【thứ hạng của vđqg thụy điển】Hải quan TP.HCM đến Vinamilk để tháo gỡ vướng mắc
Gần 100% hàng hóa miễn kiểm tra
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa,ảiquanTPHCMđếnVinamilkđểtháogỡvướngmắthứ hạng của vđqg thụy điển Giám đốc điều hành chuỗi cung ứng- Vinamilk cho biết, Vinamilk được Tổng cục Hải quan công nhận là DN ưu tiên từ tháng 4/2015, do đó DN được hưởng rất nhiều chế độ ưu tiên khi làm thủ tục XNK hàng hóa. Hiện nay 99,8% tờ khai XNK của Vinamilk được thông quan luồng Xanh (miễn kiểm tra thực tế hàng hóa). Điều này đã giảm bớt rất nhiều chi phí cho DN do hàng hóa được thông quan nhanh, giảm chi phí lưu container, lưu bãi.
Ngoài các ưu đãi đối với DN ưu tiên, trong quá trình làm thủ tục hải quan, DN đã được Cục Hải quan TP.HCM và Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công hỗ trợ trong việc hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc phát sinh, nên thủ tục hải quan cơ bản rất thuận lợi.
Chia sẻ về tình hình XNK hàng hóa của DN, ông Nguyễn Quang Bính, Trưởng Ban khai báo hải quan- Vinamilk cho biết, với lưu lượng hàng hóa XNK rất lớn, mỗi năm Vinamilk nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất tiêu thụ nội địa trị giá khoảng 352 triệu USD; số thuế nhập khẩu nộp cho ngân sách nhà nước gần 484 tỉ đồng/năm. Riêng đối với hàng gia công, sản xuất khẩu khẩu mỗi năm Vinamilk nhập khẩu khoảng 60 triệu USD nguyên liệu dùng cho sản xuất xuất khẩu.
Kiến nghị một số nội dung liên quan đến thủ tục hải quan, ông Nguyễn Quang Bính cho biết, việc áp mã HS đối với mặt hàng mới nhập khẩu lần đầu còn vướng. Ông Bính kiến nghị, trường hợp DN nhập khẩu các mặt hàng mới, thực hiện áp mã HS lần đầu chưa phù hợp với kết quả của cơ quan Hải quan và chưa trùng khớp với mã HS của hàng hóa cùng chủng loại, xuất xứ mà các DN đã khai báo, đề nghị cơ quan Hải quan thông tin ngay cho DN và tạo điều kiện cho DN lấy mẫu, giám định xác định chính xác mã hàng, điều chỉnh HS cho phù hợp. Tránh để tình trạng cứ để DN nhập khẩu hàng, sau nhiều năm mới thực hiện kiểm tra, điều chỉnh mã số hàng hóa, truy thu thuế, sẽ gây khó khăn rất lớn cho DN.
Bên cạnh đó, DN cũng kiến nghị, việc phân loại, áp mã HS đối với cùng mặt hàng, cùng xuất xứ, chủng loại nên nhất quán một mã HS chung cho tất cả các DN.
Chia sẻ về kiến nghị của DN, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng cho biết, theo Luật Hải quan năm 2014, trước khi nhập khẩu, thông quan hàng hóa, DN được quyền yêu cầu giám định, phân loại trước đối với hàng hóa. Để thuận lợi, trước khi nhập khẩu mặt hàng mới, Vinamilk gửi trước bộ hồ sơ cho cơ quan Hải quan đề nghị được thực hiện phân loại, xác định trước mã số…
Mỗi năm tốn 7-8 tỷ đồng kiểm tra chuyên ngành
Mặc dù gần 100% hàng hóa XNK của Vinamilk được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, tuy nhiên rào cản lớn hiện nay vẫn là việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành, bởi vì việc kiểm tra còn chồng chéo, chưa phù hợp với phương pháp kiểm tra của các nước tiên tiến dẫn đến phát sinh vướng mắc, chi phí cho DN.
Ông Nguyễn Quang Bính chia sẻ, 95% hàng hóa NK của Vinamilk phải kiểm tra an toàn thực phẩm. Trong đó, có những mặt hàng nhập khẩu chủ lực của DN, như: sữa bột, dầu bơ… có tới 2 cơ quan cùng kiểm tra là Cục Thú y của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm- Bộ Y tế. Các mặt hàng có nguồn gốc từ thực vật, như: cỏ, thức ăn cho bò vừa phải kiểm dịch thực vật, đồng thời vừa phải kiểm dịch thú y của Cục Chăn nuôi…
“Điều đáng chú ý, 20 năm nay, chưa có lô hàng nào của Vinamilk không đạt chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng vẫn phải kiểm tra. Bình quân mỗi tháng Vinamilk tốn khoảng 700 triệu đồng cho chi phí kiểm tra chuyên ngành. Như vậy, mỗi năm tốn khoảng 7-8 tỷ đồng. Đó là chưa kể chi phí phát sinh lưu kho, lưu bãi… do phải chờ đợt kết quả kiểm tra chuyên ngành”- ông Bính cho biết.
Từ thực tế trên, ông Bính kiến nghị, việc kiểm tra chuyên ngành nên quy về một mối, tránh chồng chéo. Đồng thời, xem xét công nhận kết quả kiểm dịch của các nước xuất khẩu tiên tiến. Bởi vì, đối với hàng hóa NK từ các nước tiên tiến, trước khi XK sang Việt Nam DN nước ngoài kiểm tra rất kĩ, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch Health cert. Thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm dịch nên phân luồng dựa trên quản lý rủi ro như phân luồng tờ khai hải quan mà cơ quan Hải quan đang áp dụng, rất thuận lợi và minh bạch.
Chia sẻ với những bức xúc của DN về vướng mắc trong việc kiểm tra chuyên ngành, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng cho biết, đúng là rào cản kiểm tra chuyên ngành đang là một trong những bức xúc của các DN, và cũng là bức xúc của cơ quan Hải quan. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Cục Hải quan TP.HCM đã có nhiều giải pháp hỗ trợ DN, đồng thời có văn bản kiến nghị với Chính phủ, với Đoàn đại biểu Quốc hội nhiều bất cập xung quan việc thực hiện quản lý kiểm tra chuyên ngành tại các cửa khẩu TP.HCM.
Cục Hải quan TP.HCM ghi nhận các kiến nghị của DN để tiếp tục kiến nghị với các cơ quan quản lý, đồng thời mong muốn cùng hợp tác tạo thuận lợi tốt nhất cho hoạt động XNK, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhà báo Lệ Huyền: Tôi sợ nhất là 'bệnh nhạt'
- ·“Hố tử thần” xuất hiện sau cơn mưa!
- ·Dự án khu dân cư Mỹ Phước III (Bến Cát):Gần 5 năm mà người dân vẫn chưa được cấp đất tái định cư?!
- ·Thực trạng nhà tái định cư: Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra
- ·Hội nghị thượng đỉnh Mỹ
- ·Bất động sản TP.HCM: Rầm rộ săn quỹ đất
- ·Thêm nhiều tấm lòng đến với Trung tâm Nhân đạo Quê Hương
- ·Bất động sản TP.HCM: Chung cư xuống cấp thổi bùng mâu thuẫn chủ đầu tư
- ·Nhận định 90% người Việt đang phải dùng gạo 'bẩn' là không có căn cứ và không công bằng
- ·Đống rác giữa khu dân cư!
- ·Bộ Công thương lên tiếng về việc thương lái Trung Quốc ‘thao túng’ thị trường hồ tiêu
- ·Công trình xây dựng làm ảnh hưởng đến bất động sản liền kề phải bồi thường
- ·Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng
- ·Lạ đời phương pháp “xông tai”!
- ·6 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trước dịch Covid
- ·Bất động sản TP.HCM: Khu Nam chuyển mình
- ·Xe cổ trên đại lộ Bình Dương
- ·Tiêu điểm đầu tư năm 2018: Căn hộ văn phòng (SOHO)
- ·Hà Nội: 1.448 thủ tục hành chính đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
- ·Giải mã cơn sốt gom mua đất bằng mọi giá của người Việt