【bảng xếp hạng hạng nhất đức】Ngành công nghiệp, xây dựng nỗ lực vượt khó
6 tháng đầu năm 2024, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng của tỉnh tăng 7,68%, cao hơn 1,12% so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng đầu năm, đóng góp 3,91% tăng trưởng GRDP. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò là động lực mới trong tăng trưởng của tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2024, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 23,05%, cao hơn 10,3% so cùng kỳ 2023, cao hơn 0,79% kịch bản 6 tháng, đóng góp 2,9% trong tăng trưởng GRDP.
Một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như: Sản xuất thiết bị điện tăng 711,93%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 142,02%; sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy móc và thiết bị tăng 107,81%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 62,57%; ngành dệt tăng 28,03%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 22,77%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 22,01%.
Để đạt được kết quả này, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả chủ đề công tác năm 2024 “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”. Trong đó, đặc biệt quan tâm đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp; đẩy nhanh hoàn thiện đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng KCN, KKT, GPMB để tăng cường thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
Hết tháng 6, tỉnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1,557 tỷ USD, bằng 51,6% kế hoạch năm 2024 (3 tỷ USD); trong đó có 22 dự án cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và 16 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn. Ông Huang Jin Xing, Tổng Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam, cho biết: Với hạ tầng đồng bộ, cùng những chính sách ưu việt, nhất là sự tâm huyết, trách nhiệm của tỉnh Quảng Ninh trong hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó có Jinko Solar, đã giúp các doanh nghiệp phát triển. Qua đó, tạo nền tảng quan trọng để Quảng Ninh tiếp tục thu hút các dự án đầu tư lĩnh vực này, từng bước hình thành chuỗi sản xuất đồng bộ, hiện đại, đủ khả năng cạnh tranh quốc tế, nâng cao vị thế của kinh tế Quảng Ninh trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2024, ngành công nghiệp khai khoáng, trong đó trọng tâm là ngành Than cũng có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng công nghiệp - xây dựng. Sản lượng than sạch sản xuất đạt trên 21,8 triệu tấn, tăng 2,5% so với kịch bản tăng trưởng 6 tháng. Cùng với nỗ lực, quyết tâm của công nhân, cán bộ ngành than, phát huy truyền thống, sức mạnh ‘‘Kỷ luật và Đồng tâm’’, ngành Than cũng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của ngành Than, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Ông Nguyễn Mạnh Điệp, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành sản xuất than tại Quảng Ninh (TKV) cho biết: Với trách nhiệm của nhà cung cấp than lớn nhất nước, TKV cam kết với Chính phủ không để thiếu than cho sản xuất điện. Bên cạnh đảm bảo sản lượng than sản xuất theo kế hoạch, Tập đoàn chủ động nguồn than nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu sản xuất của các nhà máy điện. Những kết quả đó không những góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, mà còn đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Trong 6 tháng đầu năm 2024, TKV đã nộp ngân sách nhà nước tại Quảng Ninh trên 8.700 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực xây dựng, do thị trường bất động sản trầm lắng, ảnh hưởng tới tăng trưởng của ngành xây dựng (ước tăng 9,45%, thấp hơn 0,47% kịch bản 6 tháng đầu năm nay), đóng góp 0,5% trong tăng trưởng GRDP.
Nhằm phát huy tối đa vai trò trụ cột của ngành công nghiệp - xây dựng trong tăng trưởng kinh tế, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương, đơn vị tạo điều kiện tốt nhất, tháo gỡ tối đa các khó khăn, vướng mắc cho ngành Than, Điện để tận dụng các cơ hội thị trường tăng cường nguồn lực cho đầu tư, phát triển hợp lý, bền vững, bảo đảm an toàn lao động, tăng tối đa sản lượng. Cùng với đó, chủ động nắm tình hình, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi, các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo sớm đi vào hoạt động; tháo gỡ vướng mắc về mặt bằng thi công, mỏ đất san lấp, đường công vụ, bãi tập kết, bãi đổ thải..., nhất là đối với các dự án, công trình trọng điểm, động lực. Đặc biệt là yêu cầu nhà đầu tư xây dựng biểu đồ cam kết tiến độ thực hiện và thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện.
(责任编辑:World Cup)
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Báo đen siêu quý hiếm bất ngờ xuất hiện, vắt vẻo trên cây
- ·Nền tảng du lịch Đan Mạch điểm danh top 8 địa điểm đẹp nhất Việt Nam
- ·Cặp vợ chồng dựng nhà vườn nghỉ dưỡng rộng 10.000m2 ở Lâm Đồng
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Mỹ công bố chiến lược kiểm soát các vùng biển trong kỷ nguyên mới
- ·Những tour du lịch Việt Nam được báo nước ngoài giới thiệu
- ·Giới trẻ hào hứng check
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Top 5 điểm đi chơi cuối tuần tại Hà Nội hấp dẫn, không thể bỏ qua
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Tổng thống Nga là nhân vật quyền lực nhất
- ·Tour miệt vườn miền Tây 3N2Đ gây sốt khi du khách chi 255 triệu đồng
- ·Mê mẩn món nem chua khiến du khách đến với Thanh Hóa phải say lòng
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Nga lao đao vì dầu thô mất giá
- ·Vịnh Lan Hạ của Việt Nam được truyền thông quốc tế hết lời ca ngợi
- ·Bánh mì Việt Nam có mặt trong danh sách món ngon nhất thế giới của CNN
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- ·Vụ khủng bố ở Pháp bao trùm cuộc tranh luận của đảng Dân chủ