy mô của dự án. Thuế suất cần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các vùng và các miền. Nghiên cứu có thể cho phép một số địa phương được quy định một khoản phụ thu với một số lĩnh vực ngành nghề có lợi thế so sánh.
Thứ tư, sửa đổi giá tính thuế đối với một số sắc thuế để chống thất thu cho ngân sách nhà nước như thuế tài nguyên.
Thứ năm, điều chỉnh thuế suất, thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với một số hàng hóa dịch vụ có lợi nhuận cao, nhà nước không khuyến khích tiêu dùng hoặc nhà nước định hướng tiêu dùng. Áp dụng kết hợp thuế suất theo tỉ lệ % với thuế suất tuyệt đối cho một số mặt hàng để đảm bảo công bằng giữa các mặt hàng chịu thuế đối với thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thứ sáu, mở rộng cơ sở thuế với thuế Thu nhập cá nhân, tiến tới khi người có thu nhập đều có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước và điều chỉnh mức thu phù hợp đối với nhóm thu nhập thấp.
Thứ bảy, rà soát, bãi bỏ ngay các quỹ tài chính ngoài ngân sách hình thành như một khoản thuế đặc biệt và thu ngay quỹ này về ngân sách nhà nước để quản lý.
Thứ tám, nghiên cứu trình Quốc hội sớm ban hành Luật Thuế tài sản.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Lâm Đồng: Phát hiện và xử phạt cơ sở vi phạm trong kinh doanh phân bón
- ·Nhìn lại tiềm năng tăng giá của BĐS phía Đông TP.HCM từ lực đẩy hạ tầng
- ·Đặt vé bay quốc tế thứ Hai hàng tuần cùng Vietjet được giảm ngay 20%
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Chuyển đổi số và việc áp dụng thu phí người đọc của báo/tạp chí điện tử tại một số quốc gia trên thế
- ·Trải nghiệm Aqua City bằng đường sông: “Nhìn đâu cũng rợp bóng cây xanh và sông nước”
- ·Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn: Còn nhiều ‘điểm nghẽn’ cần tháo gỡ
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Áp dụng ISO 22000 giúp thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng, an toàn thực phẩm
- ·Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- ·Nửa đầu tháng 8, xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam tăng vọt
- ·Ô tô điện Honda e:NS1 2022 trình làng với ngoại hình cực 'ngầu', giá bán 612 triệu đồng
- ·Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Hệ sinh thái Sun Group lan tỏa sức nóng tới phân khu Koto
- ·Xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đảo chiều, tăng mạnh từ tháng 8/2022
- ·Meyhomes Capital Crystal City chính thức mở ra cơ hội cho cư dân mang DNA đổi mới
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Tập đoàn Austdoor chia sẻ kinh nghiệm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững