【tỷ số bóng đá của pháp】Công bố tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm: Sợ số liệu “ma“?
TheôngbốtỷlệsinhviêntốtnghiệpcóviệclàmSợsốliệtỷ số bóng đá của phápo Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2018, đề án tuyển sinh của các trường phải công bố thông tin về tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 khóa gần nhất so với năm tuyển sinh. Thông tin này sẽ giúp thí sinh có thêm cơ sở để lựa chọn ngành học khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại các trường công bố thông tin nhưng số liệu sinh viên có việc làm không minh bạch, chưa sát với thực tế khảo sát.
Ông Nguyễn Văn Long, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Giao thông vận tải.
Lãnh đạo nhiều trường và các chuyên gia cho rằng, quy định các trường đại học phải công khai thông tin tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp trong phương án tuyển sinh là rất đúng đắn để cung cấp thông tin cho thí sinh, xã hội biết về chất lượng đào tạo của từng trường. Trong những năm gần đây, tình trạng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm chiếm tỷ lệ khá lớn, vừa tốn thời gian của người học, vừa gây lãng phí kinh tế cho gia đình và xã hội. Khi việc công khai chất lượng là bắt buộc, các trường sẽ phải có giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo những ngành nghề mà xã hội đang cần, để sinh viên ra trường tìm được việc làm. Việc công khai thông tin này cũng là một cách để các trường truyền thông về chất lượng đào tạo hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều trường lo lắng là sẽ gặp khó khăn khi thu thập thông tin về việc làm của sinh viên vì cả nhà trường và sinh viên chưa có thói quen kết nối, trả lời khảo sát.
Ông Nguyễn Văn Long, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Giao thông Vận tải (Hà Nội) cho biết, các trường không thể công bố thông tin tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp chính xác tuyệt đối vì không thể khảo sát toàn bộ sinh viên tốt nghiệp từng năm. Vì vậy, các trường buộc phải chọn giải pháp chọn mẫu khảo sát.
Ông Nguyễn Văn Long nói: "Vấn đề là chọn mẫu như thế nào để tương đối đặc trưng, không "vón" vào một chỗ. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào một ngành, rõ ràng mẫu đó không ổn. Ví dụ trường chúng tôi, ngành Kỹ thuật công trình giao thông tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường cao lắm, 85%-86%. Nhưng nếu như lấy mẫu sinh viên tốt nghiệp mà lấy đúng ngành đó, rõ ràng không ổn. Trong khi đó, có những ngành tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm rất thấp".
Do khó khăn trong việc kết nối với sinh viên, nhiều trường chỉ khảo sát được từ 30% đến 50% tổng sinh viên tốt nghiệp, nên kết quả không đáng tin cậy. Trên thực tế, hiện hầu hết các trường đều công bố các chỉ tiêu đảm bảo chất lượng trên website của trường, nhưng không có cơ quan nào thẩm định được tính xác thực của các thông tin này. Ông Nguyễn Quý Thanh, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, trong khi các trường đại học chưa được kiểm định chất lượng, thì vấn đề quan trọng là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có giải pháp để kiểm soát được thông tin các trường công bố có đảm bảo tin cậy không, không phải là “số liệu ma”.
Ông Nguyễn Quý Thanh cho biết: "Việc công bố 3 công khai đã làm từ lâu rồi, nhưng trước đây chưa làm được 2 điểm: một là công bố chưa đủ độ chi tiết nên các trường dễ biến báo, thứ 2 là công bố xong không ai kiểm tra cả nên các trường không bị chế tài nào xử phạt nếu như họ công bố sai. Khảo sát việc làm trước đây cũng công bố và tỷ lệ việc làm toàn cao ngất ngưởng. Khi chúng tôi đi đánh giá, phải tìm hiểu xem vậy có phiếu khảo sát gốc không. Trường khảo sát 100 mẫu, vậy phiếu khảo sát đâu và phải kiểm tra đúng phiếu khảo sát gốc đó, sau đó kiểm tra lại ngẫu nhiên với cả sinh viên, hoặc nhà tuyển dụng xem họ có thực sự trả lời phiếu khảo sát đó không".
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc không có một đơn vị độc lập đứng ra thẩm định kết quả công khai của các trường, không có chế tài xử lý trường hợp thông tin sai đã dẫn đến tình trạng các trường công khai nhưng không minh bạch, hoặc công bố thông tin theo hướng đối phó. Trước những lo ngại về việc các trường công bố thông tin tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp không chính xác, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sắp tới, Bộ sẽ giao cho các đơn vị kiểm định đảm nhiệm việc thẩm định kết quả công khai của các trường.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng- Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trước mắt, theo ông Mai Văn Trinh, các trường tự khai báo, tự công bố, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giao cho 4 trung tâm kiểm định chất lượng thông qua các quyết định có mục tiêu cụ thể, phương thức, cách làm, nguyên tắc cụ thể để làm thẩm định và xác thực.
"Với cách làm này bảo đảm việc công khai của các trường sẽ trách nhiệm hơn và khi đã công bố với xã hội đó là những thông tin đáng tin cậy. Nếu các trường làm không đúng, thông qua thẩm định và xác thực ấy, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng sẽ xử lý và kết quả xử lý ấy cũng công khai lên phương tiện thông tin đại chúng và như vậy các thí sinh và phụ huynh sẽ là người lựa chọn"- ông Trinh nói.
Cũng theo ông Mai Văn Trinh, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học. Nếu số liệu thông tin công bố không chính xác, thì hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm. Những trường không công khai đầy đủ các thông tin theo quy định thì không được thông báo tuyển sinh.
TheoVOV
(责任编辑:La liga)
- ·Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước
- ·Phạt công ty xả nước thải chứa chất xyanua vượt quy định hơn 21 lần
- ·Hỗ trợ các doanh nghiệp lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
- ·Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này lên 45%
- ·Chia tay tình yêu vì không hợp tuổi
- ·Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến các gia đình có con nhỏ thế nào?
- ·Vì sao không nên bỏ pin vào thùng rác?
- ·Nam Youtuber nổi tiếng cứu sống đại bàng hoàng đế quý hiếm
- ·Giá vàng hôm nay 14/12: Tăng dữ dội, Mỹ sẽ giảm lãi suất
- ·Hệ lụy của biến đổi khí hậu trên toàn cầu đến năm 2050
- ·Thay vợ hờ sinh viên vì nghèo
- ·Chung cư, văn phòng tại Mỹ lo ế khách nếu thiếu trạm sạc xe điện
- ·Chia sẻ của người dùng về chi phí vận hành của xe VF 5 Plus
- ·Gần 500 con tê giác bị săn trộm trên khắp Nam Phi trong năm 2023
- ·Ngành dệt may sôi nổi khí thế sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
- ·Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Các địa phương mong chờ Luật Đất đai sớm có hiệu lực
- ·Lầu Năm Góc sẽ lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà
- ·'Cha đẻ' pin Lithium
- ·Công ty Coca
- ·Báo quốc tế: Ocean City là điểm đến hàng đầu cho xu hướng sống xanh